Uống thuốc tẩy giun có ảnh hưởng gì không

Mới đây, 7 học sinh trường Tiểu học Trần Phú (Bình Định) phải nhập viện cấp cứu sau khi uống thuốc tẩy giun. Một lần nữa, các chuyên gia cảnh báo về những nguy hiểm khi tẩy giun.

Tai biến xảy ra bất cứ lúc nào

Tháng 5 vừa qua, sau khi uống thuốc tẩy giun, một số học sinh trường Tiểu học Trần Phú, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và mệt lả. 7 em có biểu hiện nặng nhất được giáo viên đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu. May mắn sức khỏe các em sau đó đã ổn định.

Không may mắn như những học sinh này, một năm trước, trạm y tế xã Nậm Nhoóng phối hợp với trường Mầm non Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An tổ chức cho các em học sinh điểm trường Mầm non Ná Hốc uống thuốc tẩy giun. Sau đó, một số em có triệu chứng buồn nôn, ngất xỉu và được gia đình đưa đi trạm y tế xã cấp cứu. Một bé năm tuổi đã tử vong. Sau khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã quyết định dừng chương trình tẩy giun cho trẻ 24-60 tháng tuổi.

Chuyên gia ký sinh trùng, GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng (Đại học Y Hà Nội) giải thích các loại thuốc tẩy giun đang lưu hành đều an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, đừng nghĩ đơn giản khi sử dụng thuốc tẩy giun.

Cần tẩy giun sáu tháng một lần

Hiện Việt Nam có hơn 45 triệu người nhiễm giun. Hàng năm người dân tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun và nhiễm giun, kéo theo một loạt nguy cơ cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhận thức của người Việt Nam về tẩy giun định kỳ còn chưa đầy đủ. Kết quả thu nhận được sau khi tiến hành khảo sát nhỏ về mức độ nhận thức của người dân về tẩy giun định kỳ sau khi kết thúc chiến dịch tại TP.HCM cho thấy, 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ sáu tháng một lần cho trẻ; trong đó, 4,1% chưa bao giờ tẩy giun cho con, 9,9% phụ huynh không nhớ đã tẩy giun cho con hay chưa và gần 42,5% trẻ em được tẩy giun cách đây từ một năm trở lên.

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khuyến cáo, việc tẩy giun cần được tiến hành định kỳ sáu tháng một lần. Thời gian quá dài hay quá ngắn đều không tốt. Nếu thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau vài năm có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện.

Dùng thuốc cũng phải “học”

Cũng như các loại thuốc, thuốc tẩy giun là thuốc bán theo đơn nên khi sử dụng phải có chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ như chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, đau đầu, nôn, nổi mề đay, mệt… với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. Đó là lý do vì sao một số người uống thuốc tẩy giun có thể biểu hiện một hoặc các triệu chứng trên.

GS.TS Nguyễn Văn Đề cho rằng, tỷ lệ tai biến do thuốc tẩy giun chủ yếu do chưa sàng lọc kỹ trước khi sử dụng những trường hợp chống chỉ định, dẫn đến hậu quả không mong muốn. Một nguyên tắc cần thiết khi dùng thuốc tẩy giun là kiểm tra sức khỏe trước khi dùng, không nên cho uống đại trà vì một số người mắc những bệnh không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy cần có sự theo dõi của bác sĩ.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Đề, phải uống thuốc tẩy giun khi ăn no. Nếu sau khi uống thấy mệt cần bổ sung nước, nước đường, sữa… thì các triệu chứng sẽ mất dần. Nếu có biểu hiện mệt nặng, nôn thì nên vào viện ngay để có hướng điều trị đúng. Đừng bao giờ nghĩ uống thuốc tẩy giun là không được ăn gì, bởi thuốc tẩy giun có cơ chế ức chế giun hấp thu glucose nên dù ăn gì giun cũng không sống được.

Dùng thuốc tẩy giun là biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh lý do giun sán gây ra. Tuy nhiên, nhiều người vì tâm lý lo lắng uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không nên trì hoãn việc làm có lợi này. Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời để tháo gỡ lo lắng ấy.

1. Một số vấn đề cơ bản về thuốc tẩy giun

1.1. Những trường hợp nào chống chỉ định với thuốc tẩy giun?

Thuốc tẩy giun là loại thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt các loại giun, sán ký sinh ở đường ruột hoạt động dựa trên cơ chế ngăn cho chúng không có nguồn chất dinh dưỡng để sử dụng nên bị tê liệt hoặc chết. Loại thuốc này được chống chỉ định với:

Người bị sốt trên 38 độ C không được dùng thuốc tẩy giun

- Người đang bị sốt trên 38 độ C, đang bị bệnh cấp tính.

- Người đang bị bệnh lý mạn tính.

- Người có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong thuốc.

- Thai phụ đang trong 3 tháng đầu.

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi.

- Phụ nữ đang cho con bú.

1.2. Liều lượng sử dụng thuốc tẩy giun theo độ tuổi

WHO khuyến cáo điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun đối với từng nhóm tuổi như sau:

- Đối với trẻ em: chỉ dùng một liều mebendazole hoặc albendazole duy nhất với tần suất 1 - 2 lần/năm. Liều lượng cụ thể theo độ tuổi là:

+ Từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi: mebendazole 500mg hoặc albendazole 200mg.

