Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách

6 tư thế cho trẻ bú đúng cách, không lo sặc và bú được nhiều sữa nhất

Lựa chọn tư thế cho trẻ bú đúng cách là một trong yếu tố quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ, giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc đồng thời hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú. Bên cạnh đó, tư thế cho con bú đúng cũng giúp trẻ bú được nhiều sữa hơn, hấp thu tối đa được nguồn dưỡng chất quý giá có trong sữa mẹ.

Cho con bú bình tưởng chừng là một việc đơn giản và vô hại với trẻ, nhưng sự thật là trẻ có thể tử vong nếu không được bú bình đúng cách.

  • Những điều mẹ cần biết khi lần đầu cho bé bú bình
  • Tất cả những điều mẹ cần biết khi bé bú bình
  • Những lợi ích và lưu ý khi cho con bú mẹ và bú bình
  • Mẹ đừng để con gặp họa vì bú bình!
Nếu bạn dự định cho con bú bình thì không thể bỏ qua những lưu ý cụ thể về an toàn dưới đây. Hãy đảm bảo rằng, tất cả mọi người thay bạn cho bé bú những lúc bạn vắng nhà đều hiểu và nắm vững những điều này để bé không gặp những tai nạn đáng tiếc khi bú bình như sặc sữa và tử vong.

Mua bình và các phụ kiện đi kèm

Bạn cần mua vài cái bình và núm vú, cũng như dụng cụ tiệt trùng. Không có bằng chứng nào về việc loại núm bình này thì tốt hơn loại khác, nhưng một vài bình sữa có hình dạng hoặc cấu trúc đặc biệt khiến chúng khó vệ sinh toàn diện hơn các loại khác. Bình sạch sẽ là cực kỳ quan trọng vì thế những bình sữa có thiết kế đơn giản, dễ rửa và tiệt trùng có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn.
Chuẩn bị cho trẻ bú

Hãy đảm bảo bạn đã tiệt trùng bình sữa và núm bình cẩn thận. Nếu bạn sử dụng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa và kiểm tra sữa không bị hỏng trước khi cho bé bú. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, hãy lưu ý pha đúng hướng dẫn trên hộp sữa. Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho con bú.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách

Mẹ đừng quên giao tiếp bằng ánh mắt với con khi cho con bú bình. (Ảnh minh họa)

Cho trẻ bú bình thế nào cho đúng

Hãy đảm bảo tư thế ngồi của bạn thật thoải mái. Bạn bế trẻ trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại. Tuyệt đối không cho trẻ bú bình khi đang nằm dù nằm nghiêng hay nằm ngửa vì trẻ có thể bị nuốt vào quá nhiều hơi hoặc bị sặc sữa.

Giữ đầu trẻ để trẻ có thể thở và mút sữa thoải mái. Quệt nhè nhẹ núm bình lên môi trẻ để trẻ tự giác há miệng và tự mút núm vú. Không nên nhét trực tiếp núm bình vào mồm bé khi bé chưa sẵn sàng.

Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé đang quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày.

Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi trẻ bú bình
Khi cho trẻ bú bình, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ. Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình. Nếu núm vú bị bẹp trong khi con bú, hãy nhẹ nhàng chọc một ngón tay sạch vào góc miệng của bé để bé có thể bú tiếp được.

Vỗ ợ hơi cho trẻ

Đôi khi con cần dừng lại một chút trong khí bú và có thể cần được vỗ ợ hơi, đặc biệt nếu bạn thấy con đang bú mà trở nên khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.

Khi con nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, bế trẻ thẳng lưng, ngực áp vào một bên ngực của bố hoặc mẹ, mặt tựa vào hõm vai bố hoặc mẹ và nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ hơi. Có thể con sẽ trớ ra một ít sữa, nếu con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.

Không nên bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm. Hãy kiểm tra xem lỗ ở trên núm bình có quá to hay không, sữa chảy vào miệng trẻ quá nhiều và quá nhanh cũng có thể gây ra nôn, trớ.

