Tự chủ trong khoa học công nghệ

Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP gồm 5 Chương, 41 Điều, quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hoá, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.

Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định trước đây và đưa ra một số điểm mới, như sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị nhóm 3 như sau: Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên sang đơn vị nhóm 2; Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên; Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên.

Về nguồn tài chính, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định nguồn tài chính của đơn vị SNCL theo hướng tổng hợp chung tất cả các nguồn lực, chưa có sự tách bạch rõ nguồn thu từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Để khắc phục hạn chế nêu trên, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP bổ sung quy định cụ thể nguồn tài chính của đơn vị SNCL theo hướng tách rõ nguồn thu. Cụ thể, nguồn thu hoạt động sự nghiệp gồm:

Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;

Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;

Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.

Việc mở tài khoản giao dịch của ĐVSN công quy định như sau:

Được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ.

Đơn vị nhóm 3 và nhóm 4 mở tài khoản chuyên thu tại NHTM đối với các khoản thu dịch vụ khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, học phí theo mức giá quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Định kỳ nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để quản lý theo quy định. (Nhóm 3 là ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; Nhóm 4 là ĐVSN công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định gồm: kinh phí NSNN cấp, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí và các khoản khác của NSNN (nếu có) đơn vị mở tại Kho bạc để quản lý;

Các Quỹ được trích lập theo quy định tại Nghị định 60/2021 được gửi tiền tại NHTM để quản lý.

Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết:

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP chưa quy định cụ thể các hình thức liên doanh liên kết và việc phân phối kết quả chênh lệch thu chi từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị SNCL. Do đó, để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất chung về việc phân phối kết quả từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị SNCL, Nghị định 60/2021/NĐ-CP bổ sung quy định về tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết.

Theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị SNCL được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Nghị định này không quy định việc sử dụng thương hiệu, giấy phép, bản quyền tác phẩm để liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới. Trường hợp liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới thì đơn vị SNCL thực hiện theo các quy định pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khác. Việc phân chia kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo thỏa thuận trong Hợp đồng liên doanh, liên kết, cụ thể như sau:

Đối với hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới: Đơn vị SNCL thực hiện bổ sung toàn bộ kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết vào nguồn tài chính của đơn vị có hoạt động liên doanh, liên kết theo đề án liên doanh, liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với hình thức liên doanh, liên kết thành lập pháp nhân mới: số tiền thu được từ kết quả phân chia của hoạt động liên doanh, liên kết sau khi chi trả các chi phí lãi vay, chi phí thuê tài sản đem đi góp vốn (nếu có); phần thu nhập được chia còn lại của đơn vị SNCL được quản lý và sử dụng theo đề án liên doanh, liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP  có hiệu lực từ ngày 15/8/2021. Các quy định tại các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;

- Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

                                                                                                                        Dung Ngô

Nhận diện khó khăn

Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN công lập có 02 dấu mốc quan trọng, dựa trên 02 căn cứ pháp lý hướng dẫn việc thực hiện: Giai đoạn 2005 - 2015, thực hiện theo quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 và từ năm 2016 đến nay, thực hiện theo quy định tại Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng (giữa) chủ trì Hội thảo

Theo đó, đến thời điểm cuối năm 2015, tất cả các tổ chức KH&CN thuộc Bộ Công Thương đều được chuyển đổi mô hình hoạt động theo qui định của Nghị định 115. Thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương còn quản lý 22 viện (do 2 viện chiến lược sáp nhập và Viện Bông Nha Hố sang Bộ NN&PTNT), trong đó có 01 viện chiến lược và 21 viện chuyên ngành và một nửa trực thuộc Bộ, một nửa trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty. Trong số này có 03 viện đã cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN.

Đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập theo quy định tại Nghị định 54, trên cơ sở phương án do các đơn vị trình lên, Báo cáo của Vụ KH&CN cho thấy, trong 11 viện trực thuộc Bộ có: 01 viện đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư; 07 viện đảm bảo chi thường xuyên; 03 viện đảm bảo một phần chi thường xuyên và 01 viện được nhà nước đảm bảo hoàn toàn chi thường xuyên (là Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương).

Bà Kiều Nguyễn Việt Hà - Vụ KHCN, Bộ Công Thương trình bày báo cáo tình hình triển khai việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ

Chủ trì Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng chia sẻ, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 đã có những tác động tích cực tới hoạt động của các Viện, giúp các Viện tăng cường tính tự chủ và chủ động, tạo cơ hội hợp tác, liên doanh phát triển nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, quá trình chuyển đổi của các đơn vị cũng gặp phải không ít những khó khăn mà nguyên nhân cốt lõi chính là việc thiếu đồng bộ về mặt cơ chế chính sách.

Là một mô hình được đánh giá cao về tính hiệu quả khi chuyển sang hoạt động tự chủ, Công ty CP Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (IMI) cũng có rất nhiều vướng mắc. TS.Đỗ Văn Vũ – Chủ tịch HĐQT IMI cho biết, từ khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp KH&CN công ty cổ phần, IMI không được cấp bằng tiến sĩ. Đây là một vướng mắc vô cùng lớn mà Viện tha thiết mong muốn các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét lại. Theo ông Vũ, các viện trước kia có chức năng đào tạo tiến sĩ thì khi chuyển sang doanh nghiệp KHCN vẫn cần được giữ nguyên chức năng này.

