Tranh vẽ của học sinh lớp 3

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GIAO THUỶTRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO XUÂNBÁO CÁO SÁNG KIẾNMỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ TRANHCHO HỌC SINH LỚP 3Trong dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu họcTác giả : Nguyễn Thị TrangTrình độ chuyên môn : Trung cấp sư phạmChức vụ : Giáo viênNơi công tác : Trường Tiểu học Giao XuânGiao Xuân , tháng 3 năm 2016THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN*****1. Tên sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rènkỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 32. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong dạy và học môn Mĩ thuật ởtrường Tiểu học3. Thời gian áp dụng sáng kiền: Từ tháng 10 năm 2015 đếntháng 3 năm 20164. Tác giả:Họ và tên:Năm sinh:Nơi thường trú:Trình độ chuyên môn:Chức vụ công tác:Nơi làm việc:Địa chỉ liên hệ:Điện thoại:Nguyễn Thị Trang06/09/1990Ngô Đồng – Giao Thuỷ – Nam ĐịnhTrung cấp sư phạmGiáo viên dạy môn Mĩ thuậtTrường tiểu học Giao XuânKhu 5A – TT Ngô Đồng – Giao Thuỷ – NĐ0987 080 696Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:Tên đơn vị:Trường Tiểu học Giao XuânĐịa chỉ:Giao Xuân – Giao Thuỷ – Nam ĐịnhĐiện thoại:0350 3895 710I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từngngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạyhọc được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người.Muốn trở thành con người hữu ích,đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường.Trong xã hội ngày nay mĩ thuật là môn nghệ thuật ngày càng được quantâm, không chỉ riêng giới chuyên môn mà còn cả các bậc phụ huynh học sinh,các em học sinh và đông đảo các đơn vị ngoài ngành giáo dục chú trong, pháthuy. Trong đó môn mĩ thuật nói riêng đã và đang được phát triển mạnh mẽ, sâurộng. Cụ thể là các nhà văn hóa đã quan tâm mở nhiều lớp học về hội họa. Cáclớp học nghệ thuật mĩ thuật dành cho thiếu nhi phát triển không chỉ trên thế giớimà còn phát triển rộng khắp các tỉnh thành của đất nước Việt Nam đang trongđà hội nhập. Các trung tâm triển lãm không chỉ dành cho các họa sĩ nổi tiếng màcòn có cả tranh vẽ của thiếu nhi. Bởi mĩ thuật là một môn nghệ thuật hội tụ đầyđủ các yếu tố: Sáng tạo, tưởng tượng, logic, quan sát (thị giác), vận động (thựchành), liên kết (làm việc nhóm), thể hiện nội tâm...Các nhà quản lý giáo dục thì luôn luôn phát triển môn mĩ thuật khôngngừng nghỉ, từ việc học tập kinh nghiệm học mĩ thuật theo phương pháp mĩthuật Đan Mạch, đến việc tổ chức các cuộc thi lớn dành cho học sinh lứa tuổitiểu học như: “Chiếc ô tô mơ ước”, “Ý tưởng trẻ thơ”… - tập chung và sứctưởng tượng của các em thể hiện bằng hình ảnh và màu sắc qua tranh vẽ. Chínhvì thế là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật và giảng dạy mĩ thuật chủyếu ở khối lớp 3 đã nhiều năm tôi nhận thấy học sinh có những ước mơ, sự sángtạo phong phú, tuy nhiên các em còn rụt rè trong cách thể hiện mình, thể hiệnnét vẽ và còn nhiều khiếm khuyết trong kiến thức và kĩ năng vẽ tranh. Nhất làhiện nay môn mĩ thuật được áp dụng phương pháp học mĩ thuật mới – phươngpháp mĩ thuật Đan Mạch. Nên tôi đã không ngừng phấn đấu, học hỏi trau dồikiến thức để giúp học sinh của mình thêm yêu mến môn mĩ thuật và thể hiện tốtnhất khả năng tư duy, trí tưởng tượng của mình tốt nhất thông qua tranh vẽ vàsáng kiến “Một số phương pháp rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 3” đã rađời để tìm hiểu và giúp các em học sinh