Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống

Từ truyện ngắn “Tuổi thơ tôi”, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn

Bài làm

       Tình bạn là mối quan hệ không thể thiếu trong đời sống của tất cả chúng ta. Vậy tình bạn là gì? Thiếu nó, cuộc sống của ta sẽ ra sao? Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những tình bạn, đó là sự gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tương đồng về sở thích, tính cách hay lí tưởng. Một tình bạn trở nên đẹp đẽ và cao quý khi ta dành cho đối phương sự tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia, không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau. Giữa dòng đời với biết bao bon chen, có được một tình bạn chân thành là điều vô cùng may mắn. Bởi đó là niềm vui, là chỗ dựa lớn lao đem đến cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn", từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện bản thân hơn. Nhân vật “tôi” trong văn bản “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh đã có một tuổi thơ thật đẹp bên các cậu bạn nhỏ để cùng học, cùng chơi, cùng bày trò nghịch ngợm. Và từ câu chuyện dế lửa, các cậu bé đã rút ra cho mình bài học về sự sẻ chia và hoàn thiệu bản thân mình hơn. Bạn tốt không đồng nghĩa với việc bao che, đồng tình với những hành động sai trái của đối phương mà phải mạnh dạn thẳng thắn giúp bạn nhận ra sai lầm và quay lại với con đường đúng đắn. Vì vậy, tất cả chúng ta cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Cách duy nhất để có một người bạn là hãy làm một người bạn.

Loigiaihay.com

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà. Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu soạn bài tuổi thơ tôi lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây với Mobitool nhé.

– Những hành động có thể gây tổn thương người khác: nói xấu bạn bè, từ chối sự giúp đỡ của người khác…

– Đôi nét về tác giả:

  • Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955.
  • Quê hương: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
  • Ông là một trong những nhà văn được độc giả lứa tuổi thiếu niên rất yêu thích.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Trước vòng chung kết, Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…

Câu 1. Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

Lợi rất quý chú dế lửa. Nó đánh nhau không loại dế nào bì được, lại rất khó để tìm được một chú dế lửa.

Câu 2. Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?

Con dế kêu khiến thầy giáo phát hiện ta. Hộp dế của lợi bị thầy giáo thu mất.

Câu 3. Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

Những người bạn của Lợi không hề xấu. Nhưng chỉ vì sự ghen tị khi Lợi có con Dế Lửa nên mới có những hành động như vậy.

Câu 1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

Văn bản kể về tuổi thơ của nhân vật “tôi”. Qua đó gửi gắm bài học ý nghĩa về tình bạn.

Câu 2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.

Cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật “Lợi”: trùm sỏ, thu vén cá nhân, ra giá nghiêm chỉnh, làm giàu.

Câu 3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

– Khi biết dế lửa chết, Lợi đã “khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy”, “cặp mặt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng”.

Câu 4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

– Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà, đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.

– Đám tang chú dế, tất cả bạn bè của Lợi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

– Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho đầy.

– Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi.

Câu 5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:

a. Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Dựa vào nội dung câu chuyện kể về nhân vật Lợi.

b. Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.

– Ban đầu, dế lửa khiến cho những người bạn cảm thấy ghen ghét Lợi. Nhưng sau cái chết của dế lửa đã giúp gắn kết tình bạn của các nhân vật.

– Một số chi tiết như:

  • Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.
  • Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.
  • Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

Câu 6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

  • Cái chết của dế lửa đã cho thấy lợi là một cậu bé tình cảm, nhân hậu. Từ việc ganh tị, trở nên đồng cảm.
  • Sự thay đổi đó đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện thêm rõ ràng hơn.

Câu 7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Trong cuộc sống, con người cần phải biết cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu nhau.

Hay nhất

Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống: Cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung.

Hãy nói " không" với các tệ nạn (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Vì sao nói tình bạn là viên ngọc quý (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Câu chuyện Tuổi thơ tôi đã đem đến cho em bài học đó là: đừng bao giờ tị nạnh hay ganh ghét với những gì mà người khác có, hãy luôn yêu thương, quý trọng bạn bè, mọi người xung quanh. Hãy thấu hiểu người khác, đặt mình vào vị trí của người khác và đối xử với người khác bằng tình cảm chân thành nhất có thể.

Trả lời câu 7 trang 15 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Soạn bài Tuổi thơ tôi – Văn 6 CTST

Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống đó là cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung hơn đối với mọi người.


    Bài học:
  • BÀI 6: ĐIỂM TỰA TINH THẦN
  • Soạn bài Tuổi thơ tôi (CTST)

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

154332 điểm

trần tiến

Từ
câu. chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Tổng hợp câu trả lời (2)

Những cậu bé trong “Tuổi thơ tôi” đã đưa người đọc bật cười với những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của tuổi thơ. Những cậu bé trong câu chuyện là những cậu bé nghịch ngợm với đủ trò chơi thôn quê, dân dã. Đám trẻ vì ghen tị với Lợi nên đã bày trò để Lợi không còn huênh hoang với “chiến binh bất bại” của mình. Sau khi làm cho chú dế thân yêu của Lợi chết oan, các cậu bé nghịch ngợm lại cảm thấy hối lỗi và ra sức chuộc lỗi bằng cách đến dự đám tang và chuẩn bị chu đáo cho chú dế một nơi an nghỉ rộng rãi. Có thể nói, những trò nghịch ngợm và tư duy trẻ con của các nhân vật trong truyện đã khiến chúng ta nhìn thấy chính bản thân mình của tuổi thơ và cũng khiến chúng ta suy ngẫm về tình bạn, về cách cư xử trong cuộc sống và tự nhủ mình sẽ sống tốt hơn từng ngày.

Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống: Cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với chủ đề: Tình thương yêu giữa con người với con người.
  • Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.
  • Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy điều gì về tâm hồn cô?
  • Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?
  • Trong đoạn 1, những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú?
  • Đọc hiểu Tình mẹ
  • Kết thúc truyện Vua chích chòe, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
  • Trong số các từ mượn, có rất nhiều từ đã được Việt hóa (khó nhận biết là từ mượn). So sánh các từ động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm với nhau, em thấy từ nào được Việt hóa, từ nào vẫn còn mang vẻ xa lạ.
  • Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.
  • Từ gồm mấy loại : -từ đơn-từ ghép -từ đơn-từ phức

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ đề