Trong nghiên cứu kinh tế quốc tế chúng ta sử dụng những kiến thức của

Khái niệm kinh tế học đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, được tìm thấy đầu tiên trong các tác phẩm của những triết gia cổ Hy Lạp nổi tiếng như: Aristote và Platon (khoảng thế kỷ thứ IV và V trước công nguyên). Nhưng chỉ từ khi xuất hiện tác phẩm kinh tế học nổi tiếng của A. Smith là: “Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất sự giàu có của các dân tộc” (năm 1776), kinh tế học mới thực sự phát triển.

Kinh tế học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học. Định nghĩa sau đây được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận xem như là sự mô tả tương đối đầy đủ phạm vi và đối tượng nghiên cứu của kinh tế học:

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà con người và xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm (nguồn lực) vào việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ cần thiết và phân phối chúng giữa các thành viên của xã hội.

Như vậy, đối tượng của kinh tế học là nghiên cứu các hành vi kinh tế trong sản xuất và phân phối của cải xã hội. Phạm vi mà kinh tế học đề cập liên quan tới các cá nhân và toàn xã hội. Kinh tế học có đối tượng nghiên cứu rộng lớn và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều bộ môn khoa học xã hội khác như triết học, xã hội học, lịch sử, kinh tế chính trị, tâm lý học… là những môn học nghiên cứu về con người và quan hệ xã hội.

Nó cho biết xã hội giải quyết vấn đề khan hiếm như thế nào. Chúng ta không thể có tất cả những gì mình muốn, cho dù đó là kỳ nghỉ kéo dài hoặc không khí hoàn toàn trong sạch. Chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Kinh tế học là sự nghiên cứu cách thức xã hội đưa ra các lựa chọn. Kinh tế học không chỉ nghiên cứu về thu nhập, giá cả và tiền tệ. Đôi khi việc sử dụng thị trường là hợp lý, đôi khi chúng ta cần những cách giải quyết khác. Phương pháp phân tích kinh tế giúp chúng ta quyết định khi nào nên để việc lựa chọn cho thị trường giải quyết, khi nào bỏ qua thị trường.

Kinh tế học ở ngay xung quanh ta

Tất cả các nhóm người đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản của cuộc sống hàng ngày: sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.

Hàng hóa là những sản phẩm vật chất như thép hay quả dâu tây. Dịch vụ là những hoạt động như massage hay các buổi hòa nhạc trên sân khấu, được tiêu dùng hay thưởng thức ngay khi chúng được tạo ra. Hiếm khi các vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào và sản xuất cho ai được giải quyết sẵn. Thông thường xã hội phải giải đáp cả 3 vấn đề trên.

Bằng việc nhấn mạnh đến vai trò của xã hội, định nghĩa của chúng ta đặt kinh tế học trong các môn khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu và giải thích hành vi con người. Kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, trao đổi và sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Vấn đề kinh tế cốt yếu đối với xã hội là dung hòa mâu thuẫn giữa mong muốn vô hạn của con người đối với hàng hóa, dịch vụ, và sự khan hiếm của các nguồn lực (lao động, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu) để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ này.

Trong việc giải quyết các vấn đề sản xuất cái gì, như thế nào và sản xuất cho ai, kinh tế học giải thích các nguồn lực khan hiếm được phân bổ như thế nào cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mặc dù kinh tế học nghiên cứu hành vi con người, nhưng chúng ta mô tả nó như một môn khoa học. Điều này phản ánh phương pháp phân tích, chứ không phải chủ đề của kinh tế học. Kinh tế học phát triển các lý thuyết về hành vi con người và kiểm chứng với thực tế. Điều này không có nghĩa là kinh tế học bỏ qua con người như các cá nhân. Hơn nữa, kinh tế học còn mang yếu tố nghệ thuật. Chỉ khi có được cảm giác về việc con người thực tế hành động như thế nào, các nhà kinh tế mới có thể tập trung sự phân tích của mình vào các vấn đề cốt yếu.

Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Kinh tế học thực chứng là môn khoa học nghiên cứu những mối liên hệ bên trong của nền kinh tế dựa trên sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan.

Như vậy, kinh tế học thực chứng là khoa học lý luận phân tích định tính. Kinh tế học chuẩn tắc là khoa học phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế dựa trên chuỗi những số liệu (hoặc dữ kiện), từ đó đưa ra những chỉ dẫn hoặc khuyến nghị về sự lựa chọn các phương án kinh tế. Kinh tế học chuẩn tắc là khoa học phân tích mang tính định lượng.

Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vi mô là khoa học nghiên cứu vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế bao gồm hành vi và quyết định của chủ thể kinh tế trong các đơn vị kinh tế độc lập, riêng biệt.

Kinh tế học vi mô đề cập đến các hoạt động kinh tế đơn lẻ của người tiêu dùng – household, hàng kinh doanh (hoặc người sản xuất) – firms, Chính phủ – goverment; và nghiên cứu các vấn đề: mục tiêu của đối tượng, giới hạn của các đối tượng, cách thức đạt được mục tiêu.

Kinh tế học vĩ mô là khoa học nghiên cứu sự vận động, những mối liên hệ kinh tế và sự tác động qua lại của các đơn vị kinh tế trong một chỉnh thể nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế lớn như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp, việc làm và thu nhập, vấn đề giá cả… và những vấn đề xã hội khác.

Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có đối tượng nghiên cứu khác biệt nhau song lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngày nay, kinh tế học còn bao gồm một số môn học khác như kinh tế học công cộng, kinh tế học phát triển, kinh tế học phúc lợi,… song chúng vẫn xuất phát từ kinh tế học và có thể xem như các nhánh của kinh tế học hiện đại.

Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Tổng quan về quan hệ kinh tế quốc tế? Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế?

Hiện nay trong thời kì phát triển kinh tế và với sự hợp tác kinh tế toàn cầu và hữu nghị giữa các nước với nhau tạo nên mối quan hệ khăng khít trong phát triển kinh tế mà thường gọi là quan hệ kinh tế quốc tế. Vậy bạn đã hiểu về mối quan hệ này như thế nào. để hiểu rõ hơn về Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Tổng quan về quan hệ kinh tế quốc tế? Bài viết dưới đây do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung này. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Luật sư tư vấn bào chữa vụ án hình sự uy tín toàn quốc: 1900.6568

1. Quan hệ kinh tế quốc tế là gì?

Quan hệ kinh tế quốc tế trong tiếng Anh là International Economic Relations. Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh tế giữa các nước và giữa các nước với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế thế giới. Nhưu chúng ta đã biết thì  kinh doanh quốc tế giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến.

2. Tổng quan về quan hệ kinh tế quốc tế?

2.1. Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế

Trao đổi quốc tế về hàng hoá dịch vụ

– Trao đổi quốc tế về hàng hóa dịch vụ được gọi là thương mại quốc tế, là hình thức kinh tế quốc tế xuất hiện sớm nhất.

– Hiện nay tốc độ phát triển của thương mại quốc tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của sản xuất.

Trao đổi quốc tế về các yếu tố sản xuất

– Trao đổi quốc tế về vốn: Dưới chủ nghĩa tư bản độc quyền, trao đổi quốc tế vè vốn là hình thức xuất khẩu tư bản (thực chất là xuất khẩu vốn), trong đó dòng vốn chảy từ nơi có tỉ suất sinh lời thấp đến nơi có tỉ suất sinh lời cao.

– Trao đổi quốc tế về lao động: Đây là tất yếu khách quan giữa các nước có khả năng cung cấp lao động và các nước có nhu cầu sử dụng lao động.

– Trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ (KHCN): Đó là sự trao đổi giữa các nước về các vấn đề có liên quan đến KHCN như chuyển giao công nghệ quốc tế, hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong việc đào tạo cán bộ, chuyên gia.

2.2. Sự tăng trưởng kinh tế quốc tế theo chiều rộng

Khái niệm

Tăng trưởng theo chiều rộng là sự phát triển dựa theo các nguồn lực sẵn có hữu hạn và phải sử dụng nhiều yếu tố mới làm ra được một đơn vị sản phẩm.

Sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, quan tâm đến số lượng và các yếu tố để phát triển có nhiều tiềm năng nhưng theo thời gian không còn nhiều.

Biểu hiện

Càng ngày càng nhiều nước, nhiều chủ thể kinh tế tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế (KTQT), các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Cụ thể:

– Các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển về không gian địa lí do sự xuất hiện của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tại mỗi quốc gia, ngày càng có nhiều nước tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế.

– Tại các quốc gia ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế tham gia vào các quan hệ kinh tế, đồng thời phân công lao động quốc tế tác động ngày càng sâu hơn làm cho các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.

2.3. Sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu

Khái niệm

Phát triển kinh tế theo chiều sâu là sự phát triển dựa vào tri thức và khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra nhiều hàng hoá chất lượng cao.

Biểu hiện

– Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế với trình độ chuyên môn hoá ngày càng cao.

– Quan hệ kinh tế quốc tế đầu tiên ra đời dựa trên sự khác nhau của các điều kiện tự nhiên. Sau đó, do sự phát triển của phép cộng lao động quốc tế ở trình độ ngày càng cao và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra ở trình độ cao hơn, mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng chặt chẽ hơn.

– Quá trình phát triển các mối quan hệ  kinh tế quốc tế đòi hỏi phải hình thành các tổ chức kinh tế quốc tế – một trung gian quan trọng chi phối các mối quan hệ kinh tế và điều hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào mối quan hệ kinh tế cụ thể. Đây là nhân tố thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo cả chiều rộng và chiều sâu.

3. Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế:

Kinh doanh quốc tế giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu. Thị trường thế giới có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển các quốc gia. Hoạt động kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở, tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho nền kinh tế quốc gia trong hệ thống kinh tế quốc tế.

Đồng thời, tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các doanh nghiệp khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

Hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua các lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế tăng thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong nước; bằng hình thức hợp tác đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế; thông qua các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối để tăng thêm nguồn thu bằng ngoại tệ thông qua lượng khách du lịch vào thăm quan; thông qua các nguồn vốn vay từ các nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên thế giới để bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ của chúng ta còn thấp; tăng thêm nguồn vốn bằng ngoại tệ bằng cách xuất khẩu lao động và chuyên gia cho các nước thiếu lao động, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tạo thêm việc làm, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế.

Mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học và chuyển giao công nghệ, giúp cho các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tạo cơ hội cho việc phân phối các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực bên ngoài vào việc phát triển các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển đất nước như vốn, nhân lực có trình độ cao, công nghệ hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế giới. Thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế, phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được đẩy mạnh, đảm bảo đầu vào đầu ra cho các doanh nghiệp trong nước một cách ổn định và phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho việc hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của Quan hệ kinh tế quốc tế là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh trên thị trường kinh tế. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Tổng quan về quan hệ kinh tế quốc tế?mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về Quan hệ kinh tế quốc tế là gì. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Video liên quan

Chủ đề