Trẻ bị viêm tiêu phế quản có nên tắm không

Nhiều bố mẹ quan tâm đến việc chăm sóc trẻ bị viêm phổi bởi đây là bệnh lý dễ gặp. Nếu nhận được sự chăm sóc đúng cách, chu đáo, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục. Vậy nếu trẻ bị viêm phổi cần chăm sóc như thế nào? Trẻ viêm phổi tắm được không?

1. Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề trẻ viêm phổi có tắm được không, hãy cùng tìm hiểu khái quát về căn bệnh này.Viêm phổi nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị viêm phổi do những nguyên nhân nào?

Trẻ bị viêm phổi thường xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm phổi. Đặc biệt là vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn haemophilus influenzae. Bên cạnh đó còn có tụ cầu khuẩn, liên cầu hay vi khuẩn E coli.

  • Virus: Virus gây viêm phổi ở trẻ thường gặp nhất là virus hợp bào hô hấp hoặc virus cúm. Trẻ trên 5 tuổi thường gặp virus mycoplasma.

  • Nấm, ký sinh trùng: Loại nấm phổ biến nhất ở trẻ em, khiến trẻ bị tưa lưỡi là Candida albicans. Loại nấm này có thể lan xuống phế quản và khiến trẻ bị viêm phổi.

Việc chăm sóc trẻ bị viêm phổi như thế nào cho đúng cách được rất nhiều bố mẹ quan tâm

Những biểu hiện của trẻ bị viêm phổi

Trẻ bị viêm phổi thường có những biểu hiện như những bệnh về đường hô hấp khác. Ngoài ra còn có một số biểu hiện sau:

  • Ho nhiều: Trẻ ho nặng tiếng và có đờm. Bố mẹ quan sát nếu trong đờm có máu tức là tình trạng của trẻ đã nghiêm trọng.

  • Thở nhanh, liên tục: Nếu trẻ 2 tháng tuổi, nhịp thở của trẻ có thể trên 60 lần/phút. Nếu trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, nhịp thở trên 50 lần/phút và trẻ trên 1 tuổi thì khoảng trên 40 lần/phút.

  • Khó thở: Khi trẻ thở, bố mẹ thường thấy cánh mũi trẻ phập phồng, co kéo cơ liên sườn và có hiện tượng rút lõm lồng ngực.

  • Trẻ sốt vừa, sốt cao, đổ mồ hôi khi sốt.

  • Lúc ho và giữa các cơn ho trẻ thường bị đau ngực.

  • Quanh môi hoặc mặt bé tím tái do thiếu oxy.

  • Da xanh xao, nhợt nhạt.

  • Nôn, trớ: Trẻ thường nôn, trớ do ho liên tục và nhiều đờm.

  • Tiêu chảy.

  • Trẻ không còn hoạt bát như bình thường, luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.

Trẻ bị viêm phổi luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải

2. Trẻ viêm phổi tắm được không

Việc chăm sóc trẻ viêm phổi đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, tránh những biến chứng nghiêm trọng. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng khi cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, nếu tắm cho trẻ có thể khiến tình trạng nặng thêm. Tuy nhiên, quan điểm này không phải lúc nào cũng chính xác. Trả lời cho câu hỏi trẻ viêm phổi tắm được không, nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng nếu trẻ không bị sốt cao, bố mẹ vẫn nên tắm cho trẻ.

Người lớn khi ho có thể tống đờm hay một số vật thể khác ra khỏi cổ họng nhưng trẻ nhỏ không thể kiểm soát điều này như người lớn. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường nằm nên ở tư thế này không thuận lợi để ho đờm ra ngoài. Nếu đờm vẫn ở trong cổ họng, đường dẫn khí có thể bị tắc nghẽn khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.

Vì vậy, tắm nước ấm lúc này là điều rất cần thiết. Hơi nước ấm được trẻ hít vào sẽ làm loãng đờm và làm sạch đường thở. Đồng thời tắm nước ấm giúp cơ thể trẻ sạch sẽ, thoáng mát hơn, từ đó làm giảm sự khó chịu của trẻ, giúp trẻ bớt quấy khóc. Vì vậy, nếu tình trạng của trẻ không quá nghiêm trọng, bố mẹ hãy tắm nước ấm cho con.

Trẻ viêm phổi vẫn cần tắm rửa để cơ thể thoáng mát, sạch sẽ

Tuy nhiên, mẹ cũng không cần tắm cho con mỗi ngày. Trẻ bị viêm phổi thì mỗi tuần chỉ cần tắm 1 - 2 lần là đủ. Những ngày còn lại mẹ có thể dùng khăn ấm để rửa mặt, cổ, tay và vùng nhạy cảm cho bé. Mẹ chỉ nên tắm cho con khoảng 5 - 10 phút. Nếu tắm lâu hơn có thể khiến da con bị khô, trở nên nhạy cảm hơn do cơ thể bị mất thân nhiệt.

