Ví dụ về kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi

MƯỜI CÁCH THỨC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THINK-PAIR-SHARE

Think-Pair-Share/ T-P-S (Suy nghĩ- Bắt cặp- Chia sẻ) là cách học mang tính hợp tác. Theo đó, trẻ sẽ học cách xử lý mọi vấn đề qua ba bước. Đầu tiên, trẻ sẽ suy nghĩ độc lập vấn đề được nêu ra, tự hình thành ý tưởng của mình. Sau đó, trẻ sẽ được ghép cặp với nhau để thảo luận những ý tưởng vừa có. Cuối cùng, trẻ sẽ chia sẻ ý tưởng vừa thảo luận với nhóm lớn hơn.

Tất cả học sinh đều cần thời gian để xử lý những ý tưởng và thông tin mới. Họ đặc biệt cần thời gian để biểu đạt bằng lời nói những hiểu biết của mình với mọi người xung quanh. Nói cách khác, trẻ cần trò chuyện.

Vấn đề là, đôi khi thật khó để duy trì chủ đề được nêu mà không có sự hướng dẫn. Đó là lý do tại sao chỉ những buổi thảo luận có cấu trúc rõ ràng mới thực sự phù hợp với trẻ nhỏ, dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Mười kỹ thuật nêu ra dưới đây  (và một chút sắp đặt có mục đích) vượt  xa các phương pháp T-P-S truyền thống để mang đến cho người học cơ hội để hiểu sâu hơn trong khi thực hành bằng lời nói.

  1. Gấp đôi phương pháp T-P-S:

Kỹ thuật này rất thích hợp để kết nối và tạo ra nhiều ý tưởng cho một chủ đề.Lưu ý: Đảm bảo học sinh có đầy đủ giấy bút

  • Sắp xếp học sinh thành từng cặp (Theo lựa chọn của học sinh hoặc giáo viên)
  • Đặt những câu hỏi mà có thể nhiều câu trả lời. Ví dụ, những cách để khiến trường học khang trang và sạch đẹp?
  • Tạm dừng để suy nghĩ
  • Các cặp học sinh sử dụng phương pháp T-P-S truyền thống, suy nghĩ nhiều ý tưởng nhất có thể trong khoảng thời gian định trước và viết lại những ý tưởng đó trên một mẩu giấy.
  • Sau thời gian quy định, mỗi cặp sẽ tìm những cặp khác để chia sẻ câu trả lời. Khi cặp thứ nhất đọc to câu trả lời của mình, cặp thứ hai sẽ thêm vào những ý tưởng mới hoặc đặt dấu kiểm bên cạnh những mục mà họ có suy nghĩ tương tự. Cặp thứ hai sau đó tiếp tục chia sẻ câu trả lời còn thiếu trong danh sách của cặp một.
  1. Hoà trộn – Ghép đôi – Chia sẻ:

Đây là một hoạt động tuyệt vời khuyến khích học sinh di chuyển và tương tác với tất cả các bạn trong lớp.

  • Học sinh sẽ âm thầm hoà nhập xung quanh lớp học khi nhạc được bật lên
  • Khi nhạc dừng, mỗi học sinh sẽ tìm một bạn đồng hành ở gần minh (không chạy quanh phòng để tìm những người bạn thân). Sau đó, cùng nhau giơ cao tay để xác nhận.
  • Khi tất cả học sinh đã tìm được bạn đồng hành, giáo viên sẽ đặt câu hỏi và cho phép thời gian suy nghĩ. Ví như: Cho ví dụ về năm số nguyên tố hay kể tên ba loại côn trùng khác nhau.
  • Khi đến lượt, một thành viên trong cặp sẽ chia sẻ và mọi người cùng lắng nghe.
  • Hai thành viên đổi vai trò cho nhau.
  • Sau khi cả hai đã có cơ hội phát biểu (giáo viên sẽ phải theo dõi điều này, dựa trên độ sâu của câu hỏi), âm nhạc lại bắt đầu, học sinh lại hoà vào nhau, khi nhạc sinh, các em sẽ tìm một bạn bạn đồng hành mới và giáo viên lại tiếp tục đặt câu hỏi…
  • Lặp lại cho mỗi câu hỏi

Giấy nhớ rất thích hợp cho việc động não, ôn tập và mở rộng tư duy. Đây cũng là một cách tuyệt vời để học sinh giảng giải và học hỏi lẫn nhau. Phương pháp này vận dụng tốt nhất khi học sinh được ngồi thành các bàn nhóm nhỏ. Lưu ý: Cung cấp sẵn giấy nhớ cho mỗi bàn.