làm việc hiệu quả, có được những ýtưởng hay độc đáo qua qua cách vẽ tranh, vẽ cùng nhau để xây dựng những cốttruyện hay, tạo nên những sản phẩm 3D độc đáo.II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sang kiến :Cuộc sống, xã hội ngày càng vận động đổi mới từng ngày, phát triển theoxu thế đi lên, hướng đến cái đẹp, cái toàn diện, nhu cầu thẩm mĩ sáng tạo đòi hỏingày càng cao. Cho dù đi bất cứ nơi đâu, đến bất kỳ một địa danh nào thì tầmmắt của ta bao giờ cũng hướng đến cái đẹp – nghệ thuật của hình ảnh và màusắc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lĩnh vực nào, từ khoa học đến đời sốngnói chung. Và nghệ thuật mĩ thuật nói riêng được ứng dụng vô cùng rộng rãi ởkhắp mọi nơi: Trên tường, trên khăn vải, trên gốm sứ, cốc chén... Tranh vẽ là vôcùng cần thiết trong mĩ thuật. Học vẽ tranh và sáng tạo ý tưởng thành tranh vẽđối với con người là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống, nó cũng giống nhưcơm để ăn, nước để uống trong đời con người ta vậy.Ý tưởng xây một ngôi nhà cần sự sáng tạo của một anh kiến trúc sư tàinăng thể hiện hình vẽ trên giấy trước tiên. Ý tưởng tạo ra một chiếc ô tô đời mớithay thế cho chiếc xe máy không thể che nắng tránh mưa, cũng cần một trítưởng tượng phong phú phác thảo ra giấy trước tiên. Sản phẩm thời trang chúngta sử dụng hàng ngày, hay thời trang trình diễn trên sân khấu cũng được bắtnguồn từ sự tưởng tượng sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà thiết kế thời trang,và sản phẩm đầu tiên có được trước tiên cũng dựa vào tranh vẽ trên giấy.....“Một số phương pháp rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 3” nhằm khơi gợiniềm đam mê sáng tạo, phát huy khả năng quan sát, nhìn nhận dành cho các emhọc sinh tiểu học dựa trên những ý tưởng độc đáo không có giới hạn của các emvẽ ra tranh. Là một giáo viên mĩ thuật, tôi không chỉ hướng cho học sinh củamình đến với cái đẹp, tôi còn có nhiệm vụ giúp các em thỏa sức thể hiện trítưởng tượng và ước mơ đẹp đẽ của các em bay cao, tiến xa hơn nữa. Nhất là mĩthuật đang chuyển sang phương pháp mới – phương pháp mĩ thuật Đan Mạch,thì việc vẽ tranh lấy ngân hàng hình ảnh là vô cùng cần thiết. Phải nói là vẽtranh là vô cùng cần thiết đối với học mĩ thuật.Năm học 2014 - 2015 một số trường đã áp dụng đưa phương pháp mĩthuật Đan Mạch vào giảng dạy, và năm học 2015 – 2016 là năm học học theophương pháp mĩ thuật mới – phương pháp mĩ thuật Đan Mạch đại trà, và thựchiện thông tư 30 về đánh giá học sinh. Chính vì thế tôi đã nhận thấy việc rèn kĩnăng vẽ tranh cho học sinh là rất cần thiết, bởi năm học này giáo viên cần giảngdạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đồng thời qua quá trình giáo dục tôi nhậnthấy được những khiếm khuyết mà các em hay mắc phải như: Một số em vẽ màuẩu, vẽ hình chưa đúng mẫu, vẽ hình còn sao chép, chưa tự tin.... Do đó tôi muốnđưa ra sáng kiến này để giúp học sinh học phân môn vẽ tranh được tốt hơn, cókhả năng tạo ra một ngân hàng hình ảnh tốt nhât. Đồng thời giáo viên cũngkhẳng định được những giải pháp bản thân đưa ra có giải quyết được nhữngkhiếm khuyết, tồn tại của học sinh không để tìm cách khắc phục khác. Qua khảosát học sinh và hỏi ý kiến đồng nghiệp tôi nhận thấy những nguyên nhân dẫnđến tình trạng trên là do:- Học sinh chưa hiểu rõ về vẽ tranh, bài vẽ tranh cơ bản đẹp là bài như thếnào?- Các em học thuộc các bước vẽ tranh, nhưng lại không áp dụng và chưahiểu rõ các bước vẽ ấy.- Còn học sinh còn nhầm lẫn, khi nhìn mẫu vẽ nhưng lại sợ bài của mìnhchưa đẹp, nên chép bài của bạn ngồi bên cạnh.