Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật bình dương

Tại không gian Ngày hội, Nhà trường đã tổ chức tư vấn tuyển sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Ngoài việc tư vấn trực tiếp, tuyên truyền và phát tờ rơi cho các em học sinh, Nhà trường thực hiện các mô hình trải nghiệm như: Biểu diễn nghệ thuật, vẽ ký họa, thiết kế thời trang, trình diễn nặn tượng, vẽ dát vàng sơn mài, thiết kế đồ họa…

Với sự chuẩn bị chu đáo từ những vật dụng trang trí đến đồng phục của đội ngũ tư vấn, cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm, trang trí và trưng bày các hình ảnh sản phẩm bài học trực quan, đã giúp các em học sinh nhận diện và hiểu biết về đặc trưng của các ngành nghề Nhà trường đang đào tạo. Qua đó định hướng cho người học chọn nghề, chọn các lớp bồi dưỡng năng khiếu phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi và nhu cầu được học tập tùy theo sở thích, năng khiếu của mình.

Ngoài việc tư vấn tuyển sinh hệ trung cấp, sơ cấp, Nhà trường chú trọng vào việc giới thiệu, quảng bá, ghi danh vào các lớp bồi dưỡng ngắn hạn dành cho tất cả các lứa tuổi, các lớp năng khiếu và đặc biệt là các lớp luyện thi đại học dành cho những em học sinh có nguyện vọng thi vào khối V và khối H.

Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật bình dương

Học sinh tham gia trải nghiệm vẽ và dát vàng trên sơn mài

Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật bình dương

Học sinh tham gia trải nghiệm nặn tượng đất sét dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô khoa Điêu khắc - Thiết kế đồ gỗ

Tại Ngày hội, Nhà trường đã tổ chức cho học sinh đăng ký tham gia "tour trải nghiệm" và đăng ký trở thành "học viên một ngày" tại Trường. Đồng thời ghi danh dự tuyển vào các lớp hệ trung cấp, sơ cấp và các lớp năng khiếu nghệ thuật ngắn hạn.

Hưởng ứng chủ đề của Ngày hội "Tuổi 18 tiên phong chuyển đổi số", Nhà trường đã thiết lập một khu vực tư vấn thiết kế đồ họa kỹ thuật số trên máy vi tính, hướng dẫn các em thực hiện những thao tác cơ bản trên các phần mềm thiết kế đồ họa, tạo nên một số sản phẩm đơn giản như danh thiếp, tờ rơi, bì thư, logo… Qua tư vấn, các em học sinh yêu thích ngành thiết kế đồ họa đã được tiếp cận và tìm hiểu cụ thể những cách thức thiết kế trên máy tính, sự cần thiết của môn Mỹ thuật trong sáng tạo sản phẩm đồ họa đẹp, bắt mắt và mang tính thẩm mỹ cao.

Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật bình dương

Học sinh được hướng dẫn thiết kế đồ họa trên các phần mềm vi tính và in màu sản phẩm

Hoạt động tư vấn tuyển sinh của Nhà trường không chỉ cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác đến các em học sinh mà còn giúp các em định hướng được ngành nghề phù hợp và chọn đúng ngành, đúng nghề để theo học trong tương lai. Đây là dịp để các em học sinh và Nhà trường khai thác thông tin tối đa, tháo gỡ những băn khoăn, gợi mở những ngành nghề phù hợp đối với bản thân các em học sinh. Từ đó, Nhà trường có hướng điều chỉnh chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm của xã hội.

Trải qua 120 năm hình thành và phát triển, trường Bá nghệ Thủ Dầu Một trước kia, trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương ngày nay, đã sản sinh ra những nghệ nhân tài hoa của vùng đất Thủ. Vượt qua nhiều thăng trầm, ngôi trường ngày càng phát triển, đa dạng về ngành nghề và hình thành nên các cơ sở sản xuất nổi tiếng với những sản phẩm nức tiếng xa gần.