Đặc biệt, khi cổ phần hóa các doanh nghiệp KHCN cần có cơ chế riêng, không nên tính khấu hao phòng thí nghiệm vào giá trị doanh nghiệp. Đồng quan điểm này, ông Đặng Văn Sơn – Viện trưởng Viện Công nghiệp giấy và xenlulose cho rằng, phòng thí nghiệm chiếm đến 40-50% giá trị tài sản, nhưng chủ yếu dùng để nghiên cứu, rất khó tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Do đó, khi cổ phần hóa đưa vào khấu hao như các doanh nghiệp bình thường khác thì không đơn vị nào chịu nổi, lớn như vậy nên cứ đưa vào là lỗ, tạo gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp.

Hay như việc yêu cầu xây dựng quỹ lương của doanh nghiệp tự chủ. Ông Hoàng Tiến Dũng – Viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng, việc qui định “3 lần tiền lương” như hiện nay thực sự không thể giúp doanh nghiệp giữ được người tài do mức thu nhập quá thấp. Việc qui định các đơn vị công lập tự chủ như viện mỗi đơn vị chỉ được mua 2 chiếc ô tô cũng là bất cập. “Ô tô là phương tiện đi lại. Chúng tôi đi công tác hàng chục ngàn km/năm, nếu đi thuê xe, tiền thuê phục vụ công việc còn nhiều hơn việc mua ô tô và nuôi người lái, đổ xăng xe”.

Tuy vậy, ông Dũng cũng nhận định, khó khăn mở ra cơ hội, chính vì những vướng mắc này mà Viện Năng lượng đã quyết tâm đề xuất phương án được tự chủ ở nhóm a, tức là đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư. Như vậy, doanh nghiệp sẽ được chủ động  nhiều hơn trong phần quyền hạn của mình.

Gỡ dần vướng mắc

Theo ông Đinh Việt Bách – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ thì quan điểm thực hiện cơ chế tự chủ tại Nghị định 54 là phân loại tổ chức KH&CN công lập theo chức năng của tổ chức để giao quyền tự chủ. Mức độ tự chủ được đánh giá dựa trên mức độ bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư của tổ chức KH&CN công lập. Đó là tổ chức KH&CN tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cụ thể gồm 4 loại:

Loại a: tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

Loại b: tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;

Loại c: tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

Loại d: tổ chức KH&CN công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Tùy thuộc vào mức độ tự chủ a,b,c hay d, tổ chức KH&CN sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ và được thực hiện các quyền ở mức khác nhau theo hướng, mức độ tự chủ càng cao thì mức độ tự chủ trong thực hiện các quyền càng cao.

Về vấn đề này, ông Đặng Văn Sơn – Viện trưởng Viện Công nghiệp giấy và xenlulose cho rằng, Bộ Công Thương cần định hướng các đơn vị của mình nên đi theo mô hình nào: Chuyển tất thành doanh nghiệp KH&CN hay là tổ chức KH&CN tự chủ. Việc định hướng của Bộ là rất quan trọng, góp phần cho các đơn vị ổn định tổ chức.

“Chúng tôi vẫn đứng đây. Chúng tôi có thể phát triển được. Điều đó chỉ ra rằng, chỉ cần có cơ chế chính sách phù hợp chúng tôi vẫn phát triển tốt”. – ông Sơn lạc quan.

Viện Nghiên cứu Cơ khí, một trong những mô hình rất thành công của ngành Công Thương cũng ủng hộ việc không nên ràng buộc về nhân sự của các doanh nghiệp tự chủ. Ông Phan Đăng Phong – Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí mong muốn, Nhà nước cho đơn vị quyền tự quyết về nhân sự, khi có việc tuyển thêm, khi không có tự giảm đi và phải cho doanh nghiệp tự ký hợp đồng tuyển lao động.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, do trói buộc mức lương (việc trích lập quỹ thu nhập tăng thêm không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc) nên các viện không thu hút được nhân tài về làm việc, không giữ chân được người lao động, thậm chí còn bị chảy máu chất xám rất đáng báo động. Ông Phong đưa ra kiến nghị, cần tách bạch nguồn thu từ NSNN hay từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu là từ NSNN vẫn vận dụng theo qui định trên, còn các nguồn thu từ hoạt động SXKD thì cho phép doanh nghiệp vận dụng cơ chế trả lương theo doanh nghiệp, nhằm giữ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một vướng mắc nữa chính là việc huy động vốn. Do các viện hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nên về nguyên tắc không thể sử dụng tài sản như đất đai để thế chấp vay vốn nên hạn mức tín dụng của các viện thấp không đủ để thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn. Do đó, hiện nay nhiều viện phải dùng hình thức tín chấp, anh làm ăn tốt thì ngân hàng cho vay, làm không tốt thì không cho vay, rất khó cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh.

Đại diện Bộ Tài chính lên giải đáp các thắc mắc của viện về Nghị định 54

Tại Hội thảo, đại diện Bộ Tài chính đã phân tích lại một lần nữa những nét chính của Nghị định 54, đồng thời đưa ra lời khuyên với các đơn vị, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mô hình tự chủ, trên nguyên tắc tự chủ càng cao thì quyền hạn càng cao.

Qua Hội thảo, các đơn vị đều mong muốn, Bộ Công Thương tiếp tục cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị. Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo tiếp tục được Vụ KH&CN, Bộ Công Thương ghi nhận để trình đến các cấp có thẩm quyền nhằm gỡ dần vướng mắc, hoàn thiện đề án chuyển đổi các đơn vị sang mô hình tổ chức KH&CN công lập tự chủ theo đúng tiến độ đề ra.

Video liên quan

Chủ đề