Truyện cười dành cho hướng dẫn viên năm 2024

Một khách du lịch Nhật bị lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội, anh ta hỏi hai thanh niên Hà Thành đường ra ga. Anh ta hỏi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ðức và đương nhiên cả tiếng Nhật, nhưng hai người kia đều không hiểu. Anh ta đành nhún vai bỏ đi. Một trong hai anh bảo người kia :

– Này, chúng ta phải học ít nhất một ngọai ngữ chứ.

– Vô ích, – người kia đáp – Cứ trông ông khách du lịch này thì rõ. Biết bốn, năm thứ tiếng mà có ăn thua gì đâu!

Hai vợ chồng ngồi trên máy bay đi du lịch.

– Anh biết không, anh yêu – bỗng người vợ nói – hình như em quên rút bàn là ở nhà.

– Ðừng lo, em yêu, – người chồng đáp – Anh cũng quên không tắt vòi nước trong buồng tắm.

Vợ đi du lịch Thái Lan về. Cô kể cho chồng nghe những gì cô đã trông thấy.

– Ðoàn em được đưa vào xem thoát y vũ nhé, khiếp lắm anh ạ.

– Thế nó có khủng khiếp lắm không, – chồng hỏi, – hay báo chí người ta viết bịa ra như thế ?

– Anh nhìn nhé ! – ngay trước mặt chồng, cô vợ cởi dần hết quần áo trong tiếng nhạc.

– Ừ, quả là tởm thật ….

Hai khách du lịch Mỹ ngồi trên xe đi vào một thị trấn nước Ý.

– John, nhìn xem chúng ta đang ở đâu.

John giở cuốn sách hướng dẫn du lịch nước Ý và đáp :

– Chúng ta ở trang 191.

– Tốt, – người kia đáp – Ta đi tiếp nhé, để hôm nay kịp đến trang 210.

Thông báo

Trong một khách sạn ở New York có dán tờ thông báo: “Đề nghị quý khách tắt thuốc lá! Xin hãy nhớ tới vụ hỏa hoạn ở Chicago”.

Phía dưới tờ thông báo ấy có ai đó viết thêm: “Đề nghị không nhổ nước bọt xuống sàn! Xin hãy nhớ tới những trận lũ lụt mùa xuân ở Mississippi”.

Hỏng thang máy

Đêm khuya, một ông khách trọ say mềm kêu ầm lên ở phòng lễ tân:

– Nhân viên lễ tân đâu rồi, ở đây thang máy bị hỏng à?

– Thưa ông,- một nhân viên đáp – thang máy vẫn hoạt động tốt, chỉ có điều là ông đang đứng trong buồng điện thoại.

Trên tàu có 1 ông giáo sư bảo rằng cứ đi qua đất nước nào ông ta ko cần nhìn cũng biết.Mọi người ko tin bèn bảo ông ta làm thử. Ông ta thò tay ra ngòai cửa sổ đòan tàu: -Ở đây nóng quá ! Chắc là California Mỹ rồi. Một lúc sau ông ta lại thò tay ra ngòai và bảo: -Chà! Lạnh thật! Đến Matxcova rồi !! Đúng 2h sau ông ta thò tay ra cửa sổ rồi rụt vào nói: Em mất cái đồng hồ đeo tay. Đúng đây là Việt Nam rồi các bác ơi.

Làm hướng dẫn viên gần 16 năm, Tommy Vũ Phạm từng chứng kiến du khách trong đoàn loay hoay mở cửa sổ máy bay để "cho thoáng", hay đòi ăn khi phi cơ chuẩn bị cất cánh.

Trên diễn đàn dành cho hướng dẫn viên, anh Tommy Vũ Phạm đã chia sẻ những tình huống hài hước mà mình từng gặp phải với một thành viên trong đoàn khi đi tour Thái Lan, từ đó mọi người có thể tự rút ra phương pháp hướng dẫn hợp lý để chuyến đi thành công.

Anh Tommy Vũ Phạm hiện là hướng dẫn viên outbound (đưa khách đi nước ngoài) tại Mỹ.

Mở cửa sổ máy bay cho thoáng

Sau khi làm xong hết thủ tục hàng không, mọi người vào đủ chỗ ngồi và chỉ chờ máy bay cất cánh. Lúc này, một bác trai gần 60 tuổi hớt ha hớt hải la lớn, anh đến xem thì được hỏi: “Vũ ơi, nãy giờ bác loay hoay mà vẫn không biết làm sao mở được cái cửa sổ".

