Trung bình gia đình xài bao nhiêu kw 1 tháng năm 2024

Từ đầu tháng 5 đến tháng 6 là khoảng thời gian thời tiết nắng nóng kỷ lục kéo dài, nền nhiệt độ ngoài trời lên đến 60 độ C, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Khiến người dùng không khỏi “giật mình” về việc hóa đơn tăng vọt, gấp 2 -3 lần so với tháng trước. Trong đó, điều hòa là thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất, vậy sử dụng điều hòa 1 tháng ngốn hết bao nhiêu tiền điện?

Trên thực tế, hầu hết các hãng sản xuất điều hòa đã dán nhãn ghi rõ mức tiêu thụ điện của điều hòa trên sản phẩm. Tuy nhiên, con số này chỉ ở mức tương đối, tính ở phần đầu nén, chưa tính ở quạt gió dàn lạnh và mức tiêu thụ điện khi công suất đạt tối đa. Do vậy, giá trị điện tiêu thụ của điều hòa có thể sẽ thấp hơn mức đó.

Điều hòa có đơn vị công suất hoạt động là BTU, chẳng hạn 9000BTU, 12000BTU, 1800BTU, 2400BTU.

BTU là ký hiệu mô tả giá trị nhiệt của nhiên liệu, đồng thời cũng cho biết công suất hoạt động của bộ máy. Công thức quy đổi BTU ra KW cụ thể như sau:

1kW = 3412,14BTU/h

1000BTU = 0,293kW

9000BTU = 1HP (1 mã lực)

Theo công thức quy đổi trên, công suất làm lạnh của một chiếc điều hòa 9000BTU là: 9000/3412,14 = 2,637 kW.

Tuy nhiên, công suất tiêu thụ điện của 1 điều hòa 9000BTU sẽ tính theo đơn vị mã lực. Ta có 1 HP = 0,746 kW.

Công suất trên mới chỉ tính ở đầu nén, chưa tính ở quạt gió dàn lạnh. Vì vậy, mức tiêu thụ điện thực tế của một chiếc điều hòa sẽ phải cộng khoảng 0,2 - 0,25kW ở dàn lạnh nữa. Tóm lại, công suất tiêu thụ điện của một chiếc điều hòa 9000BTU là khoảng trên dưới 0,9 kWh tùy loại.

Công thức tính này chỉ áp dụng cho các loại điều hòa thông thường. Hiện nay, có rất nhiều loại điều hòa Inverter đời mới, có thể giúp tiết kiệm được khoảng 20 - 30% điện năng so với điều hòa thông thường.

Dùng điều hòa 1 tháng hết bao nhiêu tiền điện?

Công thức tính lượng điện tiêu thụ của điều hòa như sau:

A= P.t

A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t.

P: Công suất (đơn vị KW).

t: Thời gian sử dụng (đơn vị giờ).

Bài viết này, chúng ta sẽ tính mức điện tiêu thụ của điều hòa trong 30 ngày với mỗi ngày dùng 8 tiếng từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau và mức giá điện sinh hoạt ở bậc 4 hiện tại là 2.536 đồng/kWh.

Điều hòa 9000BTU

Điều hòa 9000BTU, có mức điện tiêu thụ trung bình sẽ rơi vào khoảng 0,9 kWh theo tính toán ở trên. Ta có: 0,9 x 8 x 30 x 2.536 = 547.776 VNĐ.

Vậy điều hòa 9000BTU sẽ tốn khoảng 547.776 VNĐ tiền điện 1 tháng.

Điều hòa 12.000BTU

Công suất làm lạnh của điều hòa 12.000BTU là: 12000/3412,14 = 3,51 kW.

Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 12.000BTU là: 1,5 HP = 1,19 kW.

Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1,4 kWh.

Vậy trung bình điều hòa 12.000BTU tiêu tốn hết số tiền điện là:

1,4 x 8 x 30 x 2.536 = 852.096VNĐ.

Điều hòa 18.000BTU

Công suất làm lạnh của điều hòa 18.000BTU là: 18.000/3412,14 = 5,27kW.

Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 18.000BTU là: 2HP = 1,49kW.

Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1.7 kWh.

Vậy trung bình điều hòa 18.000BTU tiêu tốn hết số tiền điện là:

1,7 x 8 x 30 x 2.536 = 1.034.688VNĐ.

Qua công thức tính ở trên, bạn có thể tự tính được điều hòa nhà bạn 1 tháng ngốn hết bao nhiêu tiền điện. Từ đó, bạn có thể áp dụng các mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện hơn, giảm bớt nỗi lo chi phí tiền điện hàng tháng cho gia đình bạn nhé!