Sau khi vỗ ợ hơi cho trẻ xong, hãy bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, cũng không đung đưa, rung lắc hay đùa giỡn với trẻ . Hãy đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách

Bú bình đúng cách sẽ giúp bé tận hưởng bữa ăn của mình vui vẻ hơn. (Ảnh minh họa)

Bỏ đi những phần sữa thừa

Đừng quên bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong.

Cho trẻ bú theo nhu cầu

Mỗi đứa trẻ có một nhu cầu về năng lượng khác nhau nên các con cũng sẽ bú lượng sữa theo khác nhau.Cho trẻ bú khi trẻ đòi, không ép trẻ bú khi trẻ không muốn, không ép trẻ bú thêm khi trẻ biểu hiện đã no vì có thể khiến dạ dày của con quá tải, gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày.

Đừng để con lại một mình

Không bao giờ được để con một mình nằm bú với một bình sữa dựng đứng vì nó có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Sau khi cho con bú xong, hãy luôn để ý tới các biểu hiện của trẻ.

Hãy tham gia một khóa học sơ cấp cứu cơ bản để biết bạn nên làm gì trong các trường hợp con bị sặc, hóc và ngừng thở tạm thời.

Làm cách nào cho bé bú bình? 3 cách cho bé bú bình không bị sặc

Trẻ bú bình hay bị sặc có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng đa phần do cách mẹ cho bé bú chưa đúng, nhất là khi cho bé bú bình. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bé tránh bị trớ sữa lên mũi cũng như giúp mẹ tập bé bú bình thật dễ dàng:

1. Cho bé bú đúng tư thế

  • Cách cho bé bú bình không bị sặc là đặt bé ở tư thế đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống. Tư thế cho bé bú bình đúng cách này sẽ giúp sữa dễ dàng chảy xuống đường tiêu hóa, tránh bị trào ngược.
  • Sau khi cho bé bú, bạn hãy giữ bé ở tư thế thẳng đứng, ngực áp vào 1 bên ngực của bạn, mặt kề lên hõm vai rồi vỗ nhẹ lưng cho đến khi bé ợ hơi.
  • Sau khi bé ợ hơi, mẹ hãy bế bé thêm 1 lúc nữa rồi mới đặt bé nằm xuống. Lúc này, bạn cần tránh đùa giỡn quá mạnh, không rung lắc hay đung đưa quá nhiều.

2. Cho bé bú bình theo nhịp – Cách cho bé bú bình không bị sặc hiệu quả

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách

Cho bé bú theo nhịp độ cũng là một trong những cách cho bú bình chống sặc sữa mà bạn có thể thử. Cách bú bình này gần giống với việc bú mẹ và thường kéo dài khoảng 20 phút. Trong quá trình bú, trẻ sẽ được đặt ở tư thế ngồi thay vì được bế nằm ngang trên tay, bình sữa sẽ được đặt ở vị trí nằm ngang, song song với mặt đất thay vì đặt nằm nghiêng để bé kiểm soát dòng sữa tốt hơn.

Ngoài ra, ở cách cho cho bé bú bình không bị sặc này, trong quá trình bú cũng sẽ có những khoảng thời gian nghỉ để bé không bị ngấy:

  • Đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng bạn, đỡ đầu bé bằng tay trái
  • Giữ bình sữa theo chiều ngang bằng tay phải, đặt núm vú bình sữa vào miệng trẻ và cọ nhẹ vào môi trên để kích thích trẻ mở miệng
  • Nhẹ nhàng trượt núm vú vào miệng bé, khi bé bắt đầu bú, để bình sữa nằm ngang và không để bình sữa theo chiều dọc
  • Nếu bé muốn tạm dừng, hãy nhẹ nhàng hướng chai xuống dưới, để núm vú chạm vào môi dưới nhằm ngăn sữa chảy vào miệng. Khi bé muốn bú tiếp, hãy tiếp tục nghiêng bình sữa sang vị trí nằm ngang để tiếp tục cho bé.
  • Lặp lại cho đến khi bé ngừng bú. Giữa mỗi lần bú, bạn có thể xoa lưng nhẹ nhàng để bé ợ hơi. Bạn cũng có thể đổi bên để giống với việc bú mẹ.

3. Giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi bé

Rất nhiều ba mẹ có thói quen đặt bé trong tư thế bú bình (trên ghế hoặc trong nôi), sau đó, dùng chăn hoặc các vật dụng khác kê bình sữa trong lúc cho bé bú. Đây là thói quen rất nguy hiểm, chỉ cần 1 phút lơ là (bạn chạy ra mở cửa hay nghe điện thoại) thì cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân là do thói quen này rất dễ khiến bé bị sặc sữa. Lúc đầu, bé có thể bú mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, một khi bé ngưng bú mà dòng sữa vẫn tiếp tục chảy ra thì có thể khiến bé bị sặc. Chính vì vậy, một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc là bạn cần chú ý giữ bình sữa khi cho bé bú. Nếu bé có thể tự cầm bình sữa thì bạn cũng cần chú ý quan sát để chắc chắn bé đang bú tốt.

Tầm quan trọng của việc cho bé bú bình đúng cách

Bình sữa dường như là một đồ dùng không thể thiếu trong danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho bé dù mẹ có nhiều hay ít sữa. Khi cho bé bú bình, việc tìm hiểu cách cho bé bú bình, tìm hiểu tư thế cho bé bú bình đúng cách không chỉ để bé bú ngoan ngoãn, bé bú nhanh hơn và còn giúp bé tránh được những rủi ro không đáng có như bị sặc sữa…

Bài viết liên quan

TOP 3 BÌNH SỮA NGOẠI TRONG TẦM GIÁ PHẢI CHĂNG

Bình sữa bằng nhựa có tốt không? Các loại bình sữa bằng nhựa tốt nhất cho bé

Nếu là lần đầu tiên làm ba, làm mẹ. Có bất chợt mẹ nghe thấy có người nói rằng “tư thế cho bé bú bình cũng có thể gây ra những rủi ro cho bé”. Việc cho bé bú bình không đúng cách, nếu nhẹ thì bé sẽ chỉ bị đầy hơi, khó tiêu, nặng hơn thì bị viêm tai, nặng hơn nữa có thể gây tử vong, đã từng có trường hợp thực tế chứ không phải chỉ là trên lý thuyết. “Sinh con đã khó, nuôi con cũng chẳng dễ dàng” quả thật không sai.

>>> Xem Ngay: Khi sử dụng bình sữa cho bé, mẹ không thể bỏ quaTOP 6 loại nước rửa bình sữa tốt nhất hiện nay giúp bình sữa của bé luôn được sạch sẽ và an toàn trước khi sử dụng.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách

Hậu quả thường gặp nhất khi cho bé bú bình sữa không đúng tư thế là bé bị sặc sữa, bị trào ngược, đầy hơi. Gián tiếp để sữa chảy vào tai mà ba mẹ không hề hay biết, nếu không vệ sinh tai kịp thời sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa.

Đặc biệt, nhiều ba mẹ có thói quen cho con nằm bú bình và cho con vừa ngủ vừa bú bình. Đây là 2 thư thế có nguy cơ khiến bé bị sặc sữa và ngạt thở cao nhất dù mẹ có sử dụng bình sữa xịn cho bé. Bởi vậy mà ba mẹ cần tìm hiểu 3 tư thế cho bé bú bình đúng cách, tốt nhất dưới đây.

1. 7 bước cho bé bú bình đúng cách để bé bú ngoan, tránh đầy hơi

Bước 1: Chuẩn bị bình sữa và các dụng cụ đi kèm

Trước tiên, mẹ vệ sinh bình sữa bằng nước rửa bình chuyên dụng và dụng cụ vệ sinh bình sữa để bình sạch bẩn, sạch khuẩn, bảo vệ tốt nhất hệ tiêu hóa của bé. Mẹ ưu tiên sử dụng nước rửa bình có thành phần tự nhiên từ dầu dừa, dầu cọ, ngô,… để an toàn, lành tính nhất cho bé nhé!

Nếu mẹ chưa biết cách chọn bình sữa, núm ti thế nào để tốt nhất cho con, mẹ tham khảo bài này nhé: Mách mẹ cách chọn bình sữa tốt, an toàn nhất cho bé yêu!

