Vi phạm bản quyền là vi phạm gì năm 2024

Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ bảo vệ tài sản trí tuệ của mỗi cá nhân, hay các tổ chức, doanh nghiệp về một tác phẩm hay một sản phẩm độc quyền nào đó.

Hành vi vi phạm quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ diễn ra thường xuyên và đang là vấn đề phức tạp ở nước ta trong những năm vừa qua. Do vậy, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn.

Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả

1. Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được thực hiện có hiệu lực từ ngày 1.7.2006 là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và bảo hộ các quyền đó.

Sơ đồ tài sản trí tuệ quy định trong quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sau:

  • Quyền tác giả:

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do chính mình sáng tác ra hoặc sở hữu.

  • Quyền liên quan đến quyền tác giả:

Là quyền của các cá nhân, các tổ chức đối với cuộc biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình, các chương trình phát sóng hay các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

  • Quyền sở hữu công nghiệp:

Là quyền của các cá nhân, các tổ chức đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế mạch bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình tạo ra và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

  • Quyền đối với giống cây trồng:

Là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các giống cây trồng do mình chọn tạo hoặc phát triển.

  • Tên thương mại: Tên gọi của các tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể khác trong cùng một lĩnh vực.

Bất kì hành vi xâm phạm nào đối với các đối tượng được nêu trong luật bản quyền và sở hữu trí tuệ đều được coi là hành vi vi phạm, đều chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Cụ thể hành vi vi phạm luật bản quyền và sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch bán dẫn…
  • Hành vi xâm phạm tên nhãn hiệu, tên thương hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, cạnh tranh không lành mạnh.
  • Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.
  • Hành vi vi phạm bản quyền với các giống cây trồng
  • Hành vi vi phạm tên thương mại của các công ty, tổ chức khác.

Do đó, các cá nhân, tổ chức kinh doanh cần nghiên cứu kĩ luật bản quyền và sở hữu trí tuệ để bảo vệ cho thương hiệu của mình đồng thời tránh hành vi vi phạm đến thương hiệu độc quyền của công ty, tổ chức khác. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, cùng nhau phát triển.

Tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định 16 hành vi được xem là hành vi vi phạm bản quyền tác giả. Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện một trong các hành vi trên thì tùy vào mức độ và tính chất của hành vi mà có thể bị xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Các hành vi vi phạm bản quyền tác giả.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  2. Mạo danh tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
  7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
  8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
  9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Các hành vi vi phạm bản quyền tác giả.

Xử lý các hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự

Khi tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả của chủ thể quyền và bị khởi kiện ra tòa án dân sự thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp sau:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;
  5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, trong quá trình tố tụng, nếu thấy cần thiết Tòa án còn có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

  • Thu giữ;
  • Kê biên;
  • Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
  • Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ bảo vệ trước các hành vi vi phạm bản quyền tác giả, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:

Chủ đề