Trẻ viêm phổi tắm được không? Câu trả lời là được nhưng khi tắm mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tắm lúc trẻ đang tỉnh táo nhất. Không nên tắm ngay khi trẻ vừa bú xong hoặc khi trẻ đang mệt hoặc đang đói.

  • Tắm trong phòng ấm hoặc nơi kín gió. Tuyệt đối không bật điều hòa hoặc máy quạt khi tắm cho trẻ. Vào mùa đông, bố mẹ có thể cân nhắc dùng máy sưởi khi tắm.

  • Trước khi tắm, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho con như khăn tắm, quần áo sạch, tã mới,…

  • Luôn tắm nước ấm cho trẻ. Nhiệt độ phù hợp nhất là 38 độ C.

  • Chỉ nên tắm nước sạch cho con, không nên thêm bất kỳ chất tẩy rửa nào vào nước tắm.

  • Không nên gội đầu cho con trong giai đoạn đang điều trị viêm phổi.

Tắm cho trẻ bị viêm phổi nên tắm nhanh và không nên gội đầu

3. Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi trẻ viêm phổi tắm được không, bố mẹ nên tìm hiểu những phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà khi trẻ bị viêm phổi. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, bệnh có thể trở nặng và dẫn đến tử vong. Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi, bố mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Những người chăm sóc trẻ cần giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt phải rửa tay thường xuyên.

  • Chỉ cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, thức ăn lỏng như cháo, sữa,…

  • Mặc đồ thoáng cho trẻ.

  • Cho trẻ uống nhiều nước và dưới nhiều hình thức như canh, soup, sữa, nước trái cây. Điều này giúp trẻ giảm ho, loãng đờm đồng thời chống mất nước.

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả cho trẻ để tăng cường vitamin và tăng sức đề kháng.

  • Vệ sinh cho trẻ thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng, viêm da.

  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát nhưng phải tránh những nơi gió lùa, mưa, điều hòa thổi thẳng vào cơ thể. Phải luôn để cơ thể trẻ được giữ ấm.

  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nếu đưa trẻ ra ngoài hãy nhớ mang khẩu trang cho trẻ.

  • Theo dõi những biểu hiện của trẻ như khó thở, tím tái cũng như thói quen ăn uống của trẻ để kịp thời phát hiện điều bất thường.

  • Cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng loại, đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự mua thuốc rồi cho trẻ sử dụng hoặc tự ý ngưng sử dụng.

Nên cho trẻ ăn đồ lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nước

Trẻ viêm phổi tắm được không là một vấn đề rất nhiều bố mẹ băn khoăn. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bố mẹ đã có câu trả lời chính xác và có cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi khoa học nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong việc chăm sóc bé yêu, bố mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Viêm phế quản là một trong những chứng bệnh thường gặp vào mùa đông, nhiều người cho rằng khi tắm sẽ khiến bệnh trở nặng hơn điều này có đúng không và có nên tắm cho người viêm phế quản.

Vào mùa đông khi thời tiết thay đổi và chuyển lạnh hơn khiến nhiều người mắc bệnh viêm phế quản. Những bệnh nhân này nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hầu như bệnh sẽ khỏi mà không để lại biến chứng gì như nếu điều trị muộn, viêm phế quản có thể biến chứng thành viêm phổi hay tràn dịch màng phổi gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Nhiều quan niệm cho rằng những người mắc bệnh đường hô hấp nói chung hay các viêm phế quản nói riêng nếu tắm sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, nhưng thực sự có nên tắm cho người viêm phế quản hay không?

1. Có nên tắm cho người mắc viêm phế quản?

Có nên tắm hay không là thắc mắc của rất nhiều người mắc viêm phế quản. Một số người bệnh khi thấy có các dấu hiệu như sổ mũi, ho, sợ bị nhiễm lạnh nên không tắm đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nếu không tắm càng khiến tình trạng bệnh viêm phế quản tiến triển nặng hơn.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, người bệnh mắc viêm phế quản vẫn nên tắm bình thường để làm sạch cơ thể, điều này vừa giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn cũng như giúp giảm nguy cơ lây nhiễm khi sức đề kháng của người bệnh đang bị suy giảm. Tuy nhiên, người bệnh mắc viêm phế quản khi tắm cũng cần chú ý một số điểm quan trọng.

Kiểm tra viêm phế quản - Ảnh minh họa

Tắm cho người viêm phế quản nếu không đúng cách có thể khiến người bệnh bị nhiễm lạnh thêm, điều này khiến cho bệnh viêm phế quản chuyển nặng và rất dễ chuyển thành viêm phổi. Để tắm cho người viêm phế quản, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo sức khỏe cũng như đảm bảo an toàn.

