Từ đó đa nghĩa là gì

Trong tiếng Anh có nhiều từ có nhiều hơn một nghĩa và các ngữ nghĩa này có thể có sự liên quan ít nhiều với nhau hoặc không. Vì vậy, việc hiểu rõ tất cả các mặt nghĩa của một từ không chỉ giúp người học tiếng Anh cải thiện các kỹ năng nghe và đọc (các kỹ năng tiếp nhận thông tin) mà còn giúp việc sử dụng từ vựng được linh hoạt và từ đó truyền đạt ngôn ngữ được hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, sự linh hoạt trong việc sử dụng từ vựng còn là một trong những yếu tố quan trong để đánh giá trình độ của thí sinh trong các kì thi đánh giá năng lực tiếng Anh, ví dụ trong bài thi IELTS Writing và IELTS Speaking, từ vựng là một trong 4 tiêu chí chấm điểm cho phần thi này. Trong bài viết này, tác giả sẽ giải thích một số định nghĩa về từ đa nghĩa trong tiếng Anh và trình bày về một số từ đa nghĩa phổ biến, hữu ích trong tiếng Anh.

Các khái niệm

Từ đa nghĩa là những từ có nhiều hơn 1 nghĩa. Trong tiếng Anh, từ đa nghĩa có thể được gọi là “ polysemy ” khi các nghĩa của từ có sự liên quan với nhau hay “homonym” nếu các mặt nghĩa của một từ rời rạc, không có sự liên quan với nhau. Ngoài ra, người học cũng cần phân biệt “homonym” với “homograph” và “homophone”.

  • “Homograph” là những từ có cách viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau, các từ này không nhất thiết phải có cùng cách phát âm.
    Ví dụ: “tear” (n) nước mắt và “tear” (v) xé rách có cách viết giống nhau nhưng cách phát âm hoàn toàn khác nhau.

  • Ngược lại, “Homophone” là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau và chúng không nhất thiết phải có cùng cách viết.
    Ví dụ: “to”, “two” và “too” là các “homophone” do có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau

“Homonym” là thuật ngữ bao hàm cả “homograph” và “homophone”. Chúng là các từ có cách viết và phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.r

Ví dụ:

  • Bat (n) con dơi | Bat (n) cái chày

  • Book (n) sách | Book (v) đặt (chỗ, vé, …)

→ Các cặp từ trên là homonym vì chúng có cùng cách phát âm, cách viết nhưng nghĩa khác nhau. Chúng cũng đồng thời là homograph (do có cách viết giống nhau) và là homophone (do có cách phát âm giống nhau).

Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ đề cập đến từ đa nghĩa bằng “polyseme” và “homograph” vì không xét đến cách phát âm của các từ.

Một số từ đa nghĩa phổ biến trong tiếng Anh

See

See với nghĩa là “nhận thấy”

Bên cạnh nghĩa thấy một sự vật, sự việc nhờ thị giác, see còn có nghĩa là “nhận thấy”. “See” với nghĩa “nhận thấy” sẽ đồng nghĩa với các từ “realize, understand”.

Ví dụ 1

  • I don’t see any needs to learn Spanish at the moment.
    (Tôi không nhận thấy nhu cầu gì trong việc học tiếng Tây Ban Nha ở thời điểm hiện tại)

  • People don’t seem to see the importance of protecting the environment.
    (Người ta dường như không nhận thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường)

*Note: “I see” thường được sử dụng khi người nói muốn thể hiện rằng bản thân đã nắm và hiểu thông tin tiếp nhận từ người nói.

Ví dụ 2

A: “I’m sorry, I can’t come with you tonight. I’m having a very important test tomorrow…”

B: “I see…”

“See” với nghĩa là “gặp gỡ” (meet) hay “tham quan, viếng” (visit)

Ví dụ 3

  • I’m seeing my university friends this Saturday.
    (Tôi sẽ gặp những người bạn đại học của tôi vào thứ bảy này)

  • I haven’t been feeling very well recently. I think I’ll have to visit the doctor this weekend.
    (Dạo gần đây tôi thấy không khỏe. Tôi nghĩ tôi cần phải gặp bác sĩ cuối tuần này).

