Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

(PLO)- “Tôi luôn băn khoăn không biết trên lớp con học ra sao, có tập trung không? Điều này đã được lý giải khi tôi được dự giờ tiết học mở”, một phụ huynh cho biết.

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Học sinh trang trí mẹt, làm bưu thiếp…mừng ngày 8-3LENS

03/03/2023 14:23

(PLO)- Hội thi là cơ hội để học sinh bày tỏ tình cảm của mình đến các cô và mẹ nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Nó cũng là dịp để cô trò bộc lộ tài năng và gắn kết tình cảm.

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Trường học đông học sinh nhất TP.HCM đón năm học mới

05/09/2022 12:28

(PLO)- Với 4.481 học sinh, trường Tiểu học Lê Văn Thọ, phường Tân Thới Hiệp, quận 12 là ngôi trường có đông học sinh nhất trên địa bàn TP.HCM

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Nhìn lại từ những vụ kẻ lạ vào trường sàm sỡ học sinh

05/06/2018 06:05

(PL)- Sự việc nam thanh niên lẻn vào trường có hành vi dâm ô đối với các bé gái vừa xảy ra tại quận 12 khiến nhiều phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con em mình tại trường học.

Học sinh lớp 1/9 trường tiểu học Lê Văn Thọ quận 12,TP.HCM trong giờ học với sĩ số học sinh 60 em trong phòng học 81m2 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trường tiểu học Lê Văn Thọ, quận 12 được xem là một trong những trường có số lớp và số học sinh cao nhất TP.

60 học sinh/lớp

Chúng tôi đến thăm Trường tiểu học Lê Văn Thọ vào một buổi sáng cuối tháng 9-2018. Hiệu trưởng Nguyễn Minh Sang (ông Sang vừa được điều động sang làm hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quang Cơ, sau 10 năm làm hiệu trưởng ở Trường Lê Văn Thọ - PV) cho biết: "Mặc dù sân trường khá rộng nhưng cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu của học sinh. Trường chúng tôi có 4.582 học sinh - đông quá nên không thể mở lớp dạy 2 buổi/ngày mà 100% học sinh ở đây đều phải học 1 buổi/ngày.

Trường đông học sinh nên mọi thứ đều phải bố trí cho phù hợp: cầu thang phải có tay vịn hai bên, tăng cường nhà vệ sinh ở bốn góc trong trường, giờ vào học và giờ ra về nhờ lực lượng dân quân hỗ trợ... nhưng vẫn quá tải".

Theo ông Sang, Trường tiểu học Lê Văn Thọ khánh thành năm 2005. Ban đầu khi xây dựng ngôi trường này, UBND quận và Phòng GD-ĐT dự tính sẽ xây dựng trường chuẩn quốc gia với 30 lớp học, 100% học sinh được học bán trú, đầy đủ các phòng chức năng như phòng dạy âm nhạc, mỹ thuật, hội trường, nhà ăn bán trú...

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Lớp 1/3 Trường tiểu học Lê Văn Thọ có 56 học sinh trong phòng học 48m2 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhưng qua thời gian, số dân cơ học trên địa bàn phường Tân Thới Hiệp tăng cao một cách chóng mặt nên nhà trường phải tận dụng tất cả các phòng chức năng để làm phòng học. Mấy năm đầu dù có khó khăn nhưng nhà trường vẫn mở được vài lớp bán trú, 5 năm gần đây thì học sinh hoàn toàn chỉ học 1 buổi/ngày. Vậy mà sĩ số học sinh/lớp cũng không thể giữ được như cũ.

Năm nay, sĩ số bình quân toàn trường là 51 học sinh/lớp, riêng khối lớp 1 có một số lớp lên đến 60 em. "Chúng tôi đã ngăn hội trường ra, mỗi phòng rộng 81m2 để dành cho những lớp có 60 em. Nếu không thì tội học sinh lắm" - thầy Sang nói.

Chấp nhận tăng tiết

Nếu chiếu theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT, trường tiểu học không quá 30 lớp, sĩ số học sinh không quá 35 em thì Trường tiểu học Lê Văn Thọ vượt chuẩn quá nhiều.