+ Từ 24 tháng tuổi trở lên: mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg.

- Đối với người lớn:

+ Trẻ em gái ở độ tuổi vị thành niên không mang thai, người trưởng thành và phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ: mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg chỉ một liều duy nhất với tần suất 1 - 2 lần/ năm.

+ Thai phụ sau 3 tháng đầu của thai kỳ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tẩy giun. Nếu cần sử dụng thì liều khuyến cáo là mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg liều duy nhất.

1.3. Khi nào nên dùng thuốc tẩy giun?

Các loại thuốc tẩy giun đều chứa thành phần không độc hại nên có thể dùng bất cứ lúc nào kể cả khi no hay đói. Tuy nhiên, vẫn có một số hiếm tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc tẩy giun như: buồn nôn, đau bụng,... nên nếu lo lắng về những hiện tượng này thì có thể dùng thuốc tẩy giun sau bữa sáng.

Thuốc tẩy giun nên uống trước bữa sáng hoặc sau bữa ăn tối 2 giờ

Bên cạnh đó, muốn thuốc tẩy giun phát huy tối đa khả năng diệt giun thì thời điểm tốt nhất để dùng thuốc là vào buổi sáng sớm khi bụng còn đói hoặc sau bữa tối 2 giờ. Sau khi uống, thuốc sẽ phát huy tác dụng trong khoảng 8 - 12 giờ và giun sẽ bị tiêu diệt trong 24 - 72 giờ.

2. Uống thuốc tẩy giun có đi khoài ra giun không?

2.1. Khi uống thuốc tẩy giun đi ngoài có ra giun không?

Rất nhiều người băn khoăn uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không xuất phát từ tâm lý lo sợ điều này sẽ xảy ra. Sau khi thuốc đi vào cơ thể, tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun sán và cơ địa của từng người mà thời gian tiêu diệt cũng như đào thải giun ra ngoài sẽ có sự khác nhau.

Thường thì sau khi uống thuốc giun khoảng 2 giờ sẽ xuất hiện dấu hiệu muốn đi ngoài, đây cũng là thời điểm giun đã bị tiêu diệt. Có một số trường hợp phải 1 - 3 ngày sau khi uống thuốc giun mới đi ngoài và tiêu chảy hoặc đau bụng nhẹ nhưng khi đã đi ngoài được thì tình trạng tiêu chảy cũng chấm dứt.

Những người đã uống thuốc tẩy giun thì khi đi ngoài, giun sán cũng sẽ được tống ra ngoài theo đường phân. Đại đa số các loại thuốc tẩy giun hiện nay đều tự tiêu giun nên với băn khoăn uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không thì câu trả lời là khi đi ngoài có thể sẽ không thấy giun vì nó đã phân hủy hoàn toàn nhưng đôi khi (rất hiếm) sẽ thấy giun vì giun mới bị phân hủy một phần.

2.2. Nên làm gì sau khi uống thuốc tẩy giun?

Thuốc tẩy giun cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

- Cảm thấy khó chịu ở dạ dày.

- Tiêu chảy.

- Đầy hơi.

- Buồn nôn.

Nhiều người băn khoăn liệu uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không nên e dè chưa dám sử dụng

Tuy nhiên, các tác dụng phụ ấy là tương đối an toàn khi dùng đúng liều lượng khuyến cáo và không phải ai cũng gặp, phản ứng phụ ở mỗi người cũng sẽ không giống nhau. Nếu gặp phải những tác dụng phụ này và nó kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, sau khi uống thuốc giun bạn cũng nên quan sát cơ thể mình xem có tình trạng xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi,... hay không. Đây cũng là những dấu hiệu cần được nhận diện sớm để được can thiệp y tế kịp thời.

Về cơ bản, nguy cơ gây ra tác dụng phụ ở thuốc tẩy giun là rất thấp và không nguy hiểm nên bạn không cần quá lo ngại. So với nguy cơ này thì việc tẩy giun định kỳ vẫn quan trọng hơn rất nhiều, không nên vì lo sợ điều đó xảy ra hay vì hoang mang uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không mà bỏ qua việc dùng thuốc tẩy giun đúng thời điểm.

Tẩy giun định kỳ là việc làm cần thiết để giúp cơ thể có cơ hội được loại bỏ chất cặn bã có hại và hệ tiêu hóa được tăng cường lợi khuẩn. Không những thế, việc dùng thuốc tẩy giun còn giúp phòng ngừa các bệnh lý gây ra bởi giun sán và giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc lý giải được băn khoăn để chủ động tẩy giun đúng thời điểm, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.

26 Tháng 08, 2020

Uống thuốc tẩy giun có phải kiêng gì không? Uống thuốc tẩy giun sau bao lâu thì được ăn? Luôn là những băn khoăn của mỗi người khi sử dụng thuốc tẩy giun. Hãy cùng Omi tìm hiểu và giải đáp cho những thắc mắc này nhé.

