Uống thuốc đau đầu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Là phụ nữ, hầu hết ai cũng trải qua những cơn đau đầu khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giảm đau đầu, để chứng bệnh này không còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.

Vì sao thường đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt ?

Những cơn đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt có khi đau dữ dội, cũng có khi bạn chỉ bị đau một nửa đầu, dạng này là phổ biến hơn hết, được gọi là “đau nửa đầu khi hành kinh” (menstrual migraine).
Đa số người bị đau nửa đầu là phụ nữ và đến 60 - 70% phụ nữ bị đau nửa đầu nói rằng họ bị đau đầu là do có liên quan đến kinh nguyệt.

Những cơn đau này thường xuất hiện trước “những ngày đèn đỏ” của bạn một vài ngày, kéo dài trong những ngày ấy và giảm dần khi kết thúc kỳ kinh. Kèm theo đó là cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, tinh thần thiếu ổn định, dễ nổi giận, dễ buồn phiền, tâm trạng bồn chồn,…

Phần lớn nguyên nhân gây ra đau đầu này là do sự biến động của lượng estrogen trong cơ thể khi chuẩn bị hành kinh, cho nên khi việc hành kinh kết thúc, cơ thể bạn dần được ổn định, cảm giác đau đầu tự nhiên giảm dần.

Đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt khiến nhiều chị em mệt mỏi

Bên cạnh lý do này, cũng tồn tại các yếu tố khác khiến bạn bị đau đầu khi hành kinh. Đó chính là sự căng thẳng thần kinh trước chu kỳ kinh gây ra do những rối loạn nhất định về hệ thống trao đổi chất, sản sinh hormone…

Đặc biệt, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm, sản sinh chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu. Những cơ chế phức tạp này dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường gây nên cơn đau nửa đầu. Những triệu chứng này tuy không ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của chị em.

Một lý do nữa khiến bạn thấy nhức đầu, chóng mặt, bủn rủn hoặc lạnh tay chân trong những ngày này là do bạn đang bị mất một lượng máu đáng kể trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây không phải là một bệnh lý nếu cơn đau diễn ra trong sức chịu đựng và mang tính chu kỳ.

Mẹo phòng ngừa và giảm đau đầu hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt

Nắm bắt những thay đổi nhịp độ sinh lý tự nhiên của cơ thể để tự chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả đau đầu.

Sau đây là một số mẹo hay giúp bạn phòng ngừa và giảm đau đầu trong kỳ kinh nguyệt:

Bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn uống có chứa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, các thức uống có ga…trước và trong những ngày hành kinh. Bạn cần ăn uống đủ chất, đủ nước và ngủ đủ giấc. Một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ… sẽ tốt cho bạn trong những ngày này.

Chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất giúp bạn có sức khỏe lành mạnh

Việc tập luyện thể dục thường xuyên nhưng không quá sức giúp phòng ngừa chứng đau đầu do khi tập luyện cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một lượng hoạt chất giúp bạn duy trì sự tích cực, lạc quan trong suy nghĩ. Mỗi ngày nên duy trì 30 phút đi bộ nhẹ nhàng.

Bạn nên tránh các động tác quá sức và thời gian tập luyện quá dài trong thời gian “nhạy cảm” này.

Bạn nên tạo cho mình một lối sống thư giãn, thoái mái, không tự đầu độc mình bằng những suy nghĩ tiêu cực. Bởi điều này rất có hại cho hệ thần kinh dễ tổn thương của bạn. Tâm trạng vui vẻ sẽ loại bỏ được phần lớn tác nhân gây bệnh, tránh được trạng thái căng thẳng, hạn chế tăng sinh gốc tự do, loại bỏ sự ức chế thần kinh – vốn là nguyên nhân khiến các cơn đau đầu khi hành kinh tái phát.

Bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày này, kèm theo việc thưởng thức âm nhạc nhẹ nhàng. Thức khuya, làm việc quá sức… là những điều cấm kỵ trong thời gian hành kinh.


Gửi Câu Hỏi

Bạn muốn được tư vấn về bệnh đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tai biến mạch máu não, đột quỵ… hoặc cần thêm bất kỳ thông tin gì về OTiV, hãy gửi câu hỏi ngay tại đây, Chuyên gia OTiV sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Chào bạn,

Trong thời kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến 25% phụ nữ bị rối loạn tiền đình gây ra biểu hiện đau ở ngực, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, đau bụng kinh, buồn nôn, ói mửa, thay đổi tính tình… Ngoài ra khi hành kinh, phụ nữ thường mất nhiều máu, ăn uống không đủ chất, hoặc bản thân bạn bị thiếu máu mãn sẽ gây ra triệu chứng chóng mặt.

Huyết áp có thể giảm thấp khi nồng độ estrogen tăng cao vào tuần cuối trước khi hành kinh, khởi kích cơn chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn cung cấp máu cho tai trong.

Nếu bạn bị chóng mặt đi trước triệu chứng đau đầu, buồn nôn, cơn kéo dài vài tiếng đến 2-3 ngày khi đang hành kinh, có khả năng bạn bị Migraine (bệnh đau nửa đầu) tiền đình.

* Cách điều trị – Nếu do nội tiết, bạn cần: . Uống nhiều nước . Ngủ đủ giấc . Tập thể dục thường xuyên . Có chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng . Tránh xa thuốc lá, rượu bia . Tránh thay đổi tư thế đột ngột . Giảm tốc độ và khối lượng lượng công việc khi hành kinh . Dùng thuốc chống nôn, thuốc ức chế hoạt động tiền đình (theo đơn bác sĩ)

– Nếu nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra

Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, triển khai đa dạng các gói thăm khám và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ, sẵn sàng hỗ trợ bạn. Rất mong sớm được đón tiếp bạn đến thăm khám!

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Trân trọng!

Những ngày “đèn đỏ” của con gái luôn đem lại hàng tá rắc rối như đau bụng, khó chịu, biếng ăn, cáu gắt… Ngoài những cơn đau bụng điển hình, đau đầu trong những ngày “đèn đỏ” gây cho bạn rất nhiều phiền phức. Vậy làm sao để khắc phục những cơn đau đầu vào “ngày đèn đỏ”?

Vào những ngày “đèn đỏ” sự thay đổi của hormone nội tiết tố gây ra những cơn đau đầu. Hormone được kể đến là estrogen và progesterone.

Estrogen là hormone sinh dục nữ và sẽ tăng trong khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng để kích thích rụng trứng. Progesterone cũng là một hormone quan trọng giúp trứng bám vào tử cung.

Sau khi rụng trứng, nồng độ hormone suy giảm. Mức estrogen và progesterone ở mức thấp nhất ngay trước thời kỳ “đèn đỏ”. Chính sự giảm này khiến bạn dễ bị đau đầu. Đây là những cơn đau đầu do hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt phổ biến.

Ngoài ra, những cơn đau đầu ngày “đèn đỏ” còn có một nguyên nhân khác. Đó là, đau đầu do thiếu máu và thiếu sắt. Trung bình phụ nữ mất máu vào thời kỳ kinh nguyệt khoảng 50 – 80 ml. Thiếu máu ảnh hưởng đến hoạt động đưa oxy lên não cũng như các cơ quan khác. Do đó, dễ gây ra những cơn đau đầu vào thời kỳ hành kinh.

Những cơn đau này thường xuất hiện trước “những ngày đèn đỏ” một vài ngày, kéo dài trong những ngày ấy và giảm dần khi kết thúc kỳ đèn đỏ. Đi kèm cơn đau đầu là cảm giác chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, tinh thần thiếu ổn định, dễ nổi giận, dễ buồn phiền, tâm trạng bồn chồn…

Những cơn đau đầu tuy khó chịu nhưng nó không phải là khó trị. Tùy thuộc vào mức độ những cơn đau và cách kết hợp các phương pháp đơn giản sẽ giúp bạn khắc phục những cơn đau đầu trong ngày đèn đỏ một cách hiệu quả.