Bước 2: Tiệt trùng bình sữa đúng cách

Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé thường chưa hoàn thiện hoặc chưa đủ mạnh để chống lại các vi khuẩn gây hại từ môi trường xung quanh. Do đó, việc khử trùng dụng cụ đúng cách sẽ loại bỏ được các vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ bé bị bị các vấn đề về đường tiêu hóa. Mẹ lựa chọn các cách khử trùng như: Luộc bằng nước sôi, sử dụng máy tiệt trùng, quay lò vi sóng,…

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Tiệt trùng bình sữa cho con

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu ở bước 1, mẹ sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để vệ sinh bình sữa cho con, mẹ có thể bỏ qua bước này nhé. Bởi Mamamy đã nghiên cứu và cho vào sản phẩm của mình Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution – thành phần làm sạch an toàn và lành tính đến mức ngâm và rửa sạch được rau quả để tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy hoàn toàn các cặn sữa, vi khuẩn bám trong bình.

Bước 3: Pha sữa đúng cách cho bé

Mỗi loại sữa sẽ có một cách pha, liều lượng sử dụng khác nhau. Mẹ pha đúng theo hướng dẫn sử dụng cũng như tỷ lệ pha để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé mẹ nhé!

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Mẹ cần pha sữa đúng cách để bé hấp thu các dưỡng chất tối đa

Để pha sữa được đúng cách, mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Rót lượng nước đun sôi để nguội vào bình vừa đủ theo hướng dẫn.
  • Sử dụng đúng loại thìa múc sữa bột đã được để kèm theo trong hộp sữa bột, cho số lượng thìa sữa bột theo công thức vào bình sữa của bé.
  • Đóng chặt nắp bình, xoay bình sao cho lượng bột không bám lên núm vú, sau đó lắc nhẹ bình để hòa tan đều hỗn hợp.

Nếu chưa sử dụng ngay, mẹ cất bình sữa vào trong cùng ngăn mát tủ lạnh, không nên để ở ngăn cánh cửa tủ. Ngoài ra, các bác sĩ khuyên rằng mẹ chỉ nên pha sữa khi có nhu cầu sử dụng luôn chứ không pha sẵn từ trước rồi cất đi vì sữa để lâu ngoài môi trường dễ bị vi khuẩn lên men, làm giảm chất lượng sữa.

Đặc biệt, mẹ lưu ý nên vứt bỏ mọi hỗn hợp pha chế đã trữ trong tủ lạnh quá 24h để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

Bước 4: Chọn tư thế bú phù hợp với bé

Bé bú bình khi đang nằm nghiêng hoặc nằm ngửa sẽ rất dễ làm bé bị sặc sữa, nuốt nhiều hơi trong quá trình bú hơn, từ đó dẫn đến tình trạng đầy bụng ở bé. Vậy nên, tốt nhất mẹ nên lựa chọn các tư thế sau để bé bú sữa:

1 – Để bé một bên: Mẹ vòng cánh tay phải ra sau để ôm trọn bé, đầu bé sẽ tựa vào phía trên hoặc chỗ giữa cánh tay, bàn tay trái mẹ giữ phần mông của bé. Tay còn lại mẹ cầm bình sữa để cho bé bú. Mẹ bế bé hơi nghiêng một chút, tránh cho bé nằm thẳng làm sữa chảy vào tai khi bú, dẫn đến viêm tai giữa mẹ nhé.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Bế bé một bên là một trong những tư thế cho bé bú bình tốt nhất.

2 – Để bé ngồi tựa vào lòng: Mẹ ôm bé từ phía sau để bé ngồi tựa vào lòng mẹ. Phần đầu bé tựa vào ngực mẹ sẽ giúp bé ngồi thẳng, hoặc mẹ có thể cho bé ngồi lệch sang một bên bằng cách cho đầu bé tựa vào cánh tay mẹ. Tư thế này sẽ giúp bé giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược dạ dày khi bú sữa.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Tư thế cho bé tựa vào lòng đặc biệt hạn chế bé hay nôn trớ khi bú

3 – Bé ngồi tựa lên đùi: Mẹ ngồi trên mặt sàn hoặc trên ghế, trên giường rồi co hai chân lên. Cho bé ngồi trên bụng và hướng mặt về phía mẹ, lưng bé nằm tựa lên đùi mẹ. Tư thế này vừa giúp mẹ có thể cho bé bú bình, vừa tương tác với bé tốt hơn đó mẹ. Bé sẽ cảm thấy an tâm và vui vẻ hơn khi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ đó.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Tư thế này đặc biệt tốt cho việc tương tác với bé vì bố mẹ và bé luôn nhìn thấy nhau khi cho bé ăn sữa.

