Trung bình 1 người có bao nhiêu bạn bè năm 2024

Mọi người đều có bạn bè, nhưng không phải ai cũng có nhiều bạn. Một số người sẽ chỉ có một vài người trong khi những người khác sẽ tự hào vì có hàng trăm bạn. Có đúng thế không? Không hẳn vậy. Theo một nhà khoa học, có một giới hạn về số lượng bạn bè có thể có.

Còn bạn, bạn có bao nhiêu người bạn? Những người bạn thực sự, những người thân thiết chứ không phải những người bạn trên Facebook hay Instagram. Trong thời đại của các mạng xã hội, một số người khoe khoang hàng ngàn bạn bè trên internet. Nhưng có bao nhiêu người trong số đó thực sự là bạn của nhau?

Con người là một loài mang tính xã hội cao nhưng có một giới hạn về số lượng bạn bè mà một người có thể có. Ít nhất đó là những gì mà nhà nhân chủng học người Anh, Robin Dunbar, khẳng định dựa trên nghiên cứu của ông được thực hiện vào năm 1993.

Bằng cách nghiên cứu trên các loài linh trưởng và xu hướng hành vi bầy đàn của chúng, nhà nghiên cứu đã có ý tưởng nghiên cứu trên tình bạn của con người. Ông bắt đầu từ giả định rằng các loài linh trưởng có bộ não lớn vì thế giới xã hội phức tạp nơi chúng sống.

  • Xem thêm: 10 sự thật cần biết về tình bạn

Để kiểm tra lý thuyết của mình, ông đã nghiên cứu kích thước não của các loài linh trưởng khác nhau và đặt trong mối liên quan với kích thước của các nhóm sống quanh chúng và xu hướng trưởng thành của chúng. Cuối cùng ông đã đi đến kết luận rằng tất cả các yếu tố này có liên quan. Sau đó, ông quyết định chuyển dữ liệu của ông sang con người.

Đó là cách ông tính được số lượng bạn bè tối đa mà một người có thể có, gọi là số Dunbar: 148 (thường được làm tròn đến 150). Theo Robin Dunbar, đây là kích thước trung bình của cộng đồng săn bắn hái lượm. Nhưng cũng đúng với kích thước trung bình của các ngôi làng ở Anh trong thế kỷ thứ mười một, theo Domesday Book.

Bạn bè và những mối quan hệ thực sự

Con số trên thực sự bắt nguồn từ định nghĩa của bạn bè. 148 người bạn là những người mà một người sẽ thiết lập mối quan hệ xã hội ổn định, gần gũi và đặc biệt. Nói cách khác, anh ta/cô ta phải biết chính xác những người này là ai và họ liên quan đến nhau như thế nào.

Theo Robin Dunbar, con số 148 có lẽ bắt nguồn từ sự xuất hiện của loài người hiện đại (về mặt giải phẫu) 250.000 năm trước. Do đó, quay ngược thời gian và ước tính kích thước của bộ não dẫn đến các cộng đồng nhỏ hơn và nhỏ hơn. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng ngày nay tình hình đã trở nên phức tạp hơn.

  • Xem thêm: Những tình bạn hữu ích trong cuộc sống

Thật vậy, mạng xã hội của chúng ta lớn hơn trước rất nhiều, bao gồm cả những người bạn quen biết tình cờ và cả những người không quen biết nhau. Facebook, Twitter và các phát minh mới nhất phức tạp hóa mọi thứ.

Mình viết bài này vì có 1 suy nghĩ mà mình cảm thấy không đồng tình: Luôn tự tin khi có những người bạn giỏi giang, và họ mặc định rằng mình cũng giỏi. Bên cạnh đó cũng có những suy nghĩ rất tiêu cực kiểu: “ Mày nhìn nó đi, xung quanh nó toàn những đứa tính cách không ra gì thì nó cũng chẳng tốt lành gì đâu!!!”.....

Mình dịch và đưa quan điểm của cá nhân mình, có nhiều thứ khó có thể tiếp cận thì mình xin phép được lược bớt.

Trung bình 1 người có bao nhiêu bạn bè năm 2024

“Bạn là trung bình cộng 5 người bạn dành thời gian nhiều nhất”

Có lẽ bạn đã nghe và thấy câu nói “catchy” này ở đâu đó rồi. Và hầu hết thì mọi người đều thích nó – Ai lại không muốn xung quanh mình toàn những người khiến bản thân chúng ta phát triển đúng không?

Tuy nhiên, đó là một con dao hai lưỡi. Có những người nhìn câu nói trên một cách phiến diện.

Ngừng việc chọn người thất bại làm bạn ?