- Học sinh chưa biết kết hợp giữa mảng to và mảng nhỏ, bài vẽ tranh cáchsắp xếp hình ảnh trên giấy chưa hợp lý.- Bản thân tôi chưa nắm chắc và hiểu hết về phương pháp mĩ thuật mới.- Một số em còn nhút nhát, sợ vẽ sai, vẽ không đúng, không giống sáchgiáo khoa, vở tập vẽ thường ngày các em vẫn thấy. Một số em vẽ màu còn mờnhạt, chưa đậm, chưa rõ.Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình từ BGH nhà trường cùng với sự quan tâm củacác bậc phụ huynh, các em học sinh thì vô cùng hứng thú khi tham gia thể hiện ýtưởng của mình trên tranh mà tôi đã thành công khi áp dụng “Một số phươngpháp rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 3” cho sáng kiến của mình.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:Ngay từ đầu năm học sau khi nhận chương trình giảng dạy và lớp dạyđồng thời qua khảo sát học sinh tôi đã xây dựng nội dung sáng kiến “Một sốphương pháp rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 3”. Qua thực nghiệm giảngdạy và khảo sát khối lớp 3 về phân môn vẽ tranh của học sinh hai lớp 3A và 3B.Bằng việc quan sát thực tế và việc kiểm tra cá nhân qua các giờ học tôi nhậnthấy việc tiếp thu các kiến thức vẽ tranh và sự yêu thích môn mĩ thuật chỉ rơivào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại đa số các em khác chỉ học theo bảnnăng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.Trên cơ sở điều tra trắc nghiệm học sinh yêu thích môn mĩ thuật vàchất lượng học vẽ ban đầu:Lớp3BKhông thích môn mĩvẽ tranhthuậtSĩsố3AYêu thích phân môn32Vẽ sáng tạoSố lượng%Số lượng%Số lượng%1341%1650%39%341647%1544%39%Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ của tổchuyên môn cũng như các đồng nghiệp, thông qua tìm hiểu sách vở về phânmôn này và qua đó tôi đã đưa ra những biện pháp cụ thể như sau:2.1. Biện pháp tiếp cận tâm lý lứa tuổi học sinh.Ở mỗi khối lớp, mỗi bậc học, học sinh lại có những suy nghĩ, cách nhìnnhận vấn đề khác nhau. Học sinh lớp 1 chủ yếu vẽ đơn giản, suy nghĩ cũng đơngiản nên các em chủ yếu tập chung vào vẽ các nét thẳng, nét cong. Học sinh lớp3 các em đã đi sâu hơn trong những bài vẽ tranh của mình, được rèn dũa, tiếpcận nhiều hơn trong môn mĩ thuật. Chính vì thế sức tưởng tưởng của các em làvô tận, cách diễn tả trên giấy cũng vững hơn và có chiều sâu hơn. Học sinh lớp 4và lớp 5 thì dạy dặn kinh nghiệm, hoạt bát, tinh nhanh, ý tưởng không chỉ sángtạo mà còn biết vận dụng linh hoạt.VD: Cùng là vẽ tranh về đề tài trường em, thì học sinh lớp 3 đã biết vậndụng linh hoạt các hình ảnh con người, các hoạt động diễn ra trong nhà trường,biết sắp xếp hình ảnh chính phụ rõ ràng hợp lý trên giấy, còn học sinh lớp 1, 2chủ yếu là vẽ nhà và vẽ cây.2.2. Khám phá nội dung đề tài vẽ tranh thông qua hình thức khơi, gợimở trí tưởng tượng của học sinh.Đối với các bài vẽ tranh thông thường trong vở tập vẽ, các em thường cósẵn các chủ đề, chỉ cần tập chung vào chủ đề ấy. Nhất là các nội dung vẽ đềuđược thuật lại thông qua trí nhớ.VD: “Vẽ con vật quen thuộc”; “Vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam”.Nhưng để để vẽ được một tranh đề tài đẹp thì các em cần hiểu được:- Vẽ tranh là gì?- Đề tài khai thác nội dung gì?- Có gần gũi với cuộc sống của em không?Ở lớp 1 và lớp 2 các em đã được học một số bài vẽ tranh đơn giản nhấtnhư bài “vẽ nét cong”, hay “vẽ nhà”...