Đôi lúc, bạn băn khoăn tại sao hóa đơn tiền điện tăng, giảm đột biến trong khi mức tiêu thụ điện của gia đình không có nhiều thay đổi? Trong bài viết hôm nay, ZaloPay sẽ hướng dẫn bạn cách tính tiền điện đơn giản nhất để có thể kiểm tra, tìm ra nguyên nhân cho sự tăng, giảm của hóa đơn tiền điện và quản lý tiêu dùng hợp lý hơn.

Tham khảo thêm:

  • Bảng giá điện sinh hoạt 6 bậc mới nhất năm 2023
  • Mách bạn 3 cách thanh toán tiền điện đúng hạn, không chậm trễ
  • 5 cách thanh toán tiền nước phổ biến hiện nay

Cách tính số điện tiêu thụ của các thiết bị trong 1 tháng

Trước khi bắt đầu tính tổng số tiền điện phải trả trong một tháng là bao nhiêu, bạn cần phải xác định tổng số điện năng tiêu thụ của các thiết bị trong một tháng. Hầu hết các thiết bị đều có các thông số về công suất nên bạn có thể dễ dàng kiểm tra và tính toán.

Công thức tính số điện tiêu thụ theo công suất:

A= P x t

Trong đó:

  • A là Điện năng tiêu thụ trong thời gian t (kWh)
  • P là Công suất tiêu thụ (kW)
  • t là Thời gian sử dụng (h)

Ví dụ: Điều hòa 9000BTU, có mức điện tiêu thụ trung bình sẽ rơi vào khoảng 0,9 kWh, thời gian chạy 8 tiếng. Theo công thức trên ta có:

0,9 x 8 = 7,2kWh/ngày

Nếu bạn muốn tính tổng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày), ta có:

7,2 x 30 = 216kWH/tháng

Vậy điều hòa 9000BTU tiêu thụ 216 kWh tương đương 216 số điện trong 1 tháng.

\>>> Xem thêm: Bảng giá điện kinh doanh, giá điện 3 pha sản xuất 2023

2 Cách tính hoá đơn tiền điện trong 1 tháng chính xác nhất

Để có thể tránh được những sai sót trong quá trình tính, giải thích được những biến động hóa đơn điện sinh hoạt gia đình, bạn cần phải nắm được cách tính tiền điện sau đây.

Công thức tính tiền điện theo mức bậc thang

Công thức tính mức bậc thang: Mti = (Mqi : T) x N x n

Trong đó:

  • Mti là mức bậc thang tiền điện của hộ gia đình (kWh).
  • Mqi là mức bậc thang thứ i theo quy định (kWh).
  • T là số ngày của tháng trước liền kề (ngày).
  • N là số ngày tính tiền (ngày).
  • n là số hộ dùng chung.

Sau khi tính ra được mức bậc thang, bạn lấy mức bậc thang này nhân với giá điện sinh hoạt hoặc giá điện kinh doanh tương ứng sẽ ra tổng số tiền điện phải thanh toán.

Theo biểu giá bán lẻ điện dành cho sinh hoạt thì đơn giá điện sẽ được tính theo 6 bậc. Lượng điện sinh hoạt sử dụng càng cao thì mức giá áp dụng sẽ càng cao. Hiện tại, tập đoàn điện lực Việt Nam đã có một số điều chỉnh về mức giá bán lẻ điện bình quân mới nhất 8/11/2023. Cụ thể giá 1 số điện sinh hoạt được quy định như sau:

  • Bậc 1: Mức sử dụng từ 0 - 50kWh: 1.806 đồng/kWh
  • Bậc 2: Mức sử dụng từ 51 - 100kWh: 1.866 đồng/kWh
  • Bậc 3: Mức sử dụng từ 101 - 200kWh: 2.167 đồng/kWh
  • Bậc 4: Mức sử dụng từ 201 - 300kWh: 2.729 đồng/kWh
  • Bậc 5: Mức sử dụng từ 301 - 400kWh: 3.050 đồng/kWh
  • Bậc 6: Mức sử dụng từ 401Wh trở lên: 3.151 đồng/kWh

Sau khi đã xác định được mức bậc thang, công thức tính tiền điện như sau:

Tiền điện bậc X = Số (kWh) áp dụng giá điện bậc X x Giá điện bán lẻ (đồng/kWh) bậc X

Ví dụ: Tháng 11 này gia đình bạn sử dụng hết 250 số điện thì 50 số điện đầu sẽ được tính với mức giá 1.806 đồng/kWh; 50 đồng/kWh tiếp theo sẽ được tính với mức giá 1.866 đồng/kWh; 100 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá 2.167 đồng/kWh và 50 số điện cuối cùng sẽ được tính với mức giá 2.729 đồng/kWh.

  • Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1.806 = 90.300 đồng
  • Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1.866 = 93.300 đồng
  • Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2.167 = 216.700 đồng
  • Tiền điện bậc 4 (50 số) = 50 x 2.729 = 136.450 đồng

Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3 + Tiền điện bậc 4) x 108% (8% thuế VAT) = (90.300 + 93.300 + 216.700 + 136.450) x 108% = 579.69 đồng.

Như vậy, tổng tiền điện trong tháng này cần phải trả là: 579.69 đồng.

Cách tính tiền điện online chính xác nhất

Cách tính tiền điện thủ công chính xác trên, bạn có thể sử dụng công cụ tính tiền điện online của EVN như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào CMIS 3.0 của EVN hoặc bấm để truy cập nhanh.
  • Bước 2: Điền đúng, đủ các danh mục được yêu cầu gồm
    • Chọn loại điện tiêu thụ (sinh hoạt, kinh doanh, bán buôn,...)
    • Thời gian sử dụng điện
    • Tổng điện năng tiêu thụ
    • Số hộ dùng điện
  • Bước 3: Nhấp chuột vào “Tính toán”. Hệ thống sẽ tự động trả về số tiền điện dự kiến mà bạn cần thanh toán dựa trên những thông tin vừa được cung cấp.

Lưu ý: Một số thông tin có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chính sách của EVN, vì vậy bạn hãy theo dõi trang web của họ để cập nhật thông báo mới nhất nhé.

10 cách tiết kiệm điện sinh hoạt hiệu quả trong thời tiết nắng nóng, bạn đã biết chưa?

Rút tất cả phích điện khi không sử dụng thiết bị

Nhiều gia đình có thói quen cắm điện sẵn các thiết bị điện mặc dù không sử dụng tới. Tuy nhiên, bạn có biết rằng thiết bị không hoạt động vẫn sẽ tiêu tốn một khoản điện năng nếu được kết nối với nguồn điện không. Vì vậy, lời khuyên chân thành nhất là hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử và rút cả phích cắm để tiết kiệm điện năng và giúp các thiết bị bền bỉ hơn.

Hạn chế dùng nhiều thiết bị điện trong giờ cao điểm

Lí do là nếu nhu cầu sử dụng điện vượt mức cho phép, hệ thống sẽ phải huy động nguồn năng lượng điện chạy bằng dầu với mức chi phí khá cao và mức giá bán điện sẽ tăng gấp 2,8 lần so với giờ thấp điểm. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, các linh kiện và thiết bị được duy trì trong trạng thái ổn định cũng hoạt động hiệu quả và bền hơn. Khung giờ cao điểm cần chú ý là 9 giờ 30 đến 11 giờ 20 sáng và 17 giờ đến 20 giờ tối.

Xem thêm: Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Mẹo tiết kiệm điện

Sử dụng rèm cửa, màn che để tránh nắng

Thay vì để máy lạnh và quạt hoạt động hết công suất, bạn có thể sử dụng màn che hoặc rèm cửa dày để che bớt ánh nắng và giảm nhiệt độ trong phòng. Bạn có thể cân nhắc sử dụng rèm xếp li có màu sắc trung tính, cái có thể giảm khí nóng lên đến 33%.

Sử dụng thiết bị làm mát hợp lý

Khi sử dụng điều hòa, bạn chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời từ 6-10 độ C để tránh bị sốc nhiệt, cảm cúm. Trong mùa hè, nhiệt độ điều hòa trong phòng phù hợp nhất là từ 25 - 26 độ C. Cứ giảm tiêu thụ 1 độ C là bạn sẽ tiết kiệm được từ 2 -3 % điện năng đấy. Ngoài ra, bạn có thể tắt điều hòa và mở cửa đón gió vào ban đêm để phòng được thông thoáng hơn.

Tăng cường cây xanh để giảm nhiệt

Giữa thời tiết nắng nóng từ 36 - 40 độ C, những chậu cây xanh mướt trước hiên nhà không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn tạo nên một không gian xanh để giảm bớt nắng nóng chiếu vào nhà.