Bạn biết đấy, lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của bạn. Những giấc ngủ được ví như những “bình nạp điện” còn cơ thể như một “bộ máy”. Đi ngủ sớm và đủ giấc giúp “bộ máy” cơ thể nạp đầy năng lượng kích thích các cơ quan hoạt động ổn định.

Việc mất ngủ, thức khuya phá vỡ đồng hồ sinh học gây ra những mối nguy hại về sức khỏe, đặc biệt là não bộ. Vào những ngày “đèn đỏ” sự biến đổi của hormone kèm theo việc mất máu dễ khiến bạn cáu gắt. Vì thế, luôn ổn định tinh thần, tâm trạng thoải mái tránh gây áp lực lên não khiến những cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Xem ngay:  Ăn gì dễ thụ thai? Top 7 thực phẩm vợ chồng cần biết

Hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích sức khỏe giúp cải thiện não bộ, giảm bệnh tật, tăng khả năng tuần hoàn lưu thông máu, chống lão hóa sớm…

Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng kết hợp cùng việc đi bộ làm sản sinh ra một loại năng lượng tích cực, khiến tinh thần lạc quan. Từ đó, giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn vào những ngày “đèn đỏ”. Bạn không nên thực hiện những bài tập nặng trong thời gian này, vì có khả năng gây ức chế đến các cơ quan làm tình trạng đau đầu nặng hơn.

Thực phẩm là con dao 2 lưỡi đối với cơ thể. Có những thực phẩm như rượu, bia, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu, tinh bột… dễ làm cơ thể khó tiêu, làm giảm quá trình trao đổi chất.

Những thực phẩm như rau xanh nhiều lá, trái cây tươi, thịt bò, thịt heo, các loại hạt… lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, vitamin B6, B12, B9, C… những chất này làm tăng khả năng sản sinh hồng cầu sản sinh máu giúp bù đắp lượng máu đã mất trong những ngày đèn đỏ. Lượng máu trong cơ thể được ổn định giúp hạn chế những khả năng đau đầu do thiếu máu gây nên.

Việc chấm dứt những cơn đau đầu là điều không dễ dàng. Lúc này việc sử dụng thuốc giảm đau là điều bắt buộc. Những loại thuốc giảm đau bao gồm ibuprofen, natri naproxen, aspirin hay acetaminophen. Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để được nhận sự tư vấn phù hợp đối với các loại thuốc giảm đau.

Những loại thuốc giảm đau có thể hạn chế những cơn đau tức thời nhưng lại không mang tính lâu dài. Vì thế, bạn nên bổ sung những loại thuốc bổ sung sắt, những loại vitamin B-12, coenzyme Q10 và magie.

Những cơn đau đầu ngày “đèn đỏ” không quá nguy hiểm nhưng nó khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Vì thế, để hạn chế những cơn đau này bạn nên tập luyện thói quen sống lành mạnh và các biện pháp phòng ngừa trước khi cơn đau ập tới nhé.

Hy vọng qua bài viế trên, bạn đã biết cách giảm đau đầu trong ngày đèn đỏ hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về sức khỏe phụ nữ, mời bạn tham khảo tại “Chia sẻ của Iron Woman“.

Nguồn tham khảo:

Why Do I Get A Headache During My Period? – //www.healthline.com/health/headache/headache-during-period

Hormonal Headaches and Menstrual Migraines – //www.webmd.com/migraines-headaches/hormones-headaches#1

Xem thêm:

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có liên quan bệnh thiếu máu, vô sinh

Những điều bạn nữ cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt

Video liên quan

Chủ đề