Theo Phòng GD-ĐT quận 12, mùa tuyển sinh năm 2018, phòng đã phải phân tuyến số học sinh ở vùng giáp ranh phường Tân Thới Hiệp sang học ở những trường khác nhưng tình hình vẫn rất áp lực. Vì quá tải phòng học nên phụ huynh ở đây đã chấp nhận cho con em họ học 6 tiết/buổi để các em được học tiếng Anh.

Theo giải thích của các giáo viên, thường lớp 1 buổi/ngày sẽ học 5 tiết: từ 7h-10h50 buổi sáng, buổi chiều từ 12h30-16h30. Nếu xếp thêm giờ học tiếng Anh bắt buộc phải chuyển qua học ngày thứ bảy. Nhà trường đã có một buổi họp để lấy ý kiến phụ huynh.

Cuối cùng, đa số phụ huynh đã chọn phương pháp cho con em mình học tăng tiết đến 11h20 (học sinh học buổi sáng) và 17h15 (học sinh buổi chiều) mới ra về. "Trường chúng tôi đa số phụ huynh làm nghề lao động chân tay nên có bữa 19h phụ huynh mới đến đón con" - một giáo viên cho biết.

Về mặt quản lý, nhà trường cũng gặp không ít khó khăn. "90 lớp - nếu chiếu theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT, ban giám hiệu phải dự giờ ít nhất từ 2-3 tiết/năm học/giáo viên thì chúng tôi không còn thời gian để làm những việc khác.

Vì vậy, hiệu trưởng và hiệu phó nhà trường sẽ dự giờ những giáo viên mới chuyển công tác về trường, giáo viên mới được tuyển dụng hay mới chuyển khối. Đối với những giáo viên còn lại, chúng tôi dự giờ một số, số còn lại giao bớt cho các khối trưởng dự giờ và đánh giá.

Tôi hay nói vui rằng mỗi khối trưởng ở trường chúng tôi làm việc như một hiệu trưởng ở những trường khác vì số lớp rất đông. Hiện tại, khối lớp 1 có 17 lớp; khối 2 có 18 lớp; khối 3 có 16 lớp; khối 4 có 20 lớp; khối 5 có 19 lớp" - ông Sang phân tích.

Một số giáo viên còn chia sẻ: "Về nguyên tắc, nhà trường không được triệu tập giáo viên họp vào ngày thứ bảy nhưng ở trường chúng tôi, giáo viên dạy một buổi không thể bỏ lớp, giờ ra về lại quá trễ trong khi chúng tôi còn có trách nhiệm với gia đình như đưa đón con, nấu nướng, chợ búa nên cuối cùng vẫn phải họp ngày thứ bảy.

Tất cả các hoạt động tập thể cũng vậy, thường phải tổ chức hai lần sáng và chiều hoặc luân phiên dịp lễ đợt này học sinh buổi sáng được chơi thì đợt sau học sinh buổi chiều được chơi".

"Lúc mới chuyển công tác về Trường tiểu học Lê Văn Thọ, tôi rất sốc khi nhận lớp với 56 học sinh trong khi ở trường cũ chỉ hơn 40 học sinh/lớp. Lúc đầu tôi cảm thấy rất áp lực và có cảm giác không quản lý được lớp. Dần dần, nhờ sự truyền đạt kinh nghiệm của các giáo viên trong trường, cộng với những bài học mình tự rút ra sau khi đi dự giờ đồng nghiệp, tôi mới lấy lại tinh thần và biết cách quản lý lớp khoa học hơn, hiệu quả hơn".

Một giáo viên Trường tiểu học Lê Văn Thọ

Trường có... 210 học sinh, vẫn trống 3 phòng học

Trong khi đó Trường tiểu học Điện Biên, quận 10 chỉ có 210 học sinh, trong đó nhiều khối chỉ có 1 lớp. Ngôi trường này vừa được xây mới khá khang trang với đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị dạy học hiện đại.