Vệ sinh thiết bị điện thường xuyên

Việc vệ sinh định kì sẽ giúp các thiết bị điện hoạt động hiệu quả hơn. Chẳng hạn, máy lạnh hay quạt được vệ sinh sạch sẽ sẽ làm mát tốt hơn so với trước kia dù được thiết lập cùng một nhiệt độ. Nhờ vậy, bạn có thể giảm bớt số lượng quạt trong nhà mà vẫn đáp ứng được nhu cầu làm mát.

Sử dụng thiết bị có tính năng tiết kiệm điện

Một số thiết bị hiện nay như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh,..đều được tích hợp sẵn tính năng tiết kiệm điệên (Inverter). Nhờ vậy, bạn vẫn có thể sử dụng thiết bị điện mà còn tiết kiệm được một khoản kha khá vào cuối tháng đấy.

Lắp bóng đèn tiết kiệm điện

Thay vì dùng đèn sợi đốt vừa nóng bức lại còn tốn điện năng, bạn nên thay chúng thành đèn led, cái mà tiết kiệm được khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ cao hơn gấp 25 lần đèn sợi đốt. Ngoài ra, hãy tắt hết bóng đèn khi không sử dụng và ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên ngoài trời.

Tiết kiệm điện cho tủ lạnh

Một số cách đơn giản để tiết kiệm gồm: hạn chế đóng mở tủ nhiều lần trong ngày, điều chỉnh độ lạnh phù hợp, không bỏ thức ăn nóng vào tủ và vệ sinh, kiểm tra thường xuyên để phát hiện tình trạng tủ chưa đóng kín, hở điện,....

Tận dụng nguồn sáng và gió tự nhiên

Ngày nay, có rất nhiều gia đình lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời. Cách này không chỉ giúp tiết kiệm tiền điện, giảm gánh nặng cho nhà máy mà còn bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, vào những lúc thời tiết mát mẻ như buổi sáng và tối, bạn nên tận dụng gió và ánh sáng ngoài trời thay vì điều hòa, quạt để phòng thông thoáng, tiết kiệm điện và tinh thần bạn cũng sảng khoái hơn đấy.

Xem thêm: Cách đăng ký thanh toán tiền điện online đơn giản, dễ dàng

Tra cứu và thanh toán tiền điện nhanh chóng cùng ZaloPay

Bạn đang sử dụng phương thức truyền thống để thanh toán tiền điện, bằng cách nhận tin nhắn để biết lượng điện tiêu thụ và đến các điểm giao dịch để thanh toán? Thay vì vậy bạn có thể sử dụng ZaloPay - ứng dụng trung gian thanh toán, tra cứu tiền điện một cách tiện lợi, nhanh chóng, chính xác.

Bạn đang sử dụng phương thức truyền thống để thanh toán tiền điện, bằng cách nhận tin nhắn để biết lượng điện tiêu thụ và đến các điểm giao dịch để thanh toán? Thay vì vậy bạn có thể sử dụng ví điện tử ZaloPay - ứng dụng trung gian thanh toán, tra cứu tiền điện một cách tiện lợi, nhanh chóng, chính xác.

Những ưu điểm khi sử dụng ví ZaloPay ngay trong Zalo thanh toán tiền điện online

  • Có thể tra cứu và thanh toán trực tiếp trên ứng dụng Zalo mà không cần tải thêm một app nào khác.
  • Zalo có tính năng nhắc nhở thanh toán hóa đơn, tránh được tình trạng hóa đơn tiền điện của bạn bị thanh toán chậm.
  • Tiết kiệm với loạt khuyến mãi hấp dẫn. Thanh toán online tiền điện qua ví ZaloPay với những phiếu khuyến mãi hoàn tiền, chiết khấu,... giúp cho chi phí tiền điện của bạn sẽ giảm đáng kể.

Có 2 cách để thanh toán và tra cứu hóa tiền điện với ví điện tử quốc dân ZaloPay

  • Thanh toán tiền điện qua ví ZaloPay
  • Thanh toán trên Zalo OA của công ty điện lực EVN

Từ những thông tin trong bài, chắc hẳn bạn đã nắm được cách tính tiền điện sinh hoạt của gia đình, cá nhân mình theo công thức: tiền điện = lượng điện tiêu thụ x đơn giá.

Hy vọng rằng, từ cách tính này bạn có thể tối ưu, tiết kiệm điện bằng cách lên kế hoạch, sử dụng hợp lý những thiết bị điện. Và đừng quên đăng ký ngay ZaloPay để tra cứu và thanh toán tiền điện nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng và hàng ngàn

Chủ đề