Vì sao châu phi cấm nhựa

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Khoảng 4,4 triệu tấn là số lượng rác thải nhựa bị vứt xuống các vùng biển và đại dương xung quanh châu Phi mỗi năm, đe dọa nghiêm trọng sự sống dưới nước cũng như tạo ra một tấm thảm độc hại trên mặt nước.

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời ông Mohamed Atani, chuyên viên truyền thông khu vực châu Phi của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết chất thải nhựa nói riêng và việc quản lý chất thải nói chung là một vấn đề thực sự nhức nhối tại lục địa này và hiện đang là mối hiểm họa nhãn tiền đối với sức khỏe con người.

Theo ông Atani, phần lớn các chất thải nhựa đổ ra biển là do con người thải ra từ những hoạt động và sinh hoạt thường ngày và trong đó đa số là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, ông Atani cũng cho biết nhằm bảo vệ môi trường, một số nước châu Phi như Maroc, Rwanda và Kenya đã đi tiên phong trong việc cấm sử dụng túi nilon tại siêu thị.

[ILO kêu gọi hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần]

Theo công bố của Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy, 90% lượng rác thải trôi nổi trên biển là rác thải nhựa gồm vỏ bánh kẹo, chai lọ nhựa, túi nilon, thìa, dĩa, ống hút. Trong số đó, 70-80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ đất liền, của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ven biển, xả thẳng ra sông, ra biển, không qua xử lý. Theo ước tính của các chuyên gia, đến năm 2050, trên thế giới sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất và một phần lớn trong số đó sẽ kết thúc ở các đại dương nơi mà chúng sẽ "trôi nổi" trong nhiều thế kỷ. Như vậy, theo một kịch bản xấu nhất mà Ocean Conservancy và Công ty Tư vấn McKinsey dự báo, tới năm 2025, cứ có 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa trên đại dương.

Điều đáng sợ là khi đã lọt ra biển, rác thải nhựa có thể cần tới hơn 400 năm để phân hủy. Khi đó, rác thải nhựa không chỉ gây thiệt hại về môi trường, mà còn gây tổn thất lớn cho cả kinh tế lẫn sức khỏe người dân. Người ta ước tính, mỗi năm chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng Trái Đất, và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước khi tiêu hủy hoàn toàn./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự mới

    Trong nước - Theo Chinhphu.vn - 16:37 05/06/2022

    Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã có quyết định chỉ định hai đồng chí Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM và đồng chí Lê Thị Hờ Rin, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM, nhiệm kỳ 2020-2025.

  • NOAA phát hiện vị trí lý tưởng để giám sát khí thải CO2

    Thế giới - Mai Đan - 22:33 04/06/2022

    (TN&MT) - Ngày 3/6, các nhà khoa học của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Viện Hải dương học Scripps của Đại học California, San Diego đã công bố lượng carbon dioxide đo được tại Đài quan sát Đường cơ sở...

  • Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5

    Trong nước - Khương Trung – Thanh Tùng - 22:29 04/06/2022

    Thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 chiều 4/6 về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết: Tiếp nối đà phục hồi và phát...

Nếu từ trên máy bay nhìn xuống mặt đất, nhiều người sẽ không khỏi sốc khi nhìn thấy những dòng sông “phủ” đầy túi nylon, chai nhựa... ở một số nước châu Phi. Thế nhưng, sang tới địa phận của Rwanda, hình ảnh này sẽ không xuất hiện nữa.

  • Nỗi đau và những ký ức kinh hoàng của nạn diệt chủng ở Rwanda

Trong khi cảm giác bất ngờ chưa kịp qua đi, tiếng cô tiếp viên hàng không vang lên: "Thưa quý khách, máy bay sắp hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kigali. Chúng tôi nhắc nhở quý vị rằng, túi nhựa không phân hủy sẽ không được phép sử dụng ở Rwanda".

Thông báo trên khiến những hành khách lần đầu đến Rwanda ngạc nhiên. Thế nhưng, lúc đó họ chưa tin lắm. Chỉ đến khi xuống máy bay làm thủ tục check out thì họ mới tin lời cảnh báo là thực. Một du khách tay cầm chiếc túi đựng mua ở cửa hàng miễn phí tỏ ra khá bối rối khi một nữ cảnh sát đề nghị anh bỏ chiếc túi đó vào trong thùng tái chế. “Chẳng còn cách nào khác, vì luật ở đây là thế”, vị khách nói.

Thủ đô Kigali của Rwanda sạch bóng rác thải nhựa (ảnh: rwandadiasporagermany.com) và một biển báo cấm túi nhựa sử dụng một lần ở Rwanda (ảnh nhỏ - ảnh: antaranews.com).

Từ năm 2004, Rwanda đã nghiêm cấm việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng túi nhựa polythene. Kể từ đó, chính quyền Kigali đã không đi chệch đường hướng này. Với mục đích trở thành một “Singapore của châu Phi”, vùng đất của hàng nghìn quả đồi là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nylon, chai nhựa, bông ngoáy tai... gây ô nhiễm cảnh quan, không khí, sông và đại dương.

