Trong thi đấu nhảy cao mỗi lần nâng mức xà là bao nhiêu cm

Tại Việt Nam và trên thế giới nhảy cao là bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích. Thế nhưng theo thời gian luật điền kinh phần nhảy cao bị thay đổi vì nhiều lý do khác nhau. Bởi vậy, để có thể hiểu và theo dõi sát các trận đấu chúng ta hãy cập nhật ngay luật nhảy cao mới nhất.

Những “con số” trong luật điền kinh phần nhảy cao mới nhất

Nhảy cao là một trong những bộ môn thuộc môn điền kinh. Xét về lịch sử ra đời và hình thành có nhiều nét giống với môn nhảy sào. Bộ môn nhảy cao ra đời năm 1800, sau đó 6 năm đã được chính thức thi đấu tại Anh. Theo thời gian, bộ môn nhảy cao lan rộng ra thế giới. Đồng thời trở thành một trong những bộ môn thể thao yêu thích. đến năm 1896 đã được đưa vào các môn thi Olympic. 

Ngay từ thời điểm xuất hiện, luật thi đấu nhảy cao đã được thông qua. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, luật điền kinh phần nhảy cao có sự thay đổi. Đương nhiên rồi, sư thay đổi này xuất phát từ những lý do khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng chính là nguyên nhân giúp cho bộ môn nhảy cao công minh và phát triển hơn.

Trước khi đến với luật thi đấu chúng ta hãy cùng điểm qua kích thước đường chạy. Bên cạnh đó là kích thước của nệm. Thông qua những con số này bạn sẽ dễ dàng hình dung được luật điền kinh phần nhảy cao.

Về đường chạy của vận động viên có chiều dài tối thiểu 15m. Đối với sân thi đấu quốc tế như Olympic thì khoảng cách đường chạy là 20m. Đường chạy này có hình vòng cung. Vận động viên chỉ được phép chạy đà trên đường chạy quy định.

Nệm nhảy có kích thước chiều dài: 5m, chiều rộng: 3m và chiều cao: 0,5m. Hoặc cũng có thể sử dụng nệm có kích thước lớn hơn tương ứng với 6m*4m*0,7m. Khoảng cách hai cột xà 4,02m. Cột xà và đệm có khoảng cách 10cm nhờ đó, vận động viên sẽ không bị rơi ra ngoài khi ngã xuống. 

Chiều dài của xà ngang 4,05m. Khối lượng của xà không được vượt quá 2kg và tiết diện bán kính 15mm. Độ võng của thanh xà không quá 2 cm. Tất cả những kích thước này được áp dụng trên toàn thế giới. Tất nhiên rồi, tại Việt Nam khi thi đấu nhảy cao các dụng cụ cũng tuân.

Cùng Meebec.com soi kèo đêm nay với những trận cầu đỉnh cao cả trong và ngoài nước để có được cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết về các đội, từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất.

Luật thi đấu nhảy cao mới nhất

Luật điền kinh phần nhảy cao được áp dụng không riêng tại Việt Nam. Thay vào đó, đây là luật được sử dụng trên toàn thế giới. Đương nhiên chúng bao gồm luật nhảy cao kiểu bước qua và nằm nghiêng.

  • Trước khi bắt đầu thi đấu chính thức, tất cả vận động viên được làm quen với đường chạy. Bao gồm nhảy thử và chạy dò đà.
  • Vận động viên được ban trọng tài thông báo về mức xà khởi điểm và mức nâng xà. Nâng xà chỉ dừng lại khi chỉ còn lại một người chơi. Đồng thời đó cũng là người thắng cuộc.
  • Trong trường hợp chưa tìm được người thắng cuộc, lúc này mức nâng xà là 2cm. Thêm vào đó, chỉ còn lại một vận động viên cuối cùng mức nâng sẽ là mức cao kỷ lục thế giới. Và vận động viên được quyết định mức nâng.
  • Mức nâng với thể thức các môn phối hợp tối thiểu 3 cm.
  • luật nhảy cao vận động viên chỉ được dậm nhảy bằng 1 chân
  • Trong thời gian khi đấu, toàn bộ vận động viên không được ở trong phạm vi thi đấu
  • Thời gian từ khi gọi tên đến khi thi đấu vận động viên có một phút để chuẩn bị
  • Nếu vận động viên nhảy hỏng 3 lần sẽ trực tiếp bị loại
  • Trong luật điền kinh phần nhảy cao có thể có hai vận động viên có thành tích ngang nhau. Khi đó, người thắng cuối cùng được tính là người có vượt qua mức xà cao nhất với số lần nhảy ít nhất. Nếu không phân định được, ban trọng tài sẽ quyết định nhảy thêm một mức nữa. Ai vượt qua là người chiến thắng. Tuy nhiên nếu cả hai vận động viên không vượt qua mức xà sẽ được hạ xuống. Điều đó sẽ được áp dụng đến khi tìm được người thắng cuộc cuối cùng.