Đầu tiên, làm sao bạn có thể biết được đâu là người thất bại và đâu là người thành công? Nếu gặp phải một người thất bại, bạn sẽ ruồng bỏ họ? Hoặc thậm chí tệ hơn, điều gì sẽ xảy ra nếu xét trên tiêu chuẩn của một người nào đó, bạn là một kẻ thất bại?

Việc nhìn nhận câu nói trên theo nghĩa đen sẽ dẫn đến việc tiếp cận một cách đơn giản hóa, nguy hiểm và tạo ra sự vô cảm trong các mối quan hệ của chúng ta.

Đơn giản hóa bởi vì để thành công thì việc bạn chỉ dành thời gian cho “đúng người” là chưa đủ.

Nguy hiểm vì nó không tiếp cận được sức mạnh của ý chí tự do – bạn có ảnh hưởng không có nghĩa là bạn không làm chủ được hành động của mình.

Vô cảm vì nó sẽ chia con người ra 2 nhóm: một nhóm bạn muốn tham gia và một nhóm bạn muốn tránh xa. Và xét theo phương diện nào đó, bạn sẽ trở nên vô cảm với nhóm thứ 2.

Ảnh hưởng cộng đồng (Social influence) là một con Quái Vật Tò mò

“You may fetter my leg, but Zeus himself cannot get the better of my free will.”

― Epictetus –

Bạn được quyền chọn cho mình cách hành động – không ai có thể quyết định hành vi của bạn trừ khi bạn cho phép họ làm đều đó.

Trong cuốn sách The Neurophilosophy of Free Will, Henrik Walter có phân tích về bản chất của tự do ý chí làm 3 nhóm:

Freedom: Khả năng thực hiện các hành động khác nhau trong hoàn cảnh giống nhau – bạn có thể bị tác động, bị ảnh hưởng, nhưng bạn là người làm chủ hành động của mình.

Intelligibility: có thể hiểu lý do tại sao bạn chọn hành động theo một cách riêng biệt.

Agency: bạn là người đưa ra quyết định và cách cư xử của chính bạn – những thứ này có thể đồng nhất với hành động của bạn.

Tự do ý chí là việc mà ta nhận ra rằng mình làm chủ được hành động của bản thân. Tuy nhiên, cảm xúc, ý kiến, hoặc cách cư xử của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi người khác – bạn luôn chịu sự tấn công của xã hội, ngay cả khi bạn không nhận ra nó.

Ảnh hưởng xã hội là một con quái vật tò mò – nó có thể làm bạn an ủi hoặc làm tổn thương bạn.

Chúng ta muốn tuân theo quy tắc của một nhóm nhất định để có thể được chấp nhận khi ở trong đó.Sự tuân theo là khi chúng ta che giấu những suy nghĩ của mình do áp lực của xã hội – và chạy theo số đông, sợ mình là người lạc loài. Sự đồng nhất hóa là một biểu hiện phổ biến khác của ảnh hưởng cộng đồng, theo nhà tâm lý học Harvard Herbert Kelman, khi người mà bạn thích hoặc tôn trọng có những hành động làm ảnh hưởng đến bạn, và điều tệ hơn là suy nghĩ của họ sẽ trở thành của chính bạn.

Những người bạn bỏ nhiều thời gian nhât sẽ quyết định bạn là ai? Hay việc bạn là ai sẽ quyết định người bạn chơi cùng?

“I don’t want to belong to any club that would accept me as one of its members.” — Groucho Marx

1. Tương quan không có nghĩa là nhân quả

Việc bạn chơi chung với 5 người thông minh sẽ không giúp bạn thông minh (hơn). Có thể là bạn đã thông minh sẵn rồi, đó cũng là lý do tại sao bạn có thể đi chơi cùng với những người thông minh đó. “Tailwind is helpful only if you know how to sail.”

2. Tự do ý chí:

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thói quen của những người xung quanh bạn có thể quyết định được tính cách của bạn – sự lây lan béo phì và hút thuốc cũng được quy cho là do ảnh hưởng xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi người trở nên béo phì hay bắt đầu hút thuốc đều bị ảnh hưởng bởi những những người khác. Ngược lại, một số đứa trẻ đã thoát khỏi khu phố bạo lực và nghèo nàn mặt dù chúng đã có khoảng thời gian chung sống, tương tác với những người được coi là có những tính cách xấu. Nói đến đây, bạn sẽ nhận ra rằng nếu chúng ta có thể kiểm soát được ý chí của mình thì việc bạn ở với bao nhiêu người cũng sẽ không ảnh hưởng đến bạn, cho dù họ tốt hay xấu đi chăng nữa. “You don’t need five people — one person can change your life for the better.”