Bước 5: Luôn giữ cho núm ti đầy sữa khi bé bú bình

Việc giữ cho núm ti đầy sữa vô cùng quan trọng. Nếu mẹ không giữ sữa đầy núm, bé có thể sẽ nuốt phải hơi trong quá trình bú, khiến bé dễ bị nôn, trớ. Như vậy, chỉ cần không để bình sữa nằm ngang, bé sẽ không gặp tình trạng trên đâu ạ.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Núm ti đầy sữa sẽ giúp bé tránh bị đầy hơi, nôn trớ

Bước 6: Vỗ ợ hơi cho con

Trong quá trình bé bú dễ nuốt phải không khí làm bụng đầy hơi. Vỗ ợ hơi sau khi bú sẽ giúp tống hết khí thừa ra ngoài, giúp bé thấy dễ chịu, giảm tình trạng đầy hơi, nôn trớ. Mẹ bế bé thẳng lưng, áp ngực vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai rồi vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi.

Bước 7: Cho bé bú theo nhu cầu, không ép bé ăn thêm

Mỗi bé sẽ có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng và khả năng hấp thu lượng sữa khác nhau theo từng tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Do đó khi bé có biểu hiện đã no: bé nhè núm ti ra, ngậm núm ti nhưng không bú,… mẹ không ép bé ăn thêm. Bé yêu rất thông minh, bé sẽ biết cơ thể mình cần bao nhiêu là đủ luôn đó mẹ.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Nếu bé không muốn bú hoặc có biểu hiện đã no thì mẹ không nên ép bé ăn thêm

Mẹ tham khảo hướng dẫn dưới đây để chuẩn bị đủ sữa cho bé :

  • Với bé dưới 3 tháng tuổi: mỗi ngày bé cần 150 – 200ml sữa/ kg trọng lượng cơ thể.
  • Với bé từ 3 – 6 tháng tuổi: mỗi ngày bé cần 120ml sữa/ kg trọng lượng cơ thể.
  • Với bé từ 6 -12 tháng tuổi: mỗi ngày bé cần 90 – 100ml sữa/ kg trọng lượng cơ thể.

Vì sao bố mẹ cần phải cho bé bú bình đúng tư thế?

Dù sữa mẹ dồi dào thì chắc chắn cũng sẽ có lúc bạn cần cho con bú bằng bình. Tư thế cho bé bú bình đúng chuẩn không chỉ giúp bé bú ngoan ngoãn hơn mà còn tránh được những rủi ro không đáng có.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách

Nếu bố mẹ chưa một lần cho con bú bình thì cũng đừng quá ngạc nhiên khi nghe tới việc bú bình cũng có thể gây ra rủi ro. Bú bình không đúng cách hậu quả nhẹ thì khiến bé bị đầy hơi, nặng thì gây viêm tai thậm chí tử vong. Đã có trường hợp thực tế chứ không phải chỉ là nói quá. Vậy mới nói sinh con khó, chăm con cũng chẳng dễ dàng chút nào.

Sự cố thường gặp nhất khi cho bé sơ sinh bú bình là bé bị trào ngược và sặc sữa. Hệ quả gián tiếp là sữa chảy vào tai nhưng bố mẹ không phát hiện để vệ sinh kịp thời gây viêm tai giữa. Thêm nữa, rất nhiều bố mẹ có thói quen cho con nằm bú bình và cho con vừa ngủ vừa bú bình. Trạng thái này mang lại nguy cơ cao nhất khiến bé bị sặc sữa và ngạt thở. Bình xịn không bằng cách bú. Dù bố mẹ chọn bình sữa nào tốt nhất cho bé mà để bé bú sai tư thế cũng là đang âm thầm hại con.