Chúng tôi được thầy hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Triều dẫn đi thăm Trường tiểu học Điện Biên vào một ngày giữa tháng 9. Hôm ấy, tiết học ôn tập ở lớp 5 diễn ra khá sôi động và vui vẻ. Cô giáo lần lượt gọi tên học sinh cả lớp đứng lên phát biểu. Trong đó, nhiều em phát biểu đến 2-3 lần. Đó là vì lớp này chỉ có 16 học sinh.

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Học sinh lớp 5 Trường tiểu học Điện Biên, quận 10. Cả khối 5 chỉ có 1 lớp, lớp này cũng chỉ có 16 học sinh - Ảnh: H.HG.

Cô Trần Bảo Linh, giáo viên chủ nhiệm lớp 5, cho biết: "Khối 5 trường chúng tôi chỉ có 1 lớp. Khối 3 và 4 cũng chỉ có 1 lớp. Sĩ số học sinh thấp đương nhiên giáo viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công tác giảng dạy cũng như chăm chút cho từng học sinh. Nhưng một khối chỉ có 1 lớp thì cũng hơi buồn, nhất là việc trao đổi, thi đua về chuyên môn...".

Theo ông Nguyễn Hoàng Triều: "Năm học 2016-2017, Trường Điện Biên chỉ có 100 học sinh. Lúc ấy, trường đang trên đà xuống cấp, phòng ốc không đúng quy cách lại thiếu sân chơi nên những phụ huynh có điều kiện xin chuyển đi trường khác. Chỉ những phụ huynh không thể xin đi đâu mới vào Trường Điện Biên.

Năm học 2017-2018, chúng tôi chuyển về trường mới ở khu đất mới - khang trang, sạch đẹp, phòng học đúng chuẩn, bàn ghế cũng đúng chuẩn, đầy đủ các phòng chức năng như phòng hát - nhạc, phòng tin học, phòng dạy tiếng Anh, phòng giáo dục thể chất, phòng ngủ dành cho học sinh có gắn máy lạnh... mới tăng lên được 150 học sinh.

Năm học này (2018-2019) tăng lên 210 học sinh. Trong đó, có nhiều phụ huynh là công chức nhà nước, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ... chứ không chỉ là phụ huynh làm lao động chân tay như trước.

Đây là sự chuyển biến khá tích cực và cũng là động lực để đội ngũ cán bộ - giáo viên của trường phấn đấu. Điểm tích cực nữa là khối lớp 2 và khối lớp 1 của nhà trường cũng đã có 2 lớp/khối. Trong đó, khối lớp 1 thì sĩ số đã đạt chuẩn 35 học sinh/lớp".

Ở Trường Điện Biên, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày nhưng số phụ huynh có điều kiện để đóng tiền cho con học bán trú (ăn trưa và ngủ trưa tại trường) chỉ có 148 học sinh.

"Khi mới về trường, tôi sốc lắm. Bởi lớp học chỉ có 16 học sinh - ngược lại hoàn toàn với hồi tôi dạy ở quận Tân Phú - địa phương có đông dân nhập cư nên sĩ số thường 48, 49 học sinh/lớp. Đã vậy, cả khối chỉ có 1 lớp, tôi càng sốc.

Phụ huynh ít quan tâm đến con cái, cộng với cuộc sống khó khăn nên không biết cách dạy con. Khi bé vào lớp 1 giáo viên rất vất vả. Hai năm nay, khi trường chúng tôi chuyển về chỗ mới, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi tích cực hơn..." - cô Huỳnh Thị Tiền, giáo viên phụ trách lớp 1 nhiều năm liền ở Trường Điện Biên, tâm sự.

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Tại Trường tiểu học Lê Văn Thọ, quận 12,TP.HCM, sĩ số học sinh có lớp lên tới 60 em - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Học sinh đông khiến giáo viên gặp không ít khó khăn trong giảng dạy - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Vì quá tải phòng học, phụ huynh phải chấp nhận cho con học tăng tiết - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trường tiểu học lê văn thọ quận 12 năm 2024

Trong khi đó cũng có những trường rất ít học sinh. Giờ sinh hoạt đầu tuần ở Trường tiểu học Điện Biên, quận 10, cả trường chỉ có 210 học sinh - Ảnh: H.HG