Luật điền kinh phần nhảy cao có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên nhìn chung thì những điểm thay đổi này khá nhỏ. Chỉ khi bạn hiểu về luật nhảy cao, thì việc theo dõi trận thi đấu cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Để biết thêm thông tin về bộ môn nhảy cao cũng như lịch sử ra đời bạn có thể tham khảo thêm trên internet.

Nhảy cao là một môn thể thao khá phổ biến, được cộng đồng ưa chuộng và đây cũng là một trong những môn thi đấu thu hút được nhiều sự theo dõi tại các kỳ thế vận hội thể thao thế giới. Bài viết chi tiết dưới đây, Thế Giới Thể Thao sẽ đem đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về môn thể thao có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại này.

Nhảy cao là gì?

Môn này còn được gọi là Nhảy xà, hay trong tiếng Anh là High Jump. Đây là một nội dung thi đấu chính thức trong môn điền kinh, thường xuất hiện tại các kỳ thế vận hội Olympic. Môn nhảy cao đòi hỏi người vận động viên phải có một sức khỏe dẻo dai và sức bật mạnh ở phần cơ chân, để có thể thực hiện động tác nhảy qua một thanh xà ngang, có độ cao được điều chỉnh dần qua mỗi lần nhảy.

Khi thực hiện nhảy qua xà, các vận động viên không được sử dụng bất cứ dụng cụ trợ lực nàoTất cả các vận động viên đều được lựa chọn mức xà khởi đầu cho mình, và cùng thi đấu cho đến khi chỉ còn lại người cuối cùng nhảy được mức xà cao nhất thì sẽ trở thành người chiến thắng.

Môn thể thao này tương đối gần gũi với cộng đồng, từ lâu đã được đưa vào làm một môn học trong chương trình giáo dục thể chất tại nhiều trường trung học và đại học.

Lịch sử hình thành và phát triển môn nhảy cao

Là một trong những môn điền kinh cổ đại, ban đầu môn thể thao này được phát triển với mục đích để cho các binh lính cổ đại luyện tập, sau đó thì được phổ biến cho đại chúng. Trong quá trình phát triển của mình, môn nhảy xà đã có nhiều thay đổi để bớt nặng nề hơn và mang tính thi đấu giữa các vận động viên với nhau hơn.

Buổi thi đấu đầu tiên của môn nhảy xà là ở Anh, diễn ra vào năm 1886. Sau đó đến năm 1890 thì môn này được phổ biến trên toàn thế giới, đến năm 1896 nhảy xà đã được chính thức phê duyệt tranh tài chức vô địch tại Olympic Hy Lạp. Đến năm 1928 thì ở Olympic mới bắt đầu có nội dung thi đấu dành cho vận động viên nữ.

Các động tác kỹ thuật nhảy cao

Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy

Giai đoạn này tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tạo tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy.

Tốc độ chạy phải tăng tới mức thích hợp và đạt cao nhất ở bước cuối cùng trước khi giậm nhảy. Cơ cấu của chạy đà là gần giống như trong chạy ngắn. Nhưng trong từng môn nhảy tính chất tăng tốc độ, nhịp điệu và chiều dài các bước cũng có những đặc điểm riêng. Giai đoạn cuối cùng của chạy đà, vì phải chuẩn bị giậm nhảy, nên nhịp điệu và tần số bước, nhất là ba, bốn bước cuối cùng có sự thay đổi thích hợp với từng môn nhảy.

Giậm nhảy

Giai đoạn này tính từ khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy đến khi chân giậm rời khỏi mặt đất. Đặt chân vào chỗ giậm nhảy phải nhanh, mạnh, đồng thời chân chạm đất gần như thẳng, sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị khi duỗi ra có hiệu quả hơn. Chân đặt vào chỗ giậm nhảy phải luôn luôn ở phía trước điểm dọi của trọng tâm cơ thể.

Chân giậm nhảy đưa về trước càng nhiều thì khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng cao. Nhiệm vụ của giậm nhảy là thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể. Sau khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy, chân giậm gập lại ở khớp gối, khớp hông và cả thân trên cũng hơi ngả về trước.

Động tác giậm nhảy được thực hiện nhanh chóng duỗi các khớp như khớp hông, khớp gối rồi khớp cổ chân. Lúc người nhảy vươn thẳng người lên, tạo ra tốc độ bay ban đầu và là cơ sở để nâng thân người lên theo quán tính. Tốc độ bay ban đầu của người nhảy phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn của phản lực khi giậm nhảy.

