Từ câu chuyện kho báu, các em rút ra được bài học gì

-Đọc đoạn trước lớp:

-GV treo bảng phụ:

.Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia./ quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. // Hai ông bà, / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng. // và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. //

+HS đọc lại câu dài, GV nhận xét.

+HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.

+GV nhận xét, sửa sai.

+HS đọc chú giải

-Đọc đoạn trong nhóm:

+HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn.

+GV theo dõi, nhận xét.

+HS nhận xét lẫn nhau trong nhóm.

-Thi đọc giữa các nhóm.

+HS đọc.

+GV cùng HS nhận xét.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 28: Kho báu (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tập đọc Kho báu I.Mục tiêu: -Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. -Hiểu được nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.(trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5) -HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 4. II.Đồ dùng : -Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài. III.Hoạt động dạy học: A.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -GV cho HS xem tranh ở SGK và hỏi ?Bức tranh vẽ gì ? + Hs trả lời. -GV nói : Tiết học hôm nay ta học bài Kho báu. 2.Hướng dẫn luyện đọc: (28’) a.GV đọc mẫu toàn bài. b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ . -Đọc từng câu: +HS đọc nối tiếp từng câu. +GV ghi bảng : bệnh nặng, hão huyền, đàng hoàng, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, của ăn của để,... + GV đọc mẫu, giải nghĩa từ. + HS đọc cá nhân + Lớp đọc đồng thanh. + Đặt câu với một số từ trên. -Đọc đoạn trước lớp: -GV treo bảng phụ: .Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia./ quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. // Hai ông bà, / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng. // và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. // +HS đọc lại câu dài, GV nhận xét. +HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp. +GV nhận xét, sửa sai. +HS đọc chú giải -Đọc đoạn trong nhóm: +HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn. +GV theo dõi, nhận xét. +HS nhận xét lẫn nhau trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. +HS đọc. +GV cùng HS nhận xét. Tiết 2: 3.Tìm hiểu bài: (25’) -HS đọc thầm và một bạn đọc to để trả lời lần lượt câu hỏi sau. ?Nhờ chăm chỉ làm lụng hai vợ chồng người nông dân đạt được điều gì (Gây dựng một cơ ngơi đàng hoàng) ?Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không (Họ ngại làm ruộng chỉ mơ mộng hão huyền) ?Trước khi mất cha cho các con biết điều gì (ruộng nhà có kho báu) ? Theo lời người cha hai người con đã làm gì (Đào ruộng để tìm kho báu) -HS năng khiếu trả lời câu hỏi sau: ?Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu +Vì đất ruộng vốn là đất tốt. +Vì được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. +Vì hai em giỏi trồng lúa. -HS trả lời. -GV chốt ý đúng: Vì đất được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. Với ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 4.Luyện đọc lại: (10’) -GV nhắc lại cách đọc. -HS đọc lại bài. -GV nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò: (2’) -1HS đọc lại bài. ?Từ câu chuyện kho báu em rút ra bài học gì -HS trả lời. -GV chốt lại: Ai chăm học, chăm làm,người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều hạnh phúc. -Về nhà đọc lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • Tuan_28_Kho_bau.doc

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Soạn bài: Tập đọc: Kho báu

Bài đọc

Kho báu

1. Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

2. Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con:

- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

3. Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ lại đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.

Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.

Theo NGỤ NGÔN Ê-DỐP

(Nguyệt Tú dịch)

- Kho báu : chỗ cất giữ nhiều của cải quý.

- Hai sương một nắng : làm việc vất vả từ sáng sớm đến tối.

- Cuốc bẫm cày sâu : ý nói chăm chỉ làm nghề nông.

- Cơ ngơi : nhà cửa, ruộng vườn, tài sản,…

- Đàng hoàng : ý nói đầy đủ.

- Hão huyền : không thể có.

- Bội thu : thu được nhiều hơn bình thường.

- Của ăn của để : của cải đủ dùng và còn có để dành.

Nội dung bài: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 1(trang 84 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân đó là : quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Ông bà thường ra đồng vào lúc sáng sớm, trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ không để cho đất nghỉ, cũng chẳng lúc nào ngơi tay.

Câu 2(trang 84 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Trước khi mất, người cha dặn các con: ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

Câu 3 (trang 84 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Theo lời cha, hai người con đã làm gì ?