Giun sán và những điều cần biết

Giun sán là loại ký sinh trùng sống trong cơ thể người, thức ăn là dưỡng chất trong cơ thể người. Có 2 loại giun phổ biến là giun đũa và giun móc. 

Giun sán có thể gặp ở người lớn và trẻ em do ăn các thực phẩm chưa rửa kỹ, nấu chưa chín, hoặc sử dụng nước lã, vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Khi giun sán xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, lười ăn, lâu dần sẽ thiếu máu suy dinh dưỡng. Giun sán không chỉ ký sinh ở ruột mà còn ở một số bộ phận khác của cơ thể như gan, thận, lách, tai gây nguy hại đến sức khỏe của con người, nặng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng.

Giun sán có thể gặp ở người lớn và trẻ em (Ảnh Internet)

Hiện nay, để ngăn ngừa bệnh nhiễm giun sán trên cơ thể người, người bệnh có thể tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần đồng thời giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ, đảm bảo ăn chín uống sôi. 

Theo đó, các loại thuốc tẩy giun hiện nay được bán khá nhiều trên thị trường. Việc tẩy giun vào thời điểm thích hợp rất quan trọng. Một số triệu chứng nhận biết nhiễm giun sán như: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, buồn nôn và nôn hoặc các biểu hiện mệt mỏi, kém tập trung, ngủ không yên giấc. 

Vậy, uống thuốc tẩy giun có phải kiêng gì không? Một số thuốc tẩy giun uống vào có thể gây tác dụng phụ, cảm giác khó chịu nếu:

- Để bụng đói uống thuốc tẩy giun dễ cảm thấy chán ăn, buồn nôn. 

- Các loại thuốc tẩy giun đều tự tiêu giun trong phân nên cần cân nhắc tìm hiểu các loại thuốc tẩy giun rõ nguồn gốc và đảm bảo khi sử dụng. 

- Phụ nữ, có thai, cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi không được sử dụng thuốc tẩy giun.

- Người mắc bệnh lý suy gan, nhiễm độc tủy xương hay mẫn cảm với một thành phần nào đó của thuốc cũng không nên sử dụng. 

Thực tế, có nhiều loại thuốc tẩy giun sử dụng được cả ban ngày và tối. Vậy là bạn đã yên tâm với việc uống thuốc giun có phải kiêng gì không rồi nhé. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất nên uống thuốc giun vào buổi tối.

Uống thuốc tẩy giun không cần kiêng gì (Ảnh Internet)

Uống thuốc tẩy giun sau bao lâu thì được ăn?

Tẩy giun định kỳ 4-6 tháng 1 lần, giúp tăng sức đề kháng cơ thể, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Uống thuốc tẩy giun sau bao lâu thì được ăn? Sau khi uống thuốc tẩy giun có được ăn không? Câu trả lời là bạn có thể ăn sau khi uống thuốc tẩy giun bởi cơ chế hoạt động thuốc không ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn khi uống thuốc. 

Việc uống thuốc tẩy giun sẽ giúp ức chế hấp thụ glucose khiến giun yếu và chết dần. Việc uống thuốc tẩy giun với việc ăn hay không ăn sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu quả tẩy giun. Chỉ cần bạn lưu ý không để bụng quá đói trước khi dùng thuốc tẩy giun. 

Nên uống thuốc tẩy giun sau khi ăn để không có tác dụng phụ (Ảnh Internet)

Ngoài việc quan tâm xem uống thuốc tẩy giun sau bao lâu thì được ăn, thì việc lựa chọn thuốc tẩy giun cũng là việc quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Một số thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến như Fugacar, Zentel, Zelcom, Mebendazol, Alzental,...

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, để đảm bảo tẩy giun hiệu quả thì người lớn cần lưu ý: 

- Nên cho trẻ ăn lót dạ trước khi uống thuốc để trẻ không cảm thấy chán ăn, khó chịu, buồn nôn,...

- Sau khi uống thuốc cần theo dõi trẻ sau 24h để phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có) ở trẻ để kịp thời xử lý.

- Tìm mua các sản phẩm thuốc tẩy giun chứa thành phần từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho trẻ tránh tác dụng phụ không mong muốn.

- Ngoài việc tẩy giun bằng thuốc người lớn cũng cần giữ thói quen, vệ sinh sạch sẽ tay, chân cho trẻ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

Với những chia sẻ trên đây, Omi tin rằng bạn đã có những lựa chọn về thuốc tẩy giun và có những kiến thức bổ ích về việc uống thuốc tẩy giun có phải kiêng gì không? Uống thuốc tẩy giun sau bao lâu thì được ăn. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ dược sĩ gia đình Omi Pharma qua số hotline 08.6868.0303 hoặc nhắn tin trong phần hỗ trợ trực tuyến để được tư vấn chi tiết hơn.

► Xem thêm bài viết:

1. Những điều cần biết về thuốc tẩy giun tự tiêu

2. Thuốc tẩy giun uống lúc nào? Cách uống thuốc tẩy giun Fugacar đúng cách

3. Đau bụng giun uống thuốc gì?

Video liên quan

Chủ đề