3. Ảnh hưởng là sự tác động qua lại:

Life is a two-way street — you have to offer value in return. Bạn có thể bị ảnh hưởng bởi người khác và ngược lại. Trong một mối quan hệ, cả hai bên cần tìm ra được những giá trị của nhau thì đó mới là mối quan hệ bền chắc. Trong công việc cũng vậy, để trở thành một người lãnh đạo tốt thì bạn không nên ích kỷ - không chỉ làm những thứ tốt cho mình. Thêm vào đó, một người leader đúng nghĩa thì phải vừa xem mình là thầy giáo đồng thời cũng là học sinh, luôn luôn lắng nghe và suy ngẫm về những lời nhân viên mình nói, và câu hỏi luôn được đặt ra là làm sao có thể giúp những người khác cùng thành công? Leaders unleash people’s potential — they see the possibilities, not the limitations.

4. Mây tầng nào gặp mây tầng đó:

Đừng nhầm lẫn giữa việc có ảnh hưởng với ảnh hưởng. Triệu phú chơi với triệu phú; nhà chính trị chơi với nhà chính trị. Họ kết nối với những người có thể giúp họ đạt được những thứ họ muốn chứ không phải là để họ tốt lên. Do vậy, nếu bạn muốn có mối quan hệ hay ho thì hãy nâng cấp mình lên :>

Dưới đây sẽ là 5 cách để bạn có thể có mối quan hệ chất lượng và sử dụng đúng ý nghĩa của của cụm từ trên.

“If you are the smartest person in the room, then you are in the wrong room.” — Confucius”

Không có gì sai nếu xung quanh bạn toàn những người giỏi. Vấn đề là bạn phải hiểu rằng chỉ những người thành công và thông minh hơn bạn có thể làm cuộc chơi của bạn thú vị hơn.

Một số điều để giúp bạn có thể có những mối quan hệ chất lượng:

1. Sức mạnh nằm trong mối quan hệ:

Thành công của bạn không phụ thuộc vào những người bạn tương tác, mà phụ thuộc vào sức mạnh của mối quan hệ đó.

2. Bạn có thể học từ bất cứ người nào

Mọi người xung quanh đều là thầy của bạn. Trước tiên, hãy sẵn sàng để tiếp thu và lắng nghe – tự cao sẽ khiến bạn mất đi bài học lớn nhất của cuộc đời mình.

Học cách tôn trọng ý kiến của người khác – có nghĩa là việc bạn không đánh giá cao ai đó không có nghĩa là người đó nói sai hoặc không có giá trị.

Thậm chí đó là kẻ thù của bạn cũng có dạy bạn – đó chính là tấm gương phản chiếu chính bạn đó.

3. Trở thành một ảnh hưởng tích cực:

Mahatmaa Gandhi là một luật sư thành công ở Anh trước khi trở thành Father of Nation của Ấn Độ, ông ấy nhận được danh hiệu cao quý này không phải bởi vì ông ấy thông minh mà vì những hoạt động thành công của chính bản thân ông – Gandhi đã dẫn đầu cuộc khởi nghĩa giành lấy hòa bình cho Ấn Độ từ tay Anh.

Bạn không cần phải trở thành nhà hoạt động chính trị hoặc đi theo một lối sống giản dị để trở thành một ảnh hưởng tích cực. Chỉ cần bạn đừng quay lưng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khi họ làm sai – đó là lúc họ cần sự giúp đỡ của bạn nhất , và bạn sẽ trở thành một sự ảnh hưởng tích cực đến người đó.

4. Tìm kiếm một người bạn đồng hành có trách nhiệm:

Không ai có thể tự mình thay đổi thế giới. Đặc biệt, khi chúng ta không thấy được khuyết điểm của mình. Một người bạn đồng hành có trách nhiệm không chỉ biến điểm mù của bạn thành điểm sáng – tạo cơ hội cho bạn thành công.

5. Chọn cách sống chung với những người đa dạng và khác bạn

Niềm tin của chúng ta sẽ khiến chúng ta mù quáng – chúng ta nhìn thấy những gì mà chúng ta tin. Vì vậy nên đừng chỉ vây quanh mình bằng những người thông minh mà bằng những người có những quan điểm khác chúng ta. Một nhóm được xem là thành công nhất nếu nó có sự đa dạng.

Để kết thúc, mình muốn nói rằng, dù bạn là ai, thì việc được vây quanh những người giỏi sẽ không giúp bạn giỏi hơn nếu bạn không tự học hỏi, tự lái con thuyền của mình. Mọi thứ cần được chủ động và điều quan trọng là cần phải biết giá trị của bản thân bạn là gì :))