Giáo viên đặt ra câu hỏi, giới hạn thời gian và cho học sinh một  khoảng thời gian để suy nghĩ trước khi viết. Ví dụ, trong 2 phút, em có thể viết ra bao nhiêu phép tính cho kết quả bằng 23, hay trong vòng 45 giây, hãy viết ra càng nhiều tính từ càng tốt.

Mỗi học sinh viết ra nhiều nhất những câu trả lời mà mình có thể nghĩ được ra một tờ giấy nhớ và dán nó lên mặt bàn.

Mục tiêu là tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt và vào cuối mỗi vòng, học sinh sẽ xem lại ý tưởng của nhau

Trong hoạt động này, học sinh sẽ đóng vai trò, một là giáo viên, một sẽ là học sinh chăm chú lắng nghe. Giải thích định nghĩa là một kĩ năng khó, cần rèn luyện nhiều và báo cáo thông tin sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng ghi chú.

  • Học sinh sẽ làm việc theo cặp, một học sinh là Thầy tu (người nói), Con chiên (người còn lại) lắng nghe và viết lại.
  • Đưa ra câu hỏi và cho người nói một chút thời gian suy nghĩ. Ví dụ: Giải thích nguyên lý hoạt động của con quay nước.”
  • Khi giáo viên nói:”Bắt đầu”, người nói sẽ giải thích rõ ràng vấn đề cho người nghe.
  • Người nghe viết lại quan điểm của người nói ra giấy
  • Khi thời gian kết thúc, hai người đổi vị trí cho nhau và bắt đầu câu hỏi mới.
  1. Sắp xếp lồng nhau hay song song:
  • Sắp xếp học sinh thành cặp (tuỳ ý)
  • Một người từ mỗi cặp sẽ di chuyển và tạo thành vòng tròn đứng hướng ra ngoài.
  • Các thành viên còn lại tìm và đứng đối mặt với bạn mình, hình thành vòng tròn bên ngoài.
  • Đặt câu hỏi để người còn lại trả lời. Ví du: ba đặc điểm của loài bò sát? Người đứng trong sẽ trả lời và người đứng ngoài lắng nghe.
  • Giáo viên sẽ yêu cầu tạm dừng để suy nghĩ, sau đó gợi ý học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình.
  • Tiếp theo, hai bên sẽ đổi vị trí cho nhau. Khi đã kết thúc một lượt vừa hỏi, vừa trả lời, các học sinh bên ngoài sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ để ghép đôi với các học sinh mới
  • Lặp lại quá trình này với những câu hỏi mới.

Hoạt động này rất hiệu quả để ôn lại bài cũ theo những cách mới, đồng thời cũng thích hợp để xây dựng nhóm hay làm quen bạn mới. Có thể sử dụng cách này để vấn đáp về các khái niệm toán học, kết quả thí nghiệm, bài tập ngữ pháp, tóm tắt…

  • Cung cấp cho mỗi học sinh một bảng nhỏ để trả lời câu hỏi.
  • Giống như phương pháp 3, các học sinh sẽ di chuyển và tìm kiếm câu trả lời xung quanh lớp học.
  • Người thứ nhất sẽ hỏi và người thứ hai sẽ đưa ra câu trả lời để điền vào bảng của người thứ nhất. Hai người sau đó sẽ chuyển đổi vai trò.
  • Sau khi cả hai học sinh đã hỏi và trả lời một câu hỏi, các em sẽ chia tay và tìm kiếm đối tác mới.
  • Học sinh sẽ di chuyển cho đến khi tất cả các hỏi trên bảng tính đã điền vào. Sau đó, các em trở lại chỗ ngồi cho đến khi mọi người kết thúc.
  • Khi trở lại cùng nhóm bàn của mình, các đội so sánh câu trả lời. Nếu có sự khác biệt giữa các câu trả lời, các em có thể giơ tay và yêu cầu giáo viên giải thích.

Hoạt động này là một trong những cách tuyệt vời. Các em có thể trả lời, không chỉ một, mà nhiều hơn một câu hỏi. Có những câu hỏi có thể lặp lại nhiều lần để củng cố kiến thức.

