Vai trò của tư vấn pháp luật đất đai dưới khía cạnh quản lý nhà nước

Pháp luật về đất đai bao gồm: tổng hợp nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Tuy nhiên, các văn bản này được cập nhật, thay đổi liên tục, đôi khi có sự chồng chéo lẫn nhau dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng.

Người dân thường phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về một vấn đề, thậm chí vẫn không thể hiểu được quy định của điều luật, không thể giải quyết được vướng mắc của mình. Bởi lẽ thực tiễn hiện nay, đa phần người dân chưa tư duy pháp lý trong vấn đề này hoặc là vấn đề quá phức tạp được điều chỉnh bởi quá nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Chính vì lẽ đó, vai trò của luật sư trong việc hỗ trợ, TƯ VẤN VỀ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI là điều rất cần thiết và hiệu quả. Vì luật sư là người có trình độ, có kiến thức pháp luật sâu rộng; là người thường xuyên nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Vì vậy, Luật Sư có thể giải quyết vấn đề pháp luật đất đai một cách linh hoạt dựa trên kinh nghiệm của mình. Từ đó sẽ tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về đất đai nhằm tránh được các rủi ro pháp lý khi thực hiện các quyền sở hữu của mình.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Văn phòng Luật sư Quang Thái, số 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Website: luatsuquangthai.vn

Email:

Điện thoại: 0903.888.087

Đánh giá: 27 bình chọn, 0/10

Hoạt động tư vấn pháp luật là gì? Khái niệm và đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật? Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, quản lý nhà nước như thế nào?

Hiện nay, dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng có một hệ thống pháp luật để điều chỉnh và cân bằng các mối quan hệ xã hội cũng như quản lý nhà nước. Mọi người đều sống và làm việc theo pháp luật, mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, giai cấp xã hội đều bình đẳng trước pháp luật. Hiện nay, có nhiều vấn đề nảy sinh cũng như nhiều tổ chức kinh doanh cần đến sự trợ giúp pháp luật của những người hành nghề luật để giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình hoặc những vướng mắc pháp lý cần được giải đáp Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu hết để thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước đòi hỏi cần bộ phận chuyên môn để tư vấn pháp luật và giải thích pháp luật. Vậy ai là những người được thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật là gì? vai trò, đăc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật như thế nào?

1. Khái niệm hoạt động tư vấn pháp luật là gì?

Ta có thể hiểu đơn giản về hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

2. Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật:

+ Có thể hiểu hoạt động tư vấn pháp luật là một loại dịch vụ pháp lý

Có thể nói dịch vụ pháp lý có thể bao gồm rất nhiều đối tượng trợ giúp pháp lý nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc không thu lợi nhuận các đối tượng có hiểu biết pháp luật trong đó có của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.

+ Không phải ai cũng có thể tư vấn pháp luật mà phải là những người có kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, có kinh nghiệm tư vấn pháp luật và khả năng chuyên sâu.

+ Trong hoạt động tư vấn pháp luật thì đa số mọi người có kiến thức và am hiểu pháp luật lấy pháp luật làm công cụ để giải quyết các vấn đề pháp cho mọi người dựa trên pháp luật, tuân thủ pháp luật, quy chế và trách nhiệm nghề nghiệp để tư vấn pháp luật.

+ Có thể nói hoạt động tư vấn pháp luật là một trong những ngành nghề lao động trí óc đòi hỏi người tư vấn pháp lý chịu trách nhiệm cá nhân cao, có tính độc lập khách quan, trung thực để thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

+ Khi hoạt động tư vấn pháp luật đòi hỏi những người trợ giúp pháp lý tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.

+ Người tư vấn pháp luật trong hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, đối với nghề nghiệp cần có sự cần mẫn, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề đòi hỏi biết sử dụng các khả năng nghề nghiệp một cách thành thạo, chuẩn xác  phải có sự chặt chẽ cẩn thận để trợ giúp pháp lý cho mọi người trong xã hội.

Trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội nhất là trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ pháp lý để cung cấp dịch vụ để đưa ra các biện pháp đảm bảo tính chặt chẽ và an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, các doanh nghiệp trong nước và có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, người tư vấn pháp lý sẽ đóng vai trò quan trọng phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra và khắc phục những vấn đề gặp phải nếu có.

Xem thêm: Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói

3. Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, quản lý nhà nước:

Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Khi xã hội càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày.

Để thực hiện những việc làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải tìm hiểu luật và có sự vận dụng linh hoạt. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể làm được điều này. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay.

Thứ nhất, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật.

Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật. Đối tượng mà hoạt động tư vấn pháp luật hướng tới rất nhiều, pháp luật không quy định hạn chế về những trường hợp không có quyền được tư vấn pháp luật.Không chỉ khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn, mà những đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật (những đối tượng mà Trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn)đều có quyền được tư vấn về những vấn đề mình đang gặp phải.

Hoạt động tư vấn được diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể tư vấn qua trực tiếp tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật, các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, người dân có thể được tư vấn trên các trang web của các tổ chức này đăng tải công khai trên mạng internet, được tư vấn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.Chính vì hình thức tư vấn đa dạng, qua đó mà có nhiều giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật.

Tư vấn pháp luật còn hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có thể nhận thấy rằng, khi mà chưa được tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng những vấn đề mình đang gặp phải thì nhận thức và cách cư xử của họ cũng sẽ bị lệch lạc, có thể sẽ không đúng với quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn thì họ sẽ cư xử sao cho phù hợp, đúng với luật định.

Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn.Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Thứ hai, tư vấn pháp luật giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người được tư vấn

Xem thêm: Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật

Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …) thì tư vấn pháp luật còn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư vấn.

Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, sẽ giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc,để từ đó cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật  để có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ ba, tư vấn pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình

Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Khi họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ cư xử đúng với pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của người khác.

Thứ tư, tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử.

Tư vấn pháp luật góp phần hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ Khi mọi người đã hiểu những quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng tránh được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xảy ra trong xã hội .Tỉ lệ phạm tội sẽ giảm xuống, những tranh cãi mâu thuẫn với nhau được hạn chế và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, đời sống được nâng cao, xã hội ổn định.

Thứ năm, tư vấn pháp luật còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông qua hoạt động tư vấn sẽ phát hiện được những điểm còn thiếu sót.những quy định còn  hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp luật, từ đó kịp thời có những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân.

Khi sự hiểu biết pháp luật được nâng cao, sẽ tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật, những tổ chức, cá nhân không thể lách luật ,cố tình làm sai những quy định mà pháp luật đề ra.

Video liên quan

Chủ đề