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chỉ ra việc làm của hai người con sau khi cha mất.

Trả lời:

Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu mà chẳng thấy kho báu đâu, họ đành phải trồng lúa.

Câu 4 (trang 84 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu ?

Em hãy đọc đoạn 3 và tìm nguyên nhân khiến lúa bội thu.

Trả lời:

Mấy vụ liền lúa bội thu vì khi hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất đã làm kĩ nên lúa rất tốt.

Câu 5 (trang 84 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?

Trả lời:

Câu chuyện khuyên chúng ta: nếu biết chăm chỉ, yêu quý đất đai sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-28-cay-coi.jsp

Bài 73 Kho báu học tốt Tiếng Việt lớp 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc: Đọc đúng, chuẩn xác những tiếng, từ, ngữ sau: “kho báu, sương, bẩm, cày sâu, gáy, lặn, khoai, chuyên cần, đàng hoàng, mỗi ngày, hão huyền, vụ liền”.

2. Hướng dẫn đọc:

Văn bản là một truyện kể, gồm lời dẫn chuyện và lời của người cha, nhân vật trong truyện. Khi đọc, em cần chú ý phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật đế có ngữ điệu đọc phù hợp. Giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi như người kế chuyện. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó:

– “hai sương một nắng”: làm việc vất vả từ sáng đến tối.

– “cuốc bẩm cày sâu”: cần cù, chịu khó, chăm chỉ làm ruộng.

– “ngơi tay”: làm việc không lúc nào nghỉ tay.

– “cơ ngơi”: toàn bộ nhà cửa vườn tược ruộng đất và những tài sản khác.

– “hão huyền”: hoàn toàn không có thực tế, không thể có thật hoặc không thế thành sự thật.

– “kho báu”: nơi cất giữ nhiều của cải quí.

– “bội thu”: thu hoạch được nhiều hơn bình thường.

– “của ăn của để”: có của ăn để dành, no đủ.

2. Tìm hiểu bài:

* Câu hỏi 1: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.

– Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 1, tìm xem những từ ngữ nào thể hiện hai vợ chồng rất cần cù chịu khó làm ăn. Tìm được những từ ngữ đó là em đã có câu trả lời.

– Gợi ý: Những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của hai vợ chồng người nông dân là: “quanh năm…….. ra đồng từ……… Trồng lúa, …………. không đề cho đất nghỉ, không ngơi……………. ”

* Câu hỏi 2: Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì?

– Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 2, chú ý lời người cha dặn lại với các con của mình trước lúc qua đời. Đó chính là nội dung em cần tìm.

– Gợi ý: Trước khi mất, người cha cho các con biết: “Ruộng………….. tự đào lên mà dùng”.

* Câu hỏi 3: Theo lời cha, hai người con đã làm gi?

– Hướng dẫn: Em đọc thầm đoạn 3, tìm xem hai người con đã tìm gì trên đám ruộng của mình. Tìm được việc làm đó em đã có được câu trả lời.

– Gợi ý: Theo lời cha dặn hai người con đã “đào………………….”.

* Câu hỏi 4: Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?

– Hướng dẫn: Em suy nghĩ xem, nếu ruộng lúa được đào bới kĩ, cỏ chết, đất tơi xốp thì khi trồng lúa, lúa sẽ như thế nào. Trả lời được điều ấy là em đã tìm được nội dung cho câu trả lời.

* Câu hỏi 5: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

– Gợi ý: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải “chịu khó, ……………. mới có cái ăn cái để, cuộc sống no đủ………….. Đừng lười biếng, mơ hão……….”.

 I. CHÍNH TẢ

1. Điền “ua” hoặc “uơ” vào chỗ trống:

– voi huơ vòi, mùa màng

– thuở nhỏ, chanh chua

2. Điền vào chỗ trống:

a. “l” hoặc “n”:

“Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản bao lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.

b. “ên” hoặc “ênh”:

– “Cái gì cao lớn lênh khênh,

Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra.

– “Tò vò mà nuôi con nhện,

Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi.

Tò vò ngồi khóc tỉ ti,

Nhện ơi nhện hỡi, nhện đi đằng nào”.

Xem thêm Bài 74: BẠN CÓ BIẾT – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 2 tại đây

Related

Video liên quan

Chủ đề