  • Chuẩn bị thẻ đánh giá với câu hỏi và câu trả lời. (Việc này nghe có vẻ tốn thời gian, nhưng có thể đơn giản hoá bằng cách cắt bảng đánh giá thành các thẻ riêng lẻ hoặc để học sinh tham gia vào việc chuẩn bị thẻ).
  • Phát thẻ đánh giá cho mỗi học sinh.
  • Học sinh sẽ đứng và di chuyển xung quanh, tìm kiếm đối tác.
  • Khi kết hợp, người thứ nhất sẽ hỏi người thứ hai câu hỏi trên thẻ câu hỏi. Người thứ hai sẽ trả lời. Nếu câu trả lời đúng, họ sẽ được khen ngợi. Nếu không, người thứ nhất sẽ gợi ý học đến khi câu trả lời đúng.
  • Học sinh chuyển đổi vai trò và lặp lại quá trình hỏi-đáp.
  • Sau khi đã hỏi-đáp, học sinh đổi thẻ và tìm các bạn mới cho đến khi giáo viên thông báo kết thúc.

Lưu ý: 3 hoạt động cuối cùng hoạt động tốt nhất nếu học sinh được ngồi trong nhóm 3 đến 4 người.

Một lần nữa, giáo viên sẽ cần chuẩn bị thẻ câu hỏi và câu trả lời. Mỗi học sinh cũng sẽ một bảng xoá, bút đánh dấu, giấy và bút chì. Giải thích rõ về thời gian để các em không cảm thấy lo lắng và bức bối. Chỉ định một học sinh làm nhóm trưởng của mỗi bàn.

  • Có thẻ câu hỏi cùng câu trả lời xếp chồng lên bàn.
  • Nhóm trưởng rút thẻ hàng đầu và cùng bàn luận với các thành viên còn lại về câu hỏi trên thẻ.
  • Nhóm trưởng sẽ để các thành viên suy nghĩ, sau đó đếm đến 10, khi thời gian kết thúc, các bạn sẽ ngừng bút.
  • Sau đó, mỗi cá nhân viết ra câu trả lời của mình, rồi úp xuống mà không để lộ cho người khác biết.
  • Nhóm trưởng sẽ nói: “ Nhanh tay, nhanh tay.” Mỗi học sinh sẽ lật mặt tờ giấy và cho những người khác thấy câu trả lời của mình.
  • Cả nhóm sẽ thảo luận về những câu trả lời được đưa ra. Nếu tất cả đều giống nhau, nhóm trưởng sẽ xác minh câu trả lời đúng. Nếu có câu trả lời khác nhau, các học sinh thảo luận về điểm khác biệt và cố gắng đi đến thống nhất về một câu trả lời. Nhóm trưởng (người có câu trả lời) có thể gợi ý, nhưng không trực tiếp nói ra câu trả lời.
  • Đối với vòng tiếp theo, vai trò của nhóm trưởng chuyển đổi sang người bên phải và quy trình lặp lại. Tiếp tục cho đến khi tất cả các thẻ được hỏi và trả lời.

Đây là một hoạt động thú vị để viết sáng tạo và tóm tắt câu chuyện. Mỗi học sinh cần một mảnh giấy và bút chì của riêng mình.

  • Giáo viên sẽ nói hoặc viết ra một câu mở đầu. Ví dụ: Nếu bạn ăn một cái bánh,…. hay Ngày xửa ngày xưa…
  • Yêu cầu học sinh viết lại ra giấy và hoàn thành câu với ý tưởng của riêng mình.
  • Sau đó, học sinh sẽ chuyển giấy của mình cho các bạn bên cạnh trong nhóm
  • Tiếp theo, các em sẽ đọc lại câu văn và viết câu tiếp theo lên cùng trang giấy đó.
  • Một lần nữa, tờ giấy lại được chuyển tiếp.
  • Sau một vài lượt như vậy, sẽ có những câu chuyện hay bản tóm tắt tốt nhất. Hãy để thời gian đọc lại bài viết lần cuối để chỉnh sửa và kết luận sau đó chia sẻ với cả lớp.

Mỗi thành viên trong nhóm phải hợp tác và tham gia để nhóm thành công. Hoạt động này được vận dụng tốt nhất khi chỉ có một đáp án cho mỗi câu hỏi. Mỗi đội cần một bảng trắng và một bút đánh dấu.

  • Yêu cầu thành viên các nhóm đánh số từ một đến bốn.
  • Thông báo câu hỏi và giới hạn thời gian. VD: Làm phép tính 54+12-48? Các em có 20s. Ba đặc điểm của hình chữ nhật là gì? Các em có 40s?
  • Thành viên các nhóm sẽ tụ lại với nhau để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Yêu cầu học sinh nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến nhóm khác.
  • Khi thời gian kết thúc, một học sinh sẽ đại diện ghi đáp án lên bảng trắng và giơ lên để cả lớp cùng nhìn.
  • Các nhóm sẽ cùng tranh luận để đưa ra kết quả cuối cùng.

Video liên quan

Chủ đề