2. Nguyên tắc tắm cho người viêm phế quản

Nhiệt độ nước tắm: Một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng khi tắm cho người viêm phế quản đó là đảm bảo nước tắm phù hợp, nước tắm không được quá nóng hay quá lạnh. Để kiểm tra nước tắm cho người viêm phế quản có thể tiến hành đo nhiệt độ của nước bằng tay hoặc đo độ ấm của nước bằng nhiệt kế. Nhiệt độ thích hợp nhất để tắm cho người mắc viêm phế quản là khoảng 33 đến 35 độ C.

Khi tiến hành tắm cho người viêm phế quản cần tắm ở những nơi kín gió, nếu muốn người bệnh thoải mái hơn có thể tăng nhiệt độ trong phòng bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm. Điều này vừa giúp nhiệt độ phòng tắm tăng lên vừa giúp cho hạn chế được hiện tượng bốc hơi nước làm trẻ bị nhiễm lạnh.

Tắm cho người viêm phế quản phải tắm nhanh và tránh cho người bệnh ngâm nước quá lâu. Để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh nên cho người bệnh tắm từng phần chứ không hết quần áo của người bệnh ra tắm một lần.

Tắm nước ấm cho người bị viêm phế quản - Ảnh minh họa

Khi đã tắm xong thì cần phải lau khô ngay cho người bệnh, tránh hiện tượng bốc hơi nước khiến người mắc viêm phế quản bị nhiễm lạnh làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đến khi tắm xong cho bệnh nhân thì cần nhanh chóng thay quần áo sạch lại cho người bệnh.

Chỉ cần người bệnh áp dụng đúng các nguyên tắc tắm cho người viêm phế quản kể trên là bệnh nhân sẽ giảm thiểu được nguy cơ nhiễm lạnh cũng như không khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Một số loại nước tắm có thể dùng cho người viêm phế quản

Để giúp tăng hiệu quả làm sạch da cũng như giúp kháng khuẩn và giúp người bệnh viêm phế quản nhanh khỏi bệnh hơn, ngoài việc tắm với nước ấm người viêm phế quản có thể sử dụng thêm các loại thảo dược như sau:

3.1. Tắm bằng trà xanh

Tắm bằng trà xanh giúp da của người bệnh sạch hơn, giảm đi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Người mắc viêm phế quản có thể sử dụng khoảng 300g lá trà xanh, cho vào trong nồi đun sôi gạn lấy nước để pha vào chậu tắm ở nhiệt độ nước khoảng 30 - 38 độ C. 

Khi tắm cho người viêm phế quản với nước trà xanh cứ tiến hành theo trình tự bình thường, sau đó nên tắm sơ qua người bệnh bằng nước sạch để lấy đi hết cặn lá đọng lại, tránh gây hiện tượng viêm da.

Tắm bằng lá trà xanh cho người bị viêm phế quản - Ảnh minh họa

3.2. Tắm nước mướp đắng

Đối với trẻ em mắc viêm phế quản, cha mẹ có thể sử dụng nước tắm từ mướp đắng, lấy khoảng 1 - 2 trái mướp đắng cho vào nấu nước để tắm cho trẻ. Cách tắm này không chỉ giúp da của trẻ sạch hơn mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phế quản.

3.3. Tắm nước gừng

Đem đun sôi 2 lít nước với một củ gừng tươi giã nhỏ sau đó dùng nước này để tắm cho người viêm phế quản cũng giúp tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

4. Một số điểm cần lưu ý

Khi tắm cho người viêm phế quản đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì nếu không tắm cẩn thận thì tình trạng bệnh của trẻ sẽ chuyển biến nặng hơn.

- Nên tắm cho người bệnh viêm phế quản thật nhanh, không được cho người bệnh ngâm nước lâu vì có thể khiến làm người bệnh bị lạnh và dễ bị bệnh về hô hấp nặng hơn.

- Thời gian nên tắm cho người bệnh khoảng 10h - 10h30 sáng hoặc vào 14h - 15h chiều.

- Sử dụng nước ấm, tuy nhiên không được quá nóng, bởi nước nóng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến làn da của người bệnh khiến da trở nên khô hơn do thoát hơi nước khiến người bệnh khó chịu.

- Nhiệt độ tắm thích hợp từ khoảng 33 độ C đến 35 độ C.

- Trước khi tắm, cần chuẩn bị sẵn quần áo và khăn tắm trước cho người bệnh viêm phế quản, để khi tắm xong sẽ giúp lau khô cơ thể ngay cho người bệnh để tránh bị nhiễm lạnh.

Sau khi đã tắm xong nên dùng khăn mềm để lau người cho bệnh nhân viêm phế quản. Cho người bệnh mặc những loại quần áo giữ nhiệt để không bị nhiễm lạnh nhưng không nên cho người bệnh mặc những quần áo quá dày vì kiến cho người bệnh khó chịu.

Cho người bệnh viêm phế quản ngồi trong phòng kín khoảng 10 - 15 phút rồi mới được cho người bệnh ra ngoài để tránh việc bị cảm sốt đột ngột.

Hỗ trợ điều trị viêm phế quản bằng các nguyên liệu tự nhiên

Video liên quan

Chủ đề