Động tác đá lăng chân và đánh lăng tay cũng có tác dụng hổ trợ cho động tác giậm nhảy, làm cho tốc độ giậm nhảy tăng lên. Góc độ này được xác định bởi độ nghiêng của chân giậm so với mặt đất lúc kết thúc động tác giậm nhảy.

Bay trên không

Giai đoạn này tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. Nhiệm vụ của giai đoạn này là nâng cao hiệu quả qua xà và giữ thăng bằng tạo điều kiện cho người nhảy với xa chân về trước để đạt thành tích cao nhất. Sau khi chân giậm rời khỏi mặt đất, trọng tâm thân thể di chuyển theo một đường bay nhất định. Đường bay này phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu, góc độ bay và lực cản không khí. Góc độ bay được tạo nên bởi tốc độ nằm ngang và tốc độ thẳng đứng của cơ thể lúc kết thúc giậm nhảy.

Lúc này sự di chuyển của trọng tâm một bộ phận cơ thể nào đó sẽ gây ra hoạt động di chuyển bù trừ ở các bộ phận khác theo hướng ngược lại.

Rơi xuống đất

Giai đoạn này tính từ khi một bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm đất đến lúc chuyển động của thân người hoàn toàn dừng lại. Trong nhảy cao và nhảy sào, giai đoạn rơi xuống đất chỉ có nhiệm vụ là đảm bảo an toàn cho người nhảy, nhưng trong nhảy xa và nhảy ba bước nó còn có tác dụng giữ và nâng cao thành tích. Vì vậy, trong giai đoạn này, người nhảy phải làm sao tận dụng hết đường bay của trọng tâm cơ thể và cố gắng với chân xa về phía trước.

Luật thi đấu nhảy cao

Kích thước đường chạy của môn nhảy cao

CheckPoint: Là điểm giậm nhảy của vận động viên khi thực hiện động tác nhảy qua xà ngang.

Curved Path: Là hình vẽ biểu diễn quỹ đạo chạy của vận động viên khi thực hiện phần nhảy cao của mình.

Runway: Là đường chạy của VĐV có chiều dài tối thiểu là 15m trong một số cuộc thi tầm cỡ quốc tế như Olympic thì kích thước này khoảng 20m.

Landing Area: Là khu vực mà của nệm nhảy trong nhảy cao.

Xem thêm:

  • Luật ném đĩa trong thi đấu
  • Luật ném lao
  • Luật nhảy cao trong thi đấu
  • Kích thước của nệm nhảy

    Nệm nhảy trong nhảy cao có kích thước là 5m*3m*0,5m tương đương với chiều dài, chiều rộng và chiều cao của nệm. Hoặc cũng có thể sử dụng kích thước lớn hơn là 6m*4m*0,7m.

    Khoảng cách của hai cột giữ xà là 4,02m và cột giữ xà thường được làm bằng chất liệu thép có thiết kế chi tiết để đặt xà ngang lên trên, chiều cao của hai cột chống xà phải bằng nhau theo từng nấc và có chiều cao từ 4m-4,40m.

    Cột xà và nệm có khoảng cách tối thiểu là 10cm để đảm bảo khi VĐV ngã trên nệm thì xà cũng không bị tác dụng lực ảnh hưởng tới kết quả thi đấu.

    Kích thước giá đỡ xà ngang

    Trong luật thi đấu nhảy cao không ghi chi tiết vất liệu làm xà ngang là gì, nhưng hiện nay tại các cuộc thi nhảy cao thì xà thường được làm bằng vật liệu sợi thủy tinh.

  • Chiều dài của xà ngang khoảng 4,05m có tiết diện hình tròn trên toàn mặt xà, tại vị trí 2 đầu của xà hình bán nguyệt có một mặt phẳng để có thể đặt xà lên giá đỡ của cột chống xà. Trọng lượng của xà không lớn hơn 2kg, tiết diện có bán kính khoảng 15mm.
  • Thanh xà ngang phải thẳng và khi đặt trên cột chống xà thì vị trí võng nhất không được lớn hơn 2cm.
  • Phần giá đỡ xà ngang là phần tiếp xúc với 2 đầu của thanh xà có chiều rộng 4cm và chiều dài khoảng 6cm.

    Giá đỡ phải để trơn không được đặt bất kỳ dụng cụ vật liệu nào làm tăng ma sát với thành xà ngang.

    Một số quy định khác

    - Cũng giống như luật thi đấu môn nhảy xa, khi mới bắt đầu các vận động viên có thể được nhảy khởi động để làm quen với đường chạy cũng như đo đà.

    - Trước khi vào thi ban trọng tài sẽ thống nhất để thông báo cho vận động viên về mức xà khởi đầu và mức nâng xà sau mỗi lượt nhảy. Mức nâng xà chỉ dừng lại khi chỉ còn lại một VĐV và là người thắng cuộc

    - Khi chưa tìm ra được người cuối cùng thắng cuộc thì.

