Vì sao giữ bằng lái xe ba tháng

Tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe là hai biện pháp được sử dụng trong xử lý vi phạm luật giao thông đường bộ và đương nhiên đây là hai biện pháp hoàn toàn khác nhau. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ sự khác nhau này, nếu không may bị “tuýt còi” và phải lãnh một trong hai “án phạt” này thì bác tài nên làm gì, mời mọi người theo dõi chi tiết ở bài chia sẻ sau.

Vì sao giữ bằng lái xe ba tháng

Những điều cần biết về tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe

Tiêu chí Tước Giấy phép lái xe Tạm giữ Giấy phép lái xe
Bản chất

(Khái niệm)

Căn cứ theo Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền Căn cứ theo khoản 2 Điều 78 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tạm giữ GPLX Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt
Trường hợp áp dụng Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, hình thức xử phạt Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:

♦ Giấy phép lái xe;

♦ Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện;

♦ Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.

Thời hạn áp dụng Thời hạn tước quyền sử dụng GPLX dao động từ 1 – 24 tháng tính từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực tuỳ vào mức độ vi phạm của tài xế;

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm giữ GPLX trong thời hạn tước quyền sử dụng của người vi phạm.

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.

Hậu quả Cá nhân, tổ chức bị xử phạt sẽ không được lái xe tham gia giao thông trong thời gian tước quyền sử dụng GPLX Việc tạm giữ GPLX không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Do đó, cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời hạn bị tạm giữ GPLX.

Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản mà người vi phạm vẫn chưa đến giải quyết nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt với hành vi lái xe không có GPLX.

Khi nào bác tài sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Thực tế, tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

Vì sao giữ bằng lái xe ba tháng

“ Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8  Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”. Vậy có nghĩa là, trong các trường hợp bác tài vi phạm Luật và bị xử phạt hành chính thì lực lượng chức năng có quyền và có thể sẽ tạm giữ giấy phép lái xe của mọi người, và nếu không mang theo giấy tờ thì rất có thể bạn sẽ bị tạm giữ phương tiện.

Về các trường hợp bác tài có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô thì sẽ được chia ra theo từng mức độ nghiêm trọng của lỗi:

– Bị tước GPLX 1 tháng gồm: lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, lỗi tuân theo các quy định trên đường cao tốc, điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ trên 20- 35 km/h

– Bị tước GPLX 2 tháng gồm: xe chạy trong hầm đường bộ không có đèn, không nhường đường, cản trở xe ưu tiên, điều khiển phương tiện gây tai nạn nhưng không dừng lại, vượt ở các đoạn cấm vượt,..

– Bị tước GPLX 4 tháng gồm: người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, gây tai nạn giao thông, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ và một số trường hợp nguy hiểm khác.

Có thể thấy,  giữa tạm giữ giấy phép lái xe và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là hoàn toàn khác nhau, đặc biệt khi bị tạm giữ bạn vẫn có thể lưu thông trên đường bình thường. Bác tài cần lưu ý những điều này để có thể chấp hành đúng các quy tắc, quy định và đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia giao thông.

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Mục lục bài viết

  • 1. Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không ?
  • 2. Trách nhiệm bồi thường của người đã thành niên khi xảy ra tại nạn giao thông ?
  • 3. Hai bên có quyền tự hòa giải khi bị tai nạn giao thông ?
  • 4. Mức bồi thường khi bị va chạm giao thông?
  • 5.Tư vấn về quy định của luật giao thông đường bộ?

1. Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề sau mong luật sư tư vấn. Ngày 17/07 tôi điều khiển xe tải vận chuyển hàng hóa thì bị phạm luật giao thông và bị giữ lại giấy phép lái xe và có giấy hẹn để xử lí vi phạm. Ngày 18/07 tôi lại bị bắt vì chở hàng vượt chiều cao và không có giấy phép lái xe. Theo tôi được biết nếu trong thời gian chờ xử lí thì giấy hẹn ngày 17/07 của tôi có thể thay cho giấy phép lái xe. vậy công an GT có quyền phạt tôi về tội điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe không ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CPxử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt có quy định:

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhất năm 2022

“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện giao thông được điều khiển phương tiện khi không có Giấy phép lái xe là trong trường hợp Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trong thời hạn chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trường hợp của bạn, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe của bạn quy định là bao nhiêu ngày sẽ được trả lại thì trong thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe bạn vẫn có thể điều khiển phương tiện giao thông vì giấy hẹn giải quyết hành vi vi phạm hành chính của bạn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị thu hồi. Tuy nhiên, nếu sau thời hạn đó mà bạn vẫn chưa đến cơ quan chức năng để giải quyết hành vi vi phạm của mình mà bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt hành vi của mình đó là điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ.

2. Trách nhiệm bồi thường của người đã thành niên khi xảy ra tại nạn giao thông ?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Người trên 18 tuổi không có tài sản khi vi phạm luật giao thông bị chết thì có phải bồi thường cho người bị thiệt hại không?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.N

Trả lời:

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị đổi cấp lại giấy phép lái xe mới nhất năm 2022

Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:

"1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường."

Điều 637 BLDS 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

"1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân."

Theo quy định của pháp luật thì người trên 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu chết thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Như vậy, trong trường hợp này, người chết không tài sản để chia nên những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật cũng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Do đó, họ không có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trân trọng ./.

3. Hai bên có quyền tự hòa giải khi bị tai nạn giao thông ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi bị tai nạn giao thông, hai bên đồng ý hòa giải dân sự thì có bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm gì không?

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép sửa nhà ở năm 2022 như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người gửi: Ninh

Trả lời:

Khoản 1 điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại.

Điều 4 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

"Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật."

Như vậy, về nguyên tắc, bất cứ người nào tham gia giao thông và vi phạm các quy định về giao thông đường bộ đều bị xử lý.

Trong trường hợp này, mặc dù bạn và bên kia có đồng ý hòa giải nhưng vẫn bị xử phạt.

>> Xem thêm: Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi xử phạt ra sao ? Bao nhiêu tuổi thì được lái xe

4. Mức bồi thường khi bị va chạm giao thông?

Chào Luật sư Luật Minh Khuê, em có câu hỏi mong được tư vấn như sau: Hôm qua em điều khiển xe máy từ trên cầu xuống bị 1 ô tô 4 chỗ ép vào khiến em bị kéo lê 19m, sau đó ô tô bỏ chạy và bị người dân truy đuổi bắt được đưa về trạm cảnh sát giao thông. Lái xe ô tô khi đó đang trong tình trạng say rượu nặng.

Em bị thương nặng ở 2 tay và chân trái, hông bị đau ko cử động được, xe bị hỏng nặng. Em muốn hỏi:

1. Em được bồi thường về người và tài sản như thế nào?

2. Những ngày em nằm bệnh viện không đi làm nuôi con được thì có được bên gây tai nạn chi trả khoản tiền đó không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam (mẫu số 1)

Thứ nhất, về tài sản

Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường tài sản bị xâm hại như sau:

"Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định."

Theo đó bạn sẽ được bồi thường về việc chiếc xe bị hỏng, mức bồi thường này có thể do hai bên thỏa thuận dựa trên cơ sở chi phí sửa chữa chiếc xe.

Thứ hai, xử lý việc thiệt hại về người

Điều 590 quy định về chi phí bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại như sau:

"Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

..."

Về cách tính chi phí bồi thường trong trường sức khỏe bị xâm hại được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 03 năm 2016 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

"1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

..."

Bạn căn cứ vào quy định trên tính mức bồi thường cụ thể trong trường của mình tùy thuộc chi phí khám chữa bệnh và thu nhập thực tế của bạn.

>> Xem thêm: Các trường hợp phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy ? Thủ tục xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy ?

Thứ ba, về câu hỏi những ngày em nằm bệnh viện không đi làm nuôi con được thì có được bên gây tai nạn chi trả khoản tiền đó không, thì khoản tiền này chính là chi phí bồi thường đối với thu nhập thực tế bị mất của bạn theo quy định ở trên.