Theo tờ Liberation, ở Rwanda, người ta không sử dụng túi nylon trong các cửa hàng hay chợ. Thay vào đó, người bán hàng sẽ dùng túi giấy để gói hàng. Luôn luôn có một nhân viên giám sát việc thực hiện trên. Kết quả là đường phố, lề đường, làng xã sạch sẽ đáng ngạc nhiên.

Hiện nay, Rwanda chỉ cho phép sử dụng túi nhựa rất dày, có thể tái sử dụng trong nhiều năm. Các nhân viên hải quan luôn tăng cường công tác chống nhập lậu các sản phẩm nhựa dùng một lần nhập khẩu từ nước Congo láng giềng. Nhà chức trách cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra các cửa hàng nhỏ để xem chủ cửa hàng có chấp hành quy định về việc sử dụng túi giấy hay không.

Người vi phạm sẽ bị phạt vài trăm USD, nặng hơn có thể phải đóng cửa hàng. Nếu muốn mở lại cửa hàng, người chủ cửa hàng phải viết  thư xin lỗi công khai. Ngược lại, nếu tái phạm, người đó có nguy cơ nhận mức phạt đến 6 tháng tù giam.

Nhưng về mặt sinh thái, việc áp dụng những chế tài trên vẫn chưa đủ. Để thực hiện được mục tiêu trở thành “Singapore của châu Phi”, Rwanda còn thường xuyên phát động chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại các trường học, doanh nghiệp và giới truyền thông; kêu gọi các tổ chức xã hội thu gom chất thải.

Bên cạnh đó, Luật 3R Reduce-Reuse-Recycle (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế cũng chính thức có hiệu lực, góp phần làm giảm lượng rác thải gây độc hại cho môi trường.

Không chỉ là túi nylon, các công ty cũng được khuyến khích loại bỏ các bao bì không cần thiết, ngoại trừ trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như các ngành công nghiệp dược phẩm hoặc bệnh viện.

Nhưng mối lo ngại lớn nhất của những nhà chức trách chính là cách xử lý túi nylon sau khi sử dụng như thế nào. Hầu hết rác thải nhựa thu về sẽ được đem đốt, giải phóng những chất thải độc hại vào không khí, hay khiến cho hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn. Biết rằng mình còn thiếu những cơ sở cơ bản để quản lý chất thải nhựa, Rwanda đã nghĩ ra một chiến lược thông minh để biến lệnh cấm này thành một cú hích cho nền kinh tế.

Theo đó, nhà chức trách đã khuyến khích những công ty trước đây từng sản xuất túi nylon chuyển sang tái chế chúng bằng việc đem lại những ưu đãi về thuế. Chính sách này cũng tạo ra một thị trường cho những túi đựng thân thiện với môi trường, vốn gần như không hề có mặt tại quốc gia này trước lệnh cấm.

Người dân Rwanda tuần hành kêu gọi cộng đồng chung tay giải quyết tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra ngày 3-6 vừa qua. Ảnh: newtimes.co.rw.

Bên cạnh việc xử lý rác thải nhựa, năm 2017, Rwanda đã khai trương nhà máy tái chế và tháo dỡ rác thải điện tử đầu tiên nhằm bảo vệ quốc gia châu Phi này khỏi ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và tạo thêm việc làm xanh. Nhà máy nằm tại huyện Bugesera, thuộc tỉnh Eastern này sẽ tái chế toàn bộ đồ điện, vốn bị xem là mối đe dọa nghiêm trọng với môi trường.

Không chỉ bảo vệ môi trường, nhà máy này còn giúp chính phủ tiết kiệm hàng tỷ franc một khi các nguyên liệu điện tử này được tháo dỡ và tái sử dụng.

Với những chính sách trên, trong hơn một thập niên qua, Rwanda đã nâng cao nhận thức về lợi ích của việc không sử dụng túi nylon nhằm duy trì môi trường trong lành.

Nhân Ngày Môi trường thế giới (5-6), ngày 3-6 vừa qua, một cuộc tuần hành đã diễn ra tại thủ đô Kigali của Rwanda nhằm kêu gọi người dân cùng chung nỗ lực giải quyết tình trạng ô nhiễm do đồ nhựa gây ra. Cuộc tuần hành mang tên "Chống ô nhiễm đồ nhựa" là cơ hội lớn để chứng minh cam kết của nước này trong việc cải thiện sức khỏe cho người dân và môi trường bằng cách chấm dứt việc sử dụng túi nhựa dùng một lần, đồng thời giải quyết vấn nạn rác thải nhựa.

Tổng Giám đốc Cơ quan quản lý môi trường Rwanda (REMA) Coletha Ruhamya kêu gọi người dân nói "Không" với các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, cốc, đĩa và chai lọ..., và sử dụng các sản phẩm thay thế bằng vật liệu thân thiện với môi trường và lâu bền hơn.

Yên Bình

Video liên quan

Chủ đề