  • Mức nâng xà thấp nhất cho mỗi lần nâng sẽ là 2cm, mỗi lần nâng xà thì mức nâng là như nhau.
  • Khi chỉ còn một vận động viên cuối cùng thì mức nâng sẽ là mức cao kỷ lục thế giới ở thời điểm đó. Và mức nâng sẽ phụ thuộc vào quyết định của VĐV đó.
  • - Trong luật nhảy xà có quy định, mức nâng với thể thức các môn phối hợp thì mức nâng thấp nhất trong mỗi lần nâng là 3cm.

    - Khi giậm nhảy thì các vận động viên chỉ được phép giậm nhảy bằng một chân.

    - Thời điểm một VĐV đang thực hiện phần thi của mình các VĐV khác không được ở khu vực thi.

    - Từ thời điểm trọng tài gọi tên VĐV vào thi cho tới khi VĐV đo thực hiện xong phần thi của mình thời gian tối đa là 1 phút.

    - Mức xà bắt đầu nhảy của một VĐV sẽ do người đó quyết định, hoặc do tổ trọng tài đề xuất. Trong luật thi đấu nhảy cao có quy định VĐV nhảy hỏng 3 lần liên tiếp ở bất kỳ mức xà nào sẽ bị loại khỏi cuộc thi.

    - Mức xà mới sẽ cần được các trọng tài đo trước khi một VĐV thực hiện phần thi của mình. Các trọng tài sẽ phải đo lại mức xà nhảy ở mỗi lần khi xà ở độ cao kỷ lục thời điểm đó, tức là ngay sau khi một VĐV nhảy xong thì trọng tài sẽ đo lại xà, tránh trường hợp VĐV khi nhảy đã tác động tới xà.

    - Trong trường hợp các VĐV có thành tích bằng nhau.

  • VĐV đạt thành tích cao hơn sẽ là người vượt qua mức xà cao nhất với ít lần nhảy nhất.
  • Trong trường hợp 2 VĐV vẫn bằng thành tích thì ai là người nhảy ít hỏng hơn sẽ là người xếp cao hơn.
  • Nếu như 2 phương án trên vẫn không phân định được thì các VĐV sẽ nhảy thêm một lần nữa với mức xà cao hơn, ai nhảy qua sẽ được xếp cao hơn. Cả 2 đều không qua sẽ hạ chiều cao xuống và làm tương tự cho tới khi tìm được người chiến thắng(mỗi lần nâng hạ là 2cm)
  • Đó là luật điền kinh phần nhảy cao đang được áp dụng trong tất cả các cuộc thi quốc tế.

    Kỷ lục nhảy cao hiện nay

    Kỷ lục nhảy cao thế giới

    Kỷ lục nhảy cao nam thể giới hiện nay đang thuộc về VĐV Javier Sotomayor người Cuba với mức xà là 2,45m vào năm 1993 và cho tới thời điểm hiện tại anh vẫn là người nhảy cao nhất thế giới.

    Xem Clip Javier Sotomayor xác lập kỷ lục nhảy cao thế giới

    Kỷ lục nhảy cao nữ thế giới hiện nay là 2,09m được thiết lập vào năm 1987 bởi nữ VĐV Stefka Kostadinova người Bulgaria và cho tới thời điểm hiện tại sau hơn 30 năm thì đây vận là kỷ lục nhảy cao của nữ giới.

    Kỷ lục nhảy cao Việt Nam

    Kỷ lục nhảy cao nam Việt Nam hiện nay là 2,25m được xác lập bởi Nguyễn Duy Bằng tại giải các ngôi sao Châu Á năm 2004.

    Kỷ lục nhảy cao nữ Việt Nam là Bùi Thị Nhung tại giải điền kinh Thái Lan mở rộng vào năm 2005. Bùi Thị Nhung đã vượt qua mức xà là 1m94 và là mức xà kỷ lục của nhảy cao Việt Nam của nữ cho tới thời điểm hiện nay.

    Đó là toàn bộ lịch sử hình thành và luật thi đấu môn nhảy cao và tất cả những kỷ lục thế giới và Việt Nam của bộ môn này. Bạn đọc có ý kiến đóng góp cũng như những bổ sung cần thiết vui lòng để lại ý kiến ở phần Comment để chúng tôi có thể bổ sung thông tin cần thiết.

    Tổng kết: 

    Đó là toàn bộ lịch sử hình thành và luật thi đấu môn nhảy cao và tất cả những kỷ lục thế giới và Việt Nam của bộ môn này. Bạn đọc có ý kiến đóng góp cũng như những bổ sung cần thiết vui lòng để lại ý kiến ở phần Comment để chúng tôi có thể bổ sung thông tin cần thiết.

    Xem thêm: Quy trình thi công sân điền kinh

    Video liên quan

    Chủ đề