Trung tâm y tế dự phòng bình thạnh

- Được thành lập từ năm 1992, sau khi tái lập tỉnh. Tiền thân là Trạm Vệ sinh phòng dịch Ninh Bình. Khi mới thành lập Trạm chưa có trụ sở làm việc, trang thiết bị còn sơ sài, thiếu thốn.

- Đến năm 1996, trụ sở làm việc được xây dựng khang trang hơn tại phường Phúc Thành, TX. Ninh Bình (nay là đường Kim Đồng, phường Phúc Thành, TP. Ninh Bình).

- Năm 1997, Trạm Vệ sinh phòng dịch được nâng cấp thành Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Ninh Bình.

- Tháng 5/1999, Trạm Sốt rét bướu cổ tỉnh sáp nhập vào Trung tâm Y tế dự phòng Ninh Bình theo Quyết định số 657/QĐ-UB ngày 26/5/1999 của UBND tỉnh Ninh Bình.

- Đến tháng 11/2012, Trung tâm Y tế dự phòng được xây mới hoàn toàn với tổng diện tích hơn 3.500m2, gồm 03 khu nhà cao tầng. Các trang thiết máy móc được bổ sung tương đối đầy đủ phục vụ nhu cầu công việc. Khu xét nghiệm được đầu tư nhiều thiết bị chuyên dụng, chuyên sâu, phục vụ hiệu quả cho hoạt động phòng chống dịch, khám bệnh nghề nghiệp, xét nghiệm nước, thực phẩm.

5. Về nhân lực:

Từ chỗ được giao 43 chỉ tiêu biên chế năm 2000, đến nay, Trung tâm được giao 65 chỉ tiêu biên chế. Tính đến thời điểm 01/10/2014 Trung tâm có:62 cán bộ, công chức, viên chức (chưa tính các trường hợp lao động hợp đồng),trong đó:

- Cơ cấu: Sau đại học: 9%; đại học: 38%; cao đẳng: 8,1%; trung cấp: 38,7%; cán bộ khác; 6,2%. Tỷ lệ Bác sĩ/tổng số cán bộ: 24%; Tỷ lệ cán bộ ở bộ phận xét nghiệm: 19,3%.

- Hàng năm tiếp nhận thêm nhiều cán bộ có trình độ cao, chuyên môn phù hợp vào làm việc: bác sỹ, cử nhân y tế công cộng, kỹ thuật viên xét nghiệm.

- Thành lập được Đoàn khám sức khỏe định kỳ. Đang trình Sở Y tế cho phép thành lập Phòng Khám đa khoa.

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Phòng chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, kiểm dịch y tế, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế trên địa bàn;

- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ về lĩnh vực y tế dự phòng;

- Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác;

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng;

- Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Giám đốc Sở Y tế phân công;

- Triển khai tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách;

- Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.

III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT

1. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

- Không để dịch lớn xảy ra, khống chế thành công và dập tắt dịch SARS (năm 2003), một số bệnh dịch nguy hiểm mới nổi như: tả, cúm A/H1N1, H5N1, bệnh liên cầu lợn ở người. Không có bệnh nhân sốt rét ác tính và tử vong trên địa bàn toàn tỉnh, giảm dần số ca mắc sốt xuất huyết (năm 2014 chưa ghi nhận ca bệnh sốt xuất huyết).

- Duy trì và đảm bảo an toàn công tác tiêm chủng mở rộng tại 145 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, không có thôn bản trắng về tiêm chủng: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ > 96%; Tiêm AT2+ cho phụ nữ có thai đạt tỷ lệ > 97%, phụ nữ 15 - 35 tuổi đạt > 97%.

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở mức thấp.

- Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt từ năm 1995 đến nay, không có ca bại liệt hoang dại, bệnh bạch hầu, thực hiện tốt loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân xuống dưới 15%.

- Tỷ lệ hộ dân có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn trên 69,3%.

- Duy trì hoạt động xét nghiệm phục vụ công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Đảm bảo công tác nước sạch, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Phục vụ hiệu quả các Hội nghị lớn của tỉnh: Đại lễ Phật đản Vesak năm 2014; Hội nghị Bộ trưởng Y tế Asean năm 2014.

2. Những thành tích nổi bật từ năm 2000 - 2014

TT

Hình thức khen thưởng

Năm khen thưởng

1

Huân chương lao động Hạng Nhất

2001

2

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

2001; 2003, 2004; 2006; 2012

3

Bằng khen Bộ y tế

2000; 2001; 2004; 2005; 2011; 2008; 2010; 2012

4

Bằng khen UBND tỉnh

2000; 2009; 2014

5

Nhiều hình thức khen thưởng khác của Sở Y tế và các ban ngành, đoàn thể

IV. Kết quả thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch năm 2013

1. Công tác phòng chống dịch

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh; Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch; Thành lập các Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh (mùa lễ tết, mùa mưa bão,…), các đội chống dịch cơ động.

- Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất và phương tiện để ứng phó kịp thời khi có dịch xảy ra; Tổ chức giám sát thường xuyên các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các bệnh mới nổi.

- Trong năm không xảy ra dịch, đa số các bệnh truyền nhiễm có số ca mắc giảm. Có 02 trường hợp tử vong do liên cầu lợn, 01 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1.

2. Kết quả thực hiện các chương trình/hoạt động y tế dự phòng

2.1. Dự án tiêm chủng mở rộng (TCMR):

- Duy trì công tác TCMR thường xuyên, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 96,6% tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm AT+ đạt 97,64%. An toàn trong tiêm chủng.

- Tập huấn về giám sát các phản ứng sau tiêm chủng: 01 lớp, 42 học viên. Tập huấn về an toàn tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm chủng cho Bệnh viện Sản Nhi và tuyến huyện, xã: 09 lớp, 551 học viên.

2.2. Công tác phòng chống tiêu chảy: Số trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy giảm so với cùng kỳ năm 2012, không có tử vong

2.3. Công tác phòng chống sốt xuất huyết: Tập huấn phòng chống sốt xuất huyết cho tuyến huyện, xã: 8 lớp, 505 học viên. Giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại 28 xã, giám sát trọng điểm tại 3 xã, chỉ số muỗi A.aegypti thấp dưới chỉ số dự báo dịch. Trong năm, có 04 trường hợp mắc sốt xuất huyết ngoại lai, không có trường hợp tử vong.

2.4. Công tác sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học

- Kiểm tra, giám sát chất lượng nước: 100% nhà máy nước đạt điều kiện vệ sinh chung và chất lượng nước; 57,9% trạm cấp nước nông thôn được kiểm tra không đạt điều kiện vệ sinh, 100% (3/3) mẫu nước của các trạm cấp nước nông thôn được xét nghiệm nhanh không đạt tiêu chuẩn hàm lượng clo dư đầu vòi.

- Trong năm 2013: có 40,24% hộ gia đình sử dụng nước máy (tăng 2,02% so với cùng kỳ),có 76,80%hộ gia đình sử dụng nước sạch; 66,69%hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh (tăng 1,73% so với cùng kỳ), 68,03% Trạm Y tế có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Tổ chức tập huấn về nước sạch và vệ sinh môi trường: 12 lớp với 617 học viên.Kiểm tra Chương trình Y tế trường học theo kế hoạch tại các huyện: Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư.

- Xây dựng 69 mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại 03 huyện: Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô. Khảo sát các Trạm Y tế xã có nhu cầu xây dựng, cải tạo công trình vệ sinh và nước sạch năm 2014.

2.5. Công tác dinh dưỡng cộng đồng: Tổ chức tập huấn kiến thức dinh dưỡng cho cán bộ y tế cơ sở: 05 lớp, 454 học viên. 100% trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi và 97,12% bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng được uống Vitamin A liều cao. Triển khai điều tra dinh dưỡng 30 cụm.

2.6. Công tác sức khỏe nghề nghiệp

- Triển khai kế hoạch phòng chống bệnh nghề nghiệp; Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ năm 2013.

- Tổ chức khảo sát đo môi trường cho 25 đơn vị. Tập huấn vệ sinh an toàn lao động và sơ cấp cứu cho 04 doanh nghiệp, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 15 doanh nghiệp. Tập huấn về chẩn đoán bệnh nghề nghiệp và kỹ năng giám sát môi trường lao động cho tuyến huyện, xã: 4 lớp, 121 học viên.

- Trong năm xảy ra 27 vụ ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật với 27 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong; không có vụ tai nạn lao động nào xảy ra.

2.7. Công tác phòng chống Sốt rét - Nội tiết

- Tư vấn tiền đái tháo đường cho 3.310 đối tượng/33 xã, phường. Sàng lọc được được 338 người mắc bệnh đái tháo đường (tỷ lệ 6,5%) và được 690 người mắc bệnh tiền đái tháo đường (tỷ lệ 13,3%) trong tổng số 5.180 đối tượng có yếu tố nguy cơ cao tại 6 xã.

- Tẩm màn phòng chống sốt rét cho các xã trọng điểm được 25.415 chiếc, dân số được bảo vệ 50.830 người. Trong năm, có 771 bệnh nhân sốt rét thường, không có bệnh nhân sốt rét ác tính, không có trường hợp tử vong. Không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2.8. Công tác xét nghiệm:

- Phối hợp với các khoa chuyên môn và các đơn vị liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, đo môi trường lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp, lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu nước sinh hoạt, nước ăn uống, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

- Hoạt động Dự án 3 - Nâng cao năng lực xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm: Đào tạo vận hành quản lý tài liệu và hệ thống hồ sơ quản lý chất lượng, đào tạo đánh giá chất lượng nội bộ cho cán bộ xét nghiệm; Tham gia thử nghiệm liên phòng; Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025:2005; Tập huấn xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm bằng phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (AAS) và phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS).

Chủ đề