ở lớp 3 các em mới đi sâu hơn trong cácbài vẽ tranh. Vì còn nhỏ nên các em hay quên, do đó khi nên lớp 3 giáo viên cầnnhắc lại và khắc sâu cho học sinh hiểu vẽ tranh là gì? Vẽ tranh được hiểu theocách thông thường là “Vẽ tranh là một môn nghệ thuật và người vẽ tranh làngười nghệ sĩ trình bày những quan điểm của mình về xã hội, về cuộc sốngthông qua chất liệu của nghệ thuật tạo hình”, còn vẽ tranh đề tài có nghĩa là:“thể hiện một chủ đề cho trước bằng đường nét, bố cục, mầu sắc… Trong đó, sẽcó rất nhiều đề tài để vẽ tranh. Ta chọn một đề tài nào đó, lấy nó làm chủ đềsáng tác (Còn gọi là chủ đề của bức tranh ). Tóm lại một đề tài có thể có nhiềunội dung khác nhau và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua hình vẽ vàmàu sắc” nó giúp cho cuộc sống cong người, xã hội thêm phong phú và hoànthiện hơn. Bài vẽ tranh đẹp là bài trang trí có bố cục hợp lí, hình ảnh chính phụhợp lý rõ ràng, màu sắc phù hợp.VD: Vẽ tranh đề tài trường em thì học sinh được ra ngoài trời quan sátcác hoạt động của nhà trường: Từ lúc học sinh sinh bắt đầu đi đến trường học,các hoạt động ngoài trời như học thể dục, thể dục giữa giờ, chào cờ, hay vuichơi, hoặc lao động dọn vệ sinh bảo vệ cảnh quan của nhà trường.2.3. Biện pháp trực quan, vấn đáp bằng ví dụ minh họa sinh động, liênhệ thực tiễn bằng những trải nghiệm.Để khơi gợi sự sáng tạo trong học sinh, người giáo viên phải giúp họcsinh phát huy hết khả năng của mình. Giáo viên phải là người tìm hiểu kỹ thựctế cuộc sống, những hiện tượng tự nhiên, cũng như nhu cầu thiết yếu của conngười trong xã hội mới... thông qua đó lấy ví dụ và cho học sinh trải nghiệm.Khi học vẽ ở lớp 1và 2 các em được làm quen với hình vẽ ví dụ: Bài “vẽ tranhđề tài trường em”, đến bài “vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam” Bất kì mộtbài vẽ tranh đề tài nào cũng phải dựa vào nguyên tắc chung, đó chính là vẽ theocác bước:- Vẽ phác mảng chính, phụ.- Vẽ hình vào mảng.- Chỉnh sửa hình cho đẹp.- Vẽ màu.Tuy nhiên trong quá trình học tôi còn có thể cho cho học đơn giản hóacách vẽ, đó là các em vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau, tiếp đó làhoàn thành bài bằng màu. Không chỉ dừng lại ở đó, hiện tôi đang kết hợp vớiphương pháp mĩ thuật Đan Mạch để ứng dụng cho các bài vẽ, lấy ngân hànghình ảnh cho các đề tài khác nhau, để học sinh đẽ hiểu và nhớ lâu.VD: Thời tiết mùa hè thì như thế nào? Thời tiết về mùa đông thì như thếnào? Vậy màu của mùa hè chủ yếu là màu nóng như đỏ, vàng, cam.Ngoài gợi ý bằng lời cho học sinh suy nghĩ, quan sát trải nghiệm thì tôi còndùng các hình ảnh trực quan sinh động, những hình ảnh chụp lại các hiện tượngtự nhiên, hình ảnh hoạt động của con người, loài vật trong cuộc sống hàng ngày.Thậm chí học sinh của tôi còn được ra ngoài trời, những chuyến trải nghiệmthực tế để thấy cận cảnh những gì đang diễn ra, đang tồn tại xung quanh cuộcsông hàng ngày của các em.VD: Vẽ tranh đề tài con vật thì quan sát cụ thể các con vật, hoạt độngdiễn ra của con vật đó, để các em có bằng chứng đưa vào tranh vẽ hình ảnh convật một cách sinh động nhất.2.4. Luyện tập, thực hành thể hiện ý tưởng trên giấy.Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bài vẽ đẹp đó là: Hình vẽ phảirõ ràng, vẽ cân đối trên giấy, màu sắc phải rõ đậm nhạt. Học sinh lớp 2 và 3 thìhay bỏ qua các bước vẽ tranh, hình ảnh chính phụ đôi khi chưa rõ ràng, nhất làviệc kết hợp mảng nét, mảng màu chưa hài hòa. Nhiều em còn sử dụng com pa,thước kẻ, nên bài thường đơn điệu, nét vẽ cứng. Học sinh lớp 4 và 5 thì hay xembài bạn, có sao chép, chính vì thế trong suốt quá trình giúp học sinh thể hiện ýtưởng ra giấy tôi đã giúp học sinh của mình cần kết hợp giữa nét và màu sao