Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp phổ biến được giải quyết tại Tòa án. Việc giải quyết loại tranh chấp này không hề đơn giản do phải tuân theo một hệ thống đồ sộ các quy định của pháp luật để xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp; tư cách những người tham gia tố tụng; và thu thập đầy đủ chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất (Cập nhật 2022)

Trước khi tìm hiểu Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất , ta cần biết Quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 53 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cụ thể: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các loại tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Bộ luật Dân sự, Luật đất đai đều cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Pháp luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

Nói tóm lại, quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho… từ chủ thể có quyền.

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế. Quyền sử dụng đất là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, do đó để được hưởng thừa kế loại tài sản này người thừa kế cần thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ pháp luật thừa kế.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đang là vấn đề tranh chấp ngày càng phổ biến hiện nay. Theo đó, người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sử dụng đất do người chết để lại và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích của những người được nhận thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có những đặc điểm sau đây:

– Chủ thể trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là cá nhân/tổ chức được nhận thừa kế đất đai từ người chết để lại. Cá nhân/tổ chức được nhận thừa kế ở đây có thể nhận thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Các đương sự thường có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.

– Đối tượng tranh chấp thừa kế đất đai là quyền tài sản, cụ thể là quyền sử dụng đất của người chết để lại.

– Nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là sự bất đồng, xung đột nhau về quyền và lợi ích giữa các bên thừa kế trong quá trình dịch chuyển quyền sử dụng đất của người chết để lại.

Nếu các bên không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có tài sản tranh chấp sẽ có thẩm quyền giải quyết (khoản 5 Điều 26 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Nói tóm lại, Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một hiện tượng vô cùng nhạy cảm, rất dễ xảy ra do giá trị tài sản tranh chấp lớn. Tuy nhiên, không nên để Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất làm tổn thương tới hòa khí và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Qua bài viết trên, ACC Group mong rằng quý khách hàng đã hiểu hơn về vấn đề Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Mục lục bài viết

  • 1. Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ?
  • 2. Tư vấn chia thừa kế
  • 3. Tư vấn tranh chấp về đất đai liên quan đến thừa kế?
  • 4. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế là đất đai ?
  • 5. Xử lý tranh chấp tài sản thừa kế đất đai như thế nào?

1. Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ?

Thưa luật sư, xin Luật sư cho em hỏi: bà ngoại em sinh được một mình mẹ em, còn ông ngoại em thì đi với người khác có hai người con một trai và một gái, nhưng không có đăng ký kết hôn. Ông em mất đi để lại mảnh đất 1500 m2.

Cho em hỏi: đất này có phải chia cho hai người con riêng của ông không ?

Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, ông bạn mất để lại di chúc, trong trường hợp này, sẽ căn cứ vào nội dung của di chúc, nếu di chúc hợp pháp, đúng quy định của pháp luật để phân chia di sản thừa kế của ông bạn theo quy định tại Chương XXII Bộ luật dân sự 2015.

Thứ hai, ông bạn mất, không để lại di chúc, theo đó mảnh đất 1500 m2 sẽ được chia theo pháp luật theo Chương XXIII Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Như vậy, hai người con riêng của ông bạn được xem là con ruột của ông, nếu họ chứng minh được có quan hệ huyết thống với ông bạn thì họ đương nhiên thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn. Do đó, đất này phải chia cho cả hai người con riêng của ông bạn. Trong trường hợp, hai người con riêng không chứng minh được có quan hệ huyết thống với ông bạn thì họ sẽ không được hưởng thừa kế.

2. Tư vấn chia thừa kế

Xin chào văn phòng tư vấn luật Minh Khuê, mình hiện tại có một số vấn đề về việc tranh chấp đất đai tài sản cần được tư vấn, vấn đề như sau: Và vấn đề của mình là : Mẹ mình là chủ hộ, đứng tên trong sổ hộ khẩu và đồng thời là người đứng tên sổ hồng, hiện tại trong hộ khẩu chỉ có một mình mẹ đứng tên ngoài ra không còn tên ai trong hộ khẩu. Mẹ mình muốn ly hôn với ba mình nhưng ông ấy không chịu giải quyết dứt điểm và Toà án đã mời nhiều lần nhưng không có mặt, bây giờ Mẹ mình bán nhà và Ba mình có ý quấy phá, Ba và Mẹ mình có giấy đăng ký kết hôn và là vợ chồng hợp pháp. Vấn đề mình muốn hỏi ở đây là Ba mình (là người không có tên trong hộ khẩu cụ thể là Ba mình hộ khẩu ở Tp. Hồ Chí Minh và mẹ mình có hộ khẩu ở tỉnh Bình Dương) có được quyền tranh chấp tài sản do mẹ mình đứng tên hay không? Mong văn phòng luật tư vấn giúp mình về việc này, xin cám ơn !

