Trẻ em ăn sầu riêng có tốt không

Sầu riêng là một loại quả đặc biệt phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bỉm. Cũng chính vì vậy, có rất nhiều mẹ quan tâm tới vấn đề cho cho con bú ăn sầu riêng được không?

Những thông tin được AVAKids tổng hợp trong bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan về câu hỏi trên.

1 Thông tin chung về sầu riêng

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mẹ cho con bú ăn được sầu riêng không, AVAKids sẽ giúp mẹ hiểu thêm về một số đặc điểm nổi bật của loại quả này:

Sầu riêng là một loại quả rất giàu dinh dưỡng

Trong sầu riêng chứa các dưỡng chất như vitamin A, B6, vitamin C, protein, sắt, chất xơ,... Đây đều là những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết giúp mẹ phục hồi cơ thể sau sinh. 

Sầu riêng chứa hàm lượng đường cao

Theo nghiên cứu, hàm lượng đường trong sầu riêng khá cao, bao gồm các loại đường như fructose, lactose, glucose và đường đơn. Đây có lẽ cũng chính là điểm thu hút giúp loại trái cây này “đánh cắp trái tim” của nhiều người. Mặc dù vậy, nếu ăn quá nhiều sầu riêng, hàm lượng đường trong máu cũng sẽ tăng cao.

Sầu riêng là một loại quả có tính nóng và có hàm lượng đường cao

Là một loại quả có hương thơm đặc trưng

Trong sầu riêng có chứa một số chất có mùi như:

  • Methanethiol - mùi bắp cải chua
  • Ethyl cinnamate - mùi mật ong
  • Hydrogen sulfide - mùi trứng thối
  • Acetaldehyde - mùi trái cây

Bởi vậy, loại quả này mang trong mình một hương thơm rất đặc trưng và có thể gây nên tình trạng khó chịu, khó thở cho những người không thích sầu riêng. Tuy nhiên, nếu đã ăn quen, sầu riêng sẽ trở nên rất béo, ngậy và thơm.

Có tính nóng

Theo Đông Y, sầu riêng là một loại quả có tính nóng và vị ngọt đậm,

Phía trên là những đặc tính nổi bật của sầu riêng. Vậy, mẹ đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Câu trả lời sẽ được AVAKids bật mí ngay sau đây!

2 Trả lời câu hỏi "Cho con bú ăn sầu riêng được không?"

Cho con bú ăn sầu riêng được không là nỗi niềm của rất nhiều mẹ bỉm. Đối với vấn đề này, theo chia sẻ từ chuyên gia là không nên. 

Như đã được AVAKids đề cập phía trên, sầu riêng là một loại quả có tính nóng. Do đó, nếu sau sinh mẹ ăn sầu riêng rất có thể sẽ bị nổi mụn, nóng trong người kèm theo các nguy cơ về táo bón, mất ngủ, khó chịu,...

Không chỉ vậy, mẹ bị nóng trong cũng có thể khiến sữa mẹ đồng thời bị nóng theo. Khi mẹ cho bé bú, lượng sữa nóng sẽ dần dần được hấp thụ vào cơ thể. Điều này sẽ khiến bé có nguy cơ cao bị rôm sảy, nổi mụn,..

Ngoài ra, nóng trong cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bé mệt mỏi, khó chịu, từ đó quấy khóc nhiều hơn. Điều này sẽ vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả mẹ và bé, nhất là quá trình hồi phục của mẹ sau sinh.

Bài viết liên quan: Những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ cơ bản mà mẹ bỉm nào cũng nên biết, tham khảo ngay!

3 Sinh xong bao lâu thì ăn được sầu riêng?

Vậy sau khi sinh bao lâu mẹ có thể ăn được sầu riêng?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, sau khi sinh, mẹ cần tránh ăn sầu riêng, đặc biệt là trong giai đoạn ở cữ - thời điểm cơ thể mẹ nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Sau thời gian này, nếu quá thèm và không gặp bất cứ vấn đều gì về sức khỏe, mẹ có thể ăn một lượng nhỏ sầu riêng.

Khoảng thời gian thích hợp nhất để mẹ ăn sầu riêng là khi bé được 6 tháng tuổi

Khoảng thời gian thích hợp nhất để mẹ có thể ăn sầu riêng là khi bé được 6 tháng tuổi hoặc khi bé chuyển từ giai đoạn bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm. Lúc này, phần lớn các vết thương do quá trình sinh nở trên cơ thể mẹ đã gần như hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, ngoài sữa mẹ, bé có thể được bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ các loại thức ăn trong thực đơn hằng ngày. Vậy nên, sữa mẹ sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến bé.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần hết sức lưu ý khi ăn sầu riêng, không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn bởi bé vẫn đang phải bú mẹ để phát triển.

Xem thêm:

  • 8 phương pháp chữa lành vết hăm tã một cách tự nhiên. Click xem ngay!
  • Máy hút sữa là gì? Có nên hút sữa ra bình cho con bú không?
  • Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt? Click ngay

Trong bài viết trên, AVAKids đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi “cho con bú ăn được sầu riêng không?”. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp mẹ đưa ra quyết định phù hợp nhất để bảo vệ nguồn sữa tươi mát cho con mẹ nhé!

Tổng hợp bởi Lan Anh

Nguồn tham khảo:

1. Hello bác sĩ. //hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-sau-sinh/chu-de-sau-sinh-khac/me-sau-sinh-an-sau-rieng-duoc-khong/

Sầu riêng không nên ăn với cái gì?

Sầu riêng kỵ món gì?.
Rượu bia. Nghiên cứu đã chứng minh, bạn không nên dùng chung sầu riêng với thức uống có cồn. ... .
Thịt đỏ: thịt bò, cừu, dê,.. ... .
Sầu riêng kị hải sản. ... .
Gia vị cay nóng. ... .
Quả vải, quả nhãn. ... .
Cà phê.

Trẻ bao nhiêu tháng thì ăn được măng cụt?

Theo các chuyên gia sức khỏe, măng cụt là loại trái cây rất lành, không gây dị ứng. Vì thế, bé bước vào tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) là đã có thể ăn được măng cụt.

Chủ đề