chohợp lý. Vẽ kết hợp với quan sát thực tế, liên tưởng với ý tưởng để diễn đạt thànhtranh, và khi vẽ tranh phải xác định rõ hình ảnh chính là gì vẽ ở trung tâm tờgiấy, vẽ to rõ ràng. Sau đó mới vẽ chi tiết, hình ảnh phụ cho bức tranh thêmphần sinh động, cuốn hút. Nhất là phần vẽ màu, thường thì các em vẽ đượchình, nhưng vẽ màu lại mờ nhạt, thiếu tập chung vào hình ảnh chính hoặc vẽxong rồi tẩy đi. Giáo viên còn giới thiệu thêm về các gam màu nóng, lạnh đểtrong quá trình vẽ màu học sinh vẽ màu có hòa sắc dễ dàng hơn. Ở lứa tuổi củahọc sinh tiểu học nhất là các em học sinh lớp 3 các em rất yêu thích màu sắc vàcó thói quen dùng nhiều màu nên bài vẽ không rõ trọng tâm. Nên khi hướng dẫngiáo viên nên chú trọng cho học sinh nắm rõ hình ảnh chính vẽ màu trước, vẽđậm, màu sáng rõ, hình ảnh phụ vẽ màu sau. Khi vẽ màu học sinh nên vẽ kếthợp sáp màu, với bút dạ.....Một phần nữa cũng do giáo viên nhận thức còn hạn chế nên bản thân giáoviên cần tích cực học hỏi về kiến thức về kĩ năng sư phạm, kĩ năng giaotiếp...đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vào trongquá trình giảng dạy. Ngoài ra bản thân giáo viên phải luôn tích cực học tập trênsách báo, đài, đồng nghiệp..... Đối với những học sinh khả năng ghi nhớ chưathật tốt, giáo viên có thể tổ chức cho các em chơi một số trò chơi: “Đố tên”VD: Tên của vật mẫu hôm nay là gì? – cây (người)..., Cây có gì? – Lá, Láở đâu? – Lá trên cành cây? Cành cây có gì?..... Như vậy sẽ giúp học sinh quansát kỹ hơn vật cần vẽ và ghi nhớ được đặc điểm của sự vật, hiện tượngKẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCSau khi áp dụng sáng kiến trên vào thực nghiệm tại lớp 3B một thời giantôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại lớp tôi giảng dạy và thu được kết quảnhư sau:Lớp3AĐối chứng3BSĩ sốYêu thích mônKhông thíchmĩ thuậtmôn mĩ thuậtVẽ sáng tạoSL%SL%SL%321547%1341%412%342265%721%514%Thực nghiệmDựa vào bảng thống kê trên có thể đưa ra kết luận rằng những biện pháptôi đưa ra mang tính khả thi, chất lượng các bài vẽ tranh của các em có tiến bộvượt bậc so với đầu năm và so với các em trong cùng khối. Nhất là việc ra ngoàitrời không chỉ giúp các em thấy cận cảnh hơn, mà các em còn thân thiện hơn vớimôi trường thiên nhiên, ngoài vẽ tranh thì các em còn biết dọn sạch sân trườngtrong giờ học, ý thức tự giác nâng cao.III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:Với sáng kiến này tôi mong muốn học sinh yêu thích môn mĩ thuật, tạo chocác em khả năng quan sát cao cũng như khả năng nhận thức rõ ràng giá trị thẩmmĩ trong cuộc sống. Chính vì vậy tôi đã áp dụng sáng kiến “Một số phương pháprèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 3” để học sinh được trải nghiệm cuộcsống hoàn toàn mới. Không còn ngồi trong 4 bức tường của lớp học để vẽ tranhtheo trí nhớ, mà thực chất các em toàn chép tranh. Tôi đã mạnh dạn cho các emvẽ ngoài trời quan sát gần gũi hơn với thiên nhiên để cảm nhận về cuộc sốngthiên nhiên đang diễn ra từng ngày, vẽ bạn ngồi cạnh bên mình, vẽ thầy cô đangtrên bục giảng... để các em gần con người hơn,vẽ theo quan sát thật mà các emnhìn thấy, cảm nhận được, không hề máy móc xa dời thực tế cuộc sống. Chínhvì thế mà trong các bài vẽ tranh của các em luôn được đánh giá cao.Sau khi thực hiện sáng kiến này cô trò chúng tôi được học và trải nghiệmngoài thực tế và được quan sát ngoài thực tế cũng chính vì vậy đã tạo cho họcsinh có một không gian sáng tác trí tưởng tượng hết sức phong phú .KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKết luận:Qua quá trình nghiên cứu và qua các biện pháp nghiên cứu như thamkhảo ý kiến đồng nghiệp, khảo sát thực nghiệm, tôi càng thấy được vai trò củacác bài dự thi thể hiện mình qua tranh vẽ, thấy được vai trò thiết thực của tranhvẽ trong cuộc sống và việc rèn kĩ năng tưởng tượng, sáng tạo cho học sinh. Bảnthân tôi đã đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết những vướng mắc màhọc sinh hay mắc phải trong quá trình học, nếu các biện pháp trên được thườngxuyên áp dụng sẽ đạt được kết quả tốt.Kiến nghị:Như chúng ta đã biết vẽ tranh hay tranh vẽ góp phần không nhỏ trongcuộc sống, nghệ thuật vẽ tranh hay các tranh vẽ làm cho cuộc sống trở nên đẹphơn. Để hướng cho các em học sinh tiếp cận gần hơn đến với vẻ đẹp chânphương, vẻ đẹp của sự hài hoà là điều vô cùng cần thiết vì thế mà tôi đưa ra kiếnnghị với các cấp chỉ đạo như sau:* Đối với phòng giáo dục:- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, luyện tập về chuyên môn nghiệpvụ để giáo viên có điều kiện học hỏi kiến thức mới, đồng thời trao đổi nhữngkinh nghiệm giảng dạy cho nhau.- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi vẽ tranh cho học sinh tiểu học.* Đối với nhà trường:- Nhà trường cung cấp đầy đủ phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, vànhững cơ sở vật chất tốt nhất cho việc học và dạy. Cụ thể là cần có giá để sảnphẩm sau khi đã hoàn thành cũng như dụng cụ các em đem đến.....- Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, giao lưu tìm hiểu về nghệthuật vẽ tranh để học sinh mở rộng vốn hiểu biết.- Tổ chức cho học sinh được đi thực tế: thăm quan các đền chùa để biếtđược các pho tượng như thế nào, thăm quan các công trình kiến trúc đẹp... Đểcác em có cơ sở thực tế làm ngân hàng hình ảnh thêm phong phú.- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đápứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.* Đối với giáo viên:- Giáo viên phải có lòng say mê nhiệt tình với nghề, luôn có ý thức tự họcnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.- Thường xuyên thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm lênlớp.Tất cả những điều trên sẽ góp phần giúp việc giảng dạy học tập môn mĩthuật nhất là phân môn vẽ tranh ở bậc tiểu học nói chung và trong mỗi nhàtrường được tốt hơn.IV. CAM KẾT:Tôi xin cam đoan rằng, đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số phươngpháp rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 3” là công trình nghiên cứu củariêng tôi, được rút ra rừ kinh nghiệm trong quá trình dạy học, trong đề tài này cótham khảo các thông tin trong sách giáo khoa, sách giáo viên, một số thông tinvà tư liệu trên các báo và tạp chí. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồngchấm sáng kiến kinh nghiệm về toàn bộ nội dung đề tài này của mình.CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾNTÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN(xác nhận)..................................................................................................................(ký tên, đóng dấu)PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO(xác nhận, đánh giá xếp loại)CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN(xác nhận, đánh giá, xếp loại)...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................(Kí tên, đóng dấu)PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠO TẠO(xác nhận, đánh giá, xếp loại)...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................(Kí tên, đóng dấu)

Video liên quan

Chủ đề