Dù khá bất ngờ với yêu cầu "mở cửa sổ máy bay cho thoáng", anh vẫn tếu táo: “Bác ơi, chỉ ở chỗ phi công mới mở được cửa sổ thôi”. Vậy là bác ấy đáp lại: “Đổi chỗ cho bác sang đó đi”, anh bắt đầu "choáng tập 2" với du khách này.

“Cho tui ăn bây giờ được không?”

Câu chuyện với du khách trên vẫn chưa dừng lại khi máy bay dần lăn bánh. Các tiếp viên đang chỉ dẫn hành khách cách thắt dây an toàn và thoát hiểm, thì tiếng gọi của bác trai lại vang lên: “Cô ơi, cho tui nhờ xíu”. Nữ tiếp viên xinh đẹp liền chạy đến hỏi thăm. Bác thỏ thẻ: “Cô ơi, tui đói quá, cho tui ăn bây giờ được không?”. Lúc này, bản thân là một người dẫn đoàn (tour leader) cũng không biết giấu mặt vào đâu trước những hành khách còn lại trên chuyến bay.

Tò mò sai chỗ

Tại Thái Lan, hướng dẫn địa phương (local guide) thường chỉ dẫn cẩn thận đường đi nước bước, nhất là văn hoá bản xứ. Lúc đến Pattaya, bản thân anh - tour leader cũng dặn cả đoàn nếu đi bar, không nên rung cái chuông vàng treo giữa nhà, nếu không muốn mời cả quán một chầu nước uống.

Một lần nữa, bác trai trên tò mò kéo thử cái chuông để nghe âm thanh của nó thế nào. Cả quán lúc đó vỗ tay không ngớt và không ngần ngại gọi thêm nước uống. Tổng tiền cần thanh toán là hơn 500 USD thuộc về "người rung chuông rất chịu chơi".

"Xui cho bác là tôi không biết chuyện, lúc thanh toán chạy kiếm tôi thì chuyện đã rồi nên không giúp được. Tôi hỏi sao bác lại làm thế khi mà tôi đã dặn kỹ thì bác phán câu xanh rờn: Tôi tưởng hướng dẫn nói giỡn chơi nên tôi cũng giỡn luôn", anh nhớ lại.

Mua sắm

Ai trong đoàn cũng ham mua sắm từ quần áo, giày dép, xà bông, mền gối và đến cả nón bảo hiểm. Theo quy định của hàng không, mỗi người chỉ có thể ký gửi một kiện hành lý 20 kg. Do đó, món đồ nào không vừa vali thì đành phải xách tay.

Vị khách đặc biệt kể mua 5 nón bảo hiểm, trong đó xách tay ba chiếc. Lúc khệ nệ, ôm quá nhiều, bác đội luôn lên đầu cho tiện. Tommy còn nhớ, lúc đó chưa kiểm tra an ninh gắt gao như bây giờ nên mới có chuyện vậy xảy ra. Về nước, anh nhớ người ở sân bay nhìn đoàn khách của anh với cặp mắt đầy "ngưỡng mộ”.

Lời bộc bạch

Theo anh, tình huống trên bắt nguồn từ việc nhiều người Việt Nam ít có cơ hội ra nước ngoài. Hơn nữa, rất nhiều trong số họ khi ra nước ngoài chưa có nhiều ý thức cũng như quen với những phong tục, tập quán, văn hóa ở nước sở tại.

Do đó, với những tình huống trên, anh cho rằng hướng dẫn đừng ngại hỏi: “Trong quý vị có ai từng ra nước ngoài chưa?” Hay quý anh/chị/cô chú/bác có ai từng qua nước A, B, C,... chưa?”. Điều này không thừa khi hướng dẫn viên phần nào xác định được khách mà mình phải dẫn là ai để có cách tiếp cận và làm việc sao cho hiệu quả nhất.

"Câu chuyện tôi kể không phải để bỡn cợt với khách hàng mà là những câu chuyện thực trên đường tour. Tôi xem đó như những kinh nghiệm ngọt ngào của nghề. Mười mấy năm qua rồi mà những câu chuyện đó như mới chỉ hôm qua, cũng bởi vì chúng quá ấn tượng khiến tôi nhớ mãi", anh bộc bạch.

Chủ đề