“See” với nghĩa “xem xét” (consider)

Ví dụ 4

  • I don’t see myself as a good friend to others.
    (Tôi không xem bản thân là một người bạn tốt với người khác)

  • The new policy can be seen as a positive movement of the government towards protecting the environment.
    (Chính sách mới này có thể được xem như một động thái tích cực của chính phủ đối với việc bảo vệ môi trường)

Find

Bên cạnh nghĩa “tìm thấy”, “tìm ra” sự vật, sự việc nào đó, gần nghĩa với “discover”, “find” cũng có nghĩa là “nhận thấy, nhận ra” tình trạng, sự tồn tại của một sự vật, sự việc hoặc “nhận ra” sự việc gì đó đã diễn ra. Hơn nữa, “find” cũng có nghĩa là “cảm thấy”, “find” với nghĩa này thường được sử dụng để nêu lên quan điểm, nhận xét về một sự vật, hiện tượng.

“Find” với nghĩa gốc “tìm ra”, gần nghĩa với “discover”

Ví dụ 1

  • Scientists and doctors have been trying to find a cure for cancer for a long time.
    (Các nhà khoa học và các bác sĩ đã cố gắng để tìm ra cách chữa ung thư từ rất lâu)

  • Have you found the key to open the door?
    (Bạn đã tìm thấy cái chìa khóa để mở cửa chưa?)

“Find” với nghĩa “nhận thấy, nhận ra”

Ví dụ 2

  • I find myself unable to speak when there are many people around
    (Tôi nhận thấy bản thân mình không thể nói được khi có nhiều người xung quanh)

  • I found (that) my house had been burgled.
    (Tôi nhận ra nhà của mình đã bị đột nhập)

“Find” với nghĩa “cảm thấy”

Ví dụ 3

  • I find English very difficult to learn.
    (Tôi cảm thấy tiếng Anh rất là khó học)

  • I find it hard to talk to my dad.
    (Tôi cảm thấy khó để nói chuyện với bố tôi)

*Lưu ý: “Find” với nghĩa nhận thấy đồng nghĩa với “See”. Tuy nhiên “Find” không được sử dụng khi người nói muốn thể hiện mình “hiểu” thông tin.

Ví dụ 4

“I’ve gone through a lot of trouble recently”.

“I find” (X) —-> “I see…” (V)

Tell

“Tell” ngoài nghĩa “kể cho ai nghe, cung cấp thông tin” còn có nghĩa “biết được, nhận ra”. “Tell” với mặt nghĩa này sẽ đồng nghĩa với “To know” hay “To recognize”

Ví dụ

  • Can you tell if someone fakes their smile?
    (Bạn có thể biết được liệu một người giả cười hay không?)

  • It’s hard to tell when the pandemic will finally be over.
    (Thật khó để biết được khi nào thì dịch bệnh sẽ qua đi)

Company

Ngoài nghĩa “công ty”, “Company” còn được sử dụng để diễn tả tình trạng ở cùng với ai “to be with someone”

Ví dụ

  • I really enjoy his company (enjoy being with him).
    Tôi rất thích có anh ấy kế bên

  • She’s a very sociable person. I always see her having company with other people.
    Cô ấy là một người thích giao du. Tôi luôn thấy cô ấy đi cùng với nhiều người khác.

Admit

Ngoài nghĩa “thừa nhận”, “chấp nhận” một sự thật, sự việc nào đó, đồng nghĩa với “to accept”, “Admit” còn có nghĩa cho phép ai, cái gì đi vào – “to allow in”

Ví dụ

  • I’m happy to finally get admitted to one of the most prestigious universities in HCM city
    (Tôi rất vui vì cuối cùng cũng được nhập học ở một trong những trường đại học danh giá nhất ở TP.HCM)

  • She was admitted to hospital after a motorbike accident
    (Cô ây được nhập viện sau một tai nạn xe máy).

Hoàng Khải Đức

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Từ đơn là gì ?

1 điểm

A. Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên

B. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về âm

C. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về nghĩa

D. Là từ được tạo ra từ từ ghép và từ láy.

Câu 2. Câu : “Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ", có mấy từ đơn ?

1 điểm

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 3. Từ ghép là gì?

1 điểm

A. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về âm

B. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về nghĩa.

C. Là hai từ ghép lại với nhau

D. Là hai từ ghép lại với nhau, trong đó có một từ chính và một từ phụ.

Câu 4. Câu : “Tôi đi đứng oai vệ", có mấy từ ghép?

1 điểm

A. Một

B. Hai

C. Ba

D.Bốn

Câu 5. Chọn tiếng nào trong các tiếng dưới đây để tạo ra từ láy từ tiếng “gầy” ?

1 điểm

A. gặt

B. guộc

C. gầm

D. gạt

Câu 6. Dòng nào sau đây chỉ chứa toàn từ ghép ?

1 điểm

A.Mặt mũi, tốt tươi, nhỏ nhẹ, ngon ngọt

B.Mặt mũi, mênh mông, rì rào, xinh xắn

C.Mặt mũi, xinh xắn, nhỏ nhẹ, mênh mông

D.Mặt mũi, rì rào, mênh mông, ngon ngọt

Câu 7. Dòng nào sau đâychỉ chứa toàn từ láy ?

1 điểm

A.Rì rầm, phương hướng, xa lạ, xa xăm

B. Rì rầm, long lanh, liêu xiêu, xanh xanh

C.Rì rầm, xa lạ, liêu xiêu, xanh xanh

D. Rì rầm, Phương hướng ,liêu xiêu, xanh xanh

Câu 8: Từ “ngẩn ngơ” trong câu “Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ", được hiểu là:

1 điểm

A. Trạng thái bị cuốn hút bởi dòng người mặc toàn quần áo đẹp

B. Trạng thái bị cuốn hút trước những món ăn ngon và lạ

C.Trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

D.Trạng thái thiếu sức sống, không thể nhớ tên nổi một con phố

Câu 9: Câu “Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ", có mấy từ láy ?

1 điểm

A. Bốn

B. Ba

C. Hai

D. Một

Câu 10 : Chọn từ thích hợp để điền vào câu sau : “Một bài văn………cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.”

1 điểm

A.Hoàn thành

B. Hoàn hảo

C. Hoàn chỉnh

D. Hoàn trả

Nghĩa của từ

1. Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

2. Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có nhiều cụm từ chỉ đặc điểm của sự vật như: nặng không thê tưởng tượng nỗi (miêu tả ngựa sắt và những vật dụng được rèn cho Gióng), cao to sửng sững (miêu tả Gióng).

Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm.

3. Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chỉ kể) có nhiều cụm từ chỉ hoạt động của sự vật như: kéo đến ầm ầm (miêu tả quân sĩ của vua khi đến nhà Gióng), hì hục khiêng (miêu tả hành động của quân sĩ nhà vua khi mang ngựa, gươm, giáp và nón cho Gióng), nằm ngổn ngang (miêu tả xác của quân giặc), trói nghiền (miêu tả hành động của quân dân vua Hùng đối với quân giặc).

Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm.

Biện pháp tu từ

4. Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có những cụm từ dùng biện pháp tu từ so sánh như: lớn như thổi (miêu tả Gióng), hét lên một tiếng như tiếng sấm (miêu tả tiếng hét của Gióng), phi như bay (miêu tả ngựa của Gióng), loang loáng như chớp giật (miêu tả lưỡi gươm của Gióng), khóc như ri (miêu tả tiếng kêu khóc của quân giặc). Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ và cho biết tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ trên.

Từ láy

5. Tìm từ láy trong đoạn trích từ Thế rồi Gióng mặc giáp sắt đến bay thẳng lên trời. Cho biết quan hệ láy âm giữa các tiếng trong những từ láy tìm được.

Video liên quan

Chủ đề