Lịch sử phát triển

Trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương tiền thân là Trường Mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một (École d’art indigène de Thu Dau Mot). Đây là một trong những trường mỹ nghệ ứng dụng ra đời sớm nhất ở Đông Dương do chính quyền thuộc địa mở từ năm 1901.

Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật bình dương
Ngôi trường mỹ nghệ ứng dụng lâu đời nhất Đông Dương

– Giai đoạn 1901-1914, trường đặt cạnh tòa tỉnh trưởng Thủ Dầu Một, đường Đinh Bộ Lĩnh ngày nay, do Trường Thủ Dầu Một dạy đa dạng nghề truyền thống nên dân gian đất Thủ gọi là Trường Bá nghệ. Năm 1913, trường mở lớp dạy đồ gỗ, điêu khắc, sơn mài ở Thủ Dầu Một, đây chính là một trường có ban dạy sơn mài đầu tiên ở Việt Nam.

– Từ năm 1914-1932, trường dời về địa điểm đối diện nhà Phú Cường, trước chợ Thủ Dầu Một. Đầu năm 1932 trường đổi tên là trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một, sau đó dời về đường Bạch Đằng cạnh bờ sông Sài Gòn cho đến nay. Chương trình đào tạo của trường được nâng lên bậc trung học, dạy tổng hợp tất cả nghệ thuật trang trí nội thất bao gồm bốn nghề, mỗi nghề tương ứng với một ban: Ban tế mộc công (nghề làm mộc, đóng tủ bàn ghế), điêu khắc (chạm khắc gỗ, khảm và đá cẩm thạch), sơn mài, vẽ kiểu mộc và trang trí. Nội dung, mục tiêu đào tạo và sử dụng học sinh hoàn toàn do người Pháp đảm nhiệm. Trường ban đầu có 68 học sinh trong khu vực, ngoại trừ một số học sinh được nhận học bổng từ các tỉnh khác, được hướng dẫn bởi một giáo sư người Pháp với sự hỗ trợ của 2 thạc sĩ vẽ và 5 quản đốc bản xứ, lãnh đạo trường hầu hết là những hiệu trưởng người Pháp. Từ khi thành lập đến năm 1932, trường đã đào tạo được gần 400 người, đây là lớp nghệ nhân đầu tiên trên đất Thủ có tay nghề giỏi, có tri thức về văn hóa thẩm mỹ, đa số trở thành nghệ sĩ, nhà giáo, nghệ nhân nổi tiếng.

– Giai đoạn từ năm 1932-1945, nhà trường đào tạo được 488 học sinh. Hầu hết giáo viên và quản lý người Pháp trước kia được thay thế bằng người Việt Nam, được đào tạo từ trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội và các học sinh tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại trường làm giảng viên. Trường đã đào tạo nhiều nghệ nhân, họa sĩ, nhà kinh doanh mỹ nghệ, họ đã thành lập nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng, góp phần phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương và khu vực, đã tác động việc chuyển hóa công tác đào tạo dạy nghề đến việc cung cấp nguồn nhân lực nghệ nhân giỏi phục vụ nhu cầu lao động vừa có tay nghề cao, vừa có tư duy thẩm mỹ, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng.

– Giai đoạn từ năm 1945-1975, trường không còn đào tạo các nghề cẩn gỗ, ốc xà cừ và nghề đúc đồng. Do đặc điểm lịch sử của dân tộc, giai đoạn này có một số học sinh của trường tham gia cách mạng, có người đã hy sinh, có người trưởng thành trở thành cán bộ của Đảng, Nhà nước. Một số người khác trở thành nghệ nhân, họa sĩ tài danh, đạt những học vị cao ở nước ngoài hoặc trở thành nhà kinh doanh mỹ nghệ.

– Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước năm 1975, trường chuyển từ kỹ thuật sang mỹ thuật thuần túy, đổi tên là Trường Trung học Mỹ thuật Công nghiệp Sông Bé thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Đến năm 1982 trường được giao về tỉnh Sông Bé quản lý, trực thuộc Ban Giáo dục chuyên nghiệp tỉnh, nay là Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương. Trường thu hẹp khu vực tuyển sinh, đào tạo theo hệ trung cấp chuyên nghiệp và bổ sung thêm ngành giáo viên hội họa ngành phổ thông cơ sở.

– Năm 2000, trường được đổi tên thành trường Trung học Kỹ thuật Bình Dương; năm 2007 là trường Trung cấp Mỹ thuật Bình Dương. Nhà trường đào tạo trình độ trung cấp ngành thiết kế gỗ, sơn mài trang trí, điêu khắc trang trí, ngành đồ họa công thương nghiệp, công nhân kỹ thuật công nghiệp. Đến năm 2004 nhà trường mở thêm ngành thiết kế thời trang, nhằm đáp ứng theo yêu cầu xã hội.

– Do trường đào tạo những ngành nghề đặc thù có tính mỹ thuật nên tháng 10 năm 2007, UBND tỉnh Bình Dương đã ký quyết định đổi tên trường thành Trung cấp Mỹ thuật Bình Dương. Tháng 8/2012, UBND tỉnh Bình Dương hợp nhất hai trường Trung cấp Mỹ thuật với trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật & Du lịch thành trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương. Trong thời gian này, trường bổ sung 2 ngành đào tạo là quản lý văn hóa và thanh nhạc. Tháng 3 năm 2017, trường được chuyển từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật bình dương
Bề dày lịch sử đã xây dựng nên thương hiệu một ngôi trường đào tạo những ngành mang tính truyền thống đặc trưng của tỉnh

Cơ cấu tổ chức

– Ban giám hiệu: 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.

– Các phòng chức năng:

  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Tổ chức Hành chính
  • Phòng Công tác HSSV
  • Phòng Nghiên cứu khoa học

– Các khoa chuyên môn:

  • Khoa Văn hóa phổ thông
  • Khoa Cơ bản – Cơ sở
  • Khoa Sơn mài
  • Khoa Điêu khắc
  • Khoa Thiết kế Đồ họa
  • Khoa Thiết kế Thời trang
  • Khoa Thiết kế Gỗ – TKNT
  • Khoa Quản lý – Du lịch
  • Khoa Âm nhạc

– Các tổ chức đoàn thể:

  • Chi bộ Đảng
  • Công đoàn trường
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngành nghề đào tạo

– Hệ đào tạo trung cấp

  • Thiết kế Đồ họa
  • Thiết kế Đồ gỗ
  • Thiết kế Thời trang
  • Điêu khắc
  • Sơn mài
  • Thanh nhạc
  • Quản lý Văn hóa
  • Hướng dẫn Du lịch

– Hệ sơ cấp

  • Chép tranh
  • Thiết kế Đồ họa 1, 2
  • Organ
  • Đờn ca tài tử và Cải lương

Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2017, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2012, và nhiều cờ thi đua, bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương.

Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật bình dương
Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập trường diễn ra ngày 26/11/2021

Từ khi hình thành, trường đã tạo nhiều dấu ấn trong đời sống mỹ thuật của người dân Thủ Dầu Một nói riêng, miền Đông Nam bộ nói chung. Từ ngôi trường này, nhiều thầy giáo làng ở Thủ Dầu Một tuy không hoạt động chuyên về mỹ thuật nhưng am tường những kiến thức cơ bản để trao truyền cho con cháu. Nhiều HS dù thời gian học tập ngắn nhưng cũng biết áp dụng mỹ thuật trong cuộc sống một cách linh hoạt.

Với truyền thống “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” của ngôi trường hơn 120 năm tuổi, nhà trường luôn xem chất lượng đào tạo, phẩm chất và tay nghề của học sinh là lẽ sống còn nên ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất, đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà trường vẫn giữ vững truyền thống, duy trì các ngành nghề đào tạo, mở thêm các ngành nghề mới; đào tạo nghề ngắn hạn tại trường và tại doanh nghiệp; bảo đảm tốt chất lượng giảng dạy về lý thuyết, thực hành.