Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của lá là gì

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật.

a. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật

- Thực vật nhờ vào quá trình quang hợp mà tự tổng hợp được chất hữu cơ cho chính mình và tạo ra lượng khí oxi vào khí quyển

+ Lượng khí oxi của thực vật tạo ra cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và các động vật khác.

+ Các chất hữu cơ thực vật tạo ra được tích lũy ở tất cả các bộ phận của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt) không chỉ cung cấp cho chính thực vật mà còn cung cấp cho con người và động vật.

- Nếu không có thực vật thì động vật sẽ không có oxi để hô hấp và không có thức ăn (đối với động vật ăn thực vật) động vật sẽ không tồn tại được.

- Một số loài động vật ăn thực vật như: thỏ, chim, hươu cao cổ, voi, khỉ, chuột, … sẽ sử dụng các cơ quan khác nhau của thực vật làm thức ăn.

Tên con vật

Thức ăn

Rễ, củ

Cả cây

Quả

Hạt

Chim

       

x

Thỏ

x

x

     

Khỉ

     

x

x

Chuột

     

x

x

 - Ngoài vai trò làm thức ăn cho động vật ăn thực vật, một số thực vật còn gây hại cho động vật như:

+ Một số tảo ở nước khi sinh sản quá nhanh (hiện tượng nước nở hoa) sau khi chết làm ô nhiễm môi trường nước, đầu độc cho cá và các động vật khác ở nước.

 + Một vài cây độc với cơ thể động vật như duốc cá (dùng cây này để diệt cá dữ trong đầm nuôi thủy sản).

b. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật

- Có một số loài động vật sử dụng thực vật làm nơi ở và nơi sinh sản cho mình như khỉ, nhím, chim, sóc, …

Thực vật không chỉ cung cấp khí oxi, thức ăn mà còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho các loài động vật.

2. Thực vật đối với đời sống con người

a. Những cây có giá trị sử dụng

- Một số loài thực vật có giá trị sử dụng:

+ Nhóm cây lương thực:

+ Nhóm cây thực phẩm:

+ Nhóm cây công nghiệp:

+ Nhóm cây ăn quả:

+ Nhóm cây làm thuốc:

+ Nhóm cây làm cảnh:

- Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với con người:

+ Cung cấp khí oxi cho con người, tạo bầu không khí trong lành, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Hạn chế hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất.

+ Bảo vệ và giữ mạch nước ngầm.

+ Cung cấp lương thực cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

+ Cung cấp dược liệu, làm cảnh, …

b. Những cây có hại cho sức khỏe con người

- Bên cạnh những thực vật có lợi như trên, thì còn có một số thực vật gây hại cho sức khỏe con người như:

* Cây thuốc lá:

- Là cây công nghiệp, được chế biến làm thuốc hút.

- Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là nicotin được dùng chế thuốc trừ sâu. Nếu hút nhiều thuốc lá thì chất nicotin sẽ thấm vào cơ thể ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp dễ bị ung thư phổi.  

* Cây thuốc phiện:

- Nhựa tiết ra từ quả của cây này chứa nhiều moocphin là chất gây độc nguy hiểm dễ gây nghiện khi sử dụng khó cai, có hại đến sức khỏe, gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội. 

* Cây cần sa: tác hại của cây này giống cây thuốc phiện.

* Lưu ý: đôi khi 2 mặt có lợi và có hại của thực vật lại được thể hiện trên cùng một cây. Ví dụ: cây trúc đào lá có nhựa rất độc ăn phải có thể gây chết người, nhưng lại có hoa đẹp nên hay được trồng làm cảnh.

hay lá cây (tiếng Anh: Leaf) là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ cạnh bên chính của thân cây.[1] Lá, thân cây, hoa và quả hợp lại tạo nên chồi cây.[2] Foliage là một danh từ không đếm được đề cập chung đến lá.[3][4]

Sự đa dạng của lá

Lá của tào lao Đoạn lá bạc

Mô hình cấu tạo của lá.

  1. Đỉnh
  2. Gân lá
  3. Gân bên
  4. Phiến lá
  5. Khía lá
  6. Cuống lá
  7. Chồi ngọn
  8. Thân cây

Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.

Theo cấu tạo và hình dáng cũng như đặc điểm tiến hóa của thực vật, lá cây thường được chia thành các nhóm: lá kim, lá rộng (lá phiến), lá vảy. Thực vật bậc cao trên Trái Đất chiếm đa số là các nhóm lá rộng và lá kim.

Lá cây hoàn chỉnh cấu tạo bao gồm cuống lá, gân lá, phiến lá. Trên lá chứa nhiều tế bào mô dậu, lỗ khí và nhiều lục lạp. Trên 1 cm² diện tích mặt lá có khoảng 30.000 lỗ khí thực hiện các chức năng sinh dưỡng chính của cây.

Cuống lá

Cuống lá là phần gắn liền giữ phiến lá và thân cành, cuống lá có chức năng nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng giữa thân cây và phiến lá. Cuống lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào điều kiện. Đôi khi cuống lá còn đóng vai trò quang hợp (xem thêm cuống dạng lá).

Gân lá

 

Gân lá có cấu tạo hệ gân nhiều gân gốc

Là bộ phận đóng vai trò xương sống cho phiến lá, nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng. Người ta thường phân gân lá thành các cấp khác nhau (cấp 1, 2, 3) tùy thuộc vào vị trí so với cuống lá. Gân lá có cấu tạo giống như là cuống lá.

Gân lá có các dạng hình phân bố khác nhau:

  • Song song: Ví dụ: lá tre, trúc, lúa, ngô, rẻ quạt, trường sinh,...
  • Lông chim: Đa số có ở các loài thực vật bậc cao.
  • Vấn hợp: Ví dụ: lá ổi, lá các loài trâm,...
  • Gân hình mạng: lá gai, lá mai,...
  • Gân hình cung: lá rau muống, lá địa liền,...

Phiến lá

Dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng, mặt dưới gọi là lưng. Lá thường có màu xanh lục nhờ vào chất diệp lục, đôi khi lá có màu sắc khác do diệp lục bị che khuất bởi sắc tố khác. Mép phiến lá là một đặc điểm để phân biệt các loại lá:

+ Có loại lá mép nguyên như lá bàng

+ Có loại lá mép răng cưa nhọn như lá cây hoa hồng

+ Có loại lá xẻ không quá 1/4 phiến lá

+ Có loại lá chẻ, vết chẻ bằng 1/4 phiến lá

+ Có loại lá khía, vết khía quá 1/4 phiến lá hoặc sát gân lá chính.

Lá cây đính trên thân cây về cơ bản được chia thành các nhóm chính:

  • Mọc cách (mọc sole); ở một số loài cây có lá mọc cách, chẳng hạn cây dâu, có một lá mọc từ một mấu thân, mỗi lá mọc cách nhau theo kiểu sole.
  • Mọc đối: ở một số loại cây, ví dụ cây dừa cạn, có 2 lá mọc từ một mấu thân, hai lá đó nằm đối nhau, cách sắp xếp của lá sao cho mỗi lá đều nhận được nhiều ánh sáng nhất.
  • Mọc vòng: lá mọc theo vòng tròn vòng từ dưới lên.

Lá biến dạng được hình thành trong quá trình thích nghi và tiến hóa của thực vật. Lá biến dạng được sử dụng với các chức năng khác lá bình thường hoặc thêm chức năng mới giúp cho cây thích nghi với điều kiện môi trường.

  • Lá gai: lá biến thành gai nhọn, lớp cutin dày làm giảm sự thoát hơi nước. Lá gai thường thấy ở họ Xương rồng. Ở một số cây lá gai còn có tác dụng bảo vệ lá non.
  • Lá dự trữ: chứa chất dự trữ cho cây
  • Lá bắt mồi:bắt và tiêu hoá sâu bọ
  • Lá móc: thường thấy ở các loại cây leo, như mây. Lá móc giúp cây có khả nang bám vào các vật.

 

Chồi lá

Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Lá cây là cơ quan chủ yếu biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học (với đa số loài thực vật bậc cao). Trong quan hệ tương tác với các loài sinh vật khác, lá cây là điểm đầu của các chuỗi thức ăn (là thức ăn chủ yếu của đa số các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1). Lá cây có vai trò chủ đạo trong đời sống của các sinh giới.

Đa số các loại cây có mặt trên màu sẫm hơn mặt dưới vì cây đó mọc theo kiểu nằm ngang khiến mặt trên nhận được nhiều ánh sáng hơn mặt dưới. Một số loại lá cây khác có màu ở mặt trên lẫn mặt dưới bằng nhau vì cây này mọc theo kiểu gần như thẳng đứng và đã thích nghi với việc nhận được lượng ánh sáng bằng nhau ở cả hai mặt lá

  • Ví dụ: lá ngô, lá mía, lá nha đam,...

Một số dạng lá:

  • Lá đơn
  • Lá kép

  1. ^ Esau 2006.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEsau2006 (trợ giúp)
  2. ^ Cutter 1969.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCutter1969 (trợ giúp)
  3. ^ Haupt, Arthur Wing (1953) Plant morphology. McGraw-Hill.
  4. ^ Mauseth, James D. (2008) Botany: An Introduction to Plant Biology. Jones & Bartlett. ISBN 978-0-7637-5345-0

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về .

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lá&oldid=68413748”

Video liên quan

Chủ đề