5.Tư vấn về quy định của luật giao thông đường bộ?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một thắc mắc về Điều 13, Luật giao thông đường bộ mong các luật sư giải đáp như sau:

1. Điều 13, mục 2 áp dụng chỉ cho đường một chiều hay là một chiều đi. Có áp dụng cho 1 chiều đi của đường đôi không?

2. Ví dụ cụ thể là quốc lộ 20 mới, là đường đôi, Có vạch liền 10cm ở giữa, mỗi chiều có 2 làn phân cách bằng vạch liền 20cm (vạch 1.2 QCVN41). Công an phạt xe máy đi lấn làn bên trái có đúng không. Đường này không có biển 412, có vạch liền 20cm phân cách xe có động cơ và không động cơ, vậy đúng ra xe máy phải đi làn bên trái đúng không ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.X.H

>> Xem thêm: Quy định về giấy phép lao động của người nước ngoài

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1/ Về quy định tại Điều 13, Luật giao thông đường bộ 2008:

Khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ có nêu như sau:

"Điều 13. Sử dụng làn đường

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái".

Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 là áp dụng cho "đường một chiều". Khái niệm đường một chiều được quy định tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2012/BGTVT thì "Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều".

Quy định về đường đôi được quy định tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2012/BGTVT như sau: "Đường đôi là đường chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng những giải phân cách hoặc vạch dọc dọc liền". Như vậy đường đôi thuộc loại đường được áp dụng tại khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ:

"1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn".

>> Xem thêm: Các trường hợp xây nhà phải xin giấy phép xây dựng và các trường hợp không phải xin phép xây dựng ?

2/ Về việc cảnh sát giao thông xử phạt có đúng không?

Theo quy định tại mục H.2 và H.3 Phụ lục H của QCVN 41:2012/BGTVT, ý nghĩa sử dụng các vạch tín hiệu giao thông nằm ngang trên đường có tốc độ từ 60 km/h trở xuống như sau

− Vạch liền nét màu trắng, rộng 10 cm kẻ trên đường có cường độ giao thông lớn hơn 1.000 xe/ngày đêm: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.

− Vạch liền nét màu trắng, rộng 20 cm: Xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ hoặc lề đường trên các trục đường, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết.

Vạch liền nét trắng rộng 20 cm như bạn nêu trên là để xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ. Nếu không có biển 412 (biển dùng để cho biết làn đường dành riêng cho từng loại xe và các xe phải đi) thì về nguyên tắc, theo khoản 3 Điều 13 Luật giao thông đường bộ: "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải". Như vậy xe cơ giới chạy với tốc độ cao đi làn đường bên trái, xe thô sơ đi với tốc độ thấp hơn thì đi làn đường phía trong bên phải. Xe của bạn là xe mô tô, tức là xe cơ giới nên sẽ đi trong làn đường phía bên trái. Việc công an xử phạt vi phạm với lỗi đi lấn làn đường như vậy là sai.

Ý kiến bổ sung:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ : QCVN:41-2012/BGTVT ban hành theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường phố.

Trước tiên để trả lời câu hỏi của bạn thì cần làm rõ các khái niệm : đường một chiều, đường đôi

Theo quy chuẩn kỹ tuật quốc gia về báo hiệu đượng bộ các mục 3.9 và 3.11 nêu rõ :

3.9. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.

>> Xem thêm: Danh mục hàng hóa cần có giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu

3.11. Đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).

Thứ nhất : Điều 13 mục 2 áp dụng cho loại đường nào ?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định tại Điều 13 mục 2 như sau :

Điều 13. Sử dụng làn đường

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Như vậy ở khoản 2 điều 13 luật giao thông 2008 chỉ áp dụng cho đường một chiều

Thứ 2 : xe máy đi trên làn bên trái trên đường một chiều đúng hay sai ?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định :

Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Như vậy trong trường hợp đường đôi không có biển báo hiệu làn đường thì các phương tiện có thể đi vào bất kì làn đường nào. nhưng chỉ được phép đi trong một làn đường và chuyển làn ở những nơi cho phép.

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ mới 2022

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật MInh Khuê