=> Căn cứ theo Điều 43 và Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn có thể giải quyết tùy vào từng trường hợp sau:

Thứ nhất, đất này được hình thành trước thời ký hôn nhân là tài sản riêng của mẹ bạn, và trong thời kỳ hôn nhân, ba mẹ bạn không có thỏa thuận về việc nhập mảnh đất này vào khối tài sản chung, hoặc là tài sản riêng của mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân (chứng minh là được thừa kế, tặng cho riêng, dùng tài sản riêng để mua,...) của hai vợ chồng, lúc này, mẹ bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng, tặng cho căn nhà này mà không cần sự đồng ý của ba bạn. Ba bạn không có quyền đối với mảnh đất, căn nhà này.

Thứ hai, quyền sử dụng đất, nhà được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, hoặc trước thời kỳ hôn nhân nhưng ba mẹ bạn có thỏa thuận là nhập vào khối tài sản chung. Lúc này, mảnh đất này là tài sản chung của ba mẹ bạn, do đó, khi mẹ bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho người khác cần phải có sự đồng ý của ba bạn.

3. Tư vấn tranh chấp về đất đai liên quan đến thừa kế?

Xin chào các luật sư, tôi đang sống và làm việc tại TPHCM được hơn 15 năm và hiện cũng có nhà ở đây, đợt tết khi về quê, tôi gặp 1 số trường hợp bên dưới ở gia đình dưới quê ?

Tình huống 1 : trước đây khi bà ngoại tôi còn sống có mua 1 mảnh đất, phía sau dùng làm nơi chôn cất ông, bà và các con sau này. nhưng lúc đó tiền mua đất là do mẹ tôi đưa để mua và người bán đất cho ngoại tôi biết việc này. hiện tại cả ông ngoại, bà ngoại đã mất (mất cách đây 10 năm). ngoại có các con : * mẹ tôi thứ 3 (cũng đã hơn 60 tuổi), mẹ có 6 người con, 4 trai 2 gái * dì tư đã mất khi còn là sinh viên, không có con * dì năm đã mất được 5 năm, dì năm có 2 con gái. 1 người đã lập gia đình và có con. * cậu sáu đã mất được 8 năm, có 4 người con trai * dì út có 2 con gái giấy tờ đất là mợ sáu đang giữ nhưng dì út có ý định bán miếng đất này. tôi có các câu hỏi sau : 1. nếu phải bán đất thì ai sẽ có quyền lợi trên mảnh đất này (2 người con còn sống là mẹ tôi và dì út, hay kể cả dượng năm và mợ sáu hay con của họ)? tỉ lệ thừa hưởng ra sao ? 2. đây là đất để chôn cất ông bà, trường hợp mẹ tôi không muốn bán nhưng dì út và mợ sáu nhất quyết bán thì mẹ tôi có thể dùng người bán đất làm chứng để chứng minh lúc trước đất do mẹ bỏ tiền ra mua để giành quyền sở hữu được không ? 3.sau này nếu mẹ tôi mất thì lúc đó dì út và mợ sáu có toàn quyền quyết định và tự bán mà không cần thông qua con cháu ? 4. trường hợp tất cả đồng lòng đất này con cháu chỉ ở không được bán thì có cách nào làm giấy tờ ra sao để ràng buộc được ? 5. mợ sáu có quyền giữ sổ quyền sử dụng đất mà không đưa ra hay không?

Tình huống 2 : tương tự mảnh đất trên nhưng là 1 mảnh đất khác ở khu vực trung tâm, ngoại tôi dùng làm nơi thờ cúng khi về già (gọi là cốc), giấy tờ cũng là mợ sáu giữ (do cậu sáu là con trai một), giờ đột nhiên dì út nói sẽ bỏ tiền ra để làm lại mặt tiền cho cốc. mảnh đất xem như là tài sản của ngoại. xin cho hỏi : 1. quyền lợi trên mảnh đất này sẽ tương tự quyền lợi trên mảnh đất trên ? 2. liệu dì út có tư vấn của ai đó là sẽ bỏ công sức, tiền của trên mảnh đất đó thì sau này có bán sẽ được chia nhiều hơn. hay quyền thừa hưởng trong trường hợp này sẽ như thế nào. vd út bỏ ra 50 triệu để làm lại. 3. khi út nói làm mà không có ai có ý kiến gì thì có khi nào pháp luật có quy định trong trường hợp đó là mọi người thừa nhận là tài sản của dì út?

Tình huống 3 : mẹ tôi có 1 căn nhà ngang 7,8m, dài 25m, muốn các con có rõ ràng về sau không tranh chấp nên làm sổ hộ khẩu riêng cho em trai tôi và tôi, mẹ thì chung hộ khẩu với em trai. sổ đỏ thì cả tôi và em trai tôi cùng đứng tên. tôi có 1 số thắc mắc sau : 1. hộ khẩu riêng và sổ đỏ chung tên thì là quyền lợi của tôi và em tôi như thế nào ? vì tôi không rõ lắm ý nghĩa tách riêng hộ khẩu. 2. tôi nghe nói là để bán đất, nhà thì đòi hỏi tất cả những người trong hộ khẩu phải ký tên để tránh tranh chấp. điều này có đúng không ? vì nếu vậy mình cho ai đó nhập hộ khẩu ở (anh/em, con cháu), chẳng lẽ đến lúc bạn phải cần họ ký tên?

Mong muốn nhận được câu trả lời từ các luật sư. Cám ơn các luật sư.

Trả lời:

* Tình huống 1:

1. Mảnh đất có nguồn gốc là từ tiền mẹ bạn đưa cho ngoại để mua, tuy nhiên cần phải xác định rõ mẹ bạn cho ngoại hay chỉ nhờ ngoại mua giúp. Vì vậy, sẽ có hai khả năng xảy ra:

- Mẹ bạn nhờ mua giúp: trong trường hợp này mảnh đất sẽ thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn và mẹ bạn là người duy nhất có quyền.

- Mẹ bạn cho ngoại tiền để mua đất thì đây sẽ được coi là tài sản chung của hai ngoại bạn. Và đương nhiên khi hai ngoại mất thì đó sẽ trở thành di sản chung và sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.

+ Nếu ngoại bạn để lại di chúc: thì những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng quyền từ mảnh đất đó. Bên cạnh đó những đối tượng dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật theo điều 644-Bộ luật dân sự 2015 như sau: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

+ Nếu ngoại bạn không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ngoại bạn:

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất:

Điểm a-khoản 1-Điều 651 quy định: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo thông tin bạn cung cấp thì hàng thừa kế thứ nhất của ngoại bạn gồm: hai người con đầu tiên, mẹ bạn, dì tư (cần xác định rõ chết trước hay chết sau ngoại bạn, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể ở phía dưới), dì năm, cậu sáu và dì út. Cụ thể:

Dì tư của bạn nếu chết trước khi ngoại bạn mất thì sẽ không được hưởng do theo quy định tại điều 613-BLDS 2015: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu chết sau khi ngoại bạn mất thì sẽ được hưởng và phần di sản của dì bạn sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật (do dì bạn chưa có con, chồng nên theo điểm b-khoản 1-Điều 651-BLDS 2015 những người sau đây sẽ được hưởng: Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Theo đó, những người có quyền bao gồm: anh, chị, em ruột của dì bạn).

Dì năm, cậu sáu của bạn mất sau khi ngoại bạn mất nên theo Điều 652-BLDS 2015 thì vẫn được hưởng di sản thừa kế theo Điều 613-BLDS 2015 và những người có quyền đối với di sản này là con, vợ, chồng của dì năm, cậu sáu.

Như vậy, nếu thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ngoại bạn sẽ có quyền hưởng di sản thừa kế với mức hưởng như nhau.

2 và 3.

- Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc mà ngoại bạn thể hiện ý chí rằng mảnh đất dùng vào việc thờ cúng, chôn cất thì những người thừa kế không được phép bán bởi theo khoản 1-Điều 645-BLDS 2015: Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế...

- Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật: việc định đoạt toàn bộ mảnh đất đó phải được các đồng sở hữu đồng ý. Vì vậy, khi dì út và mợ sáu của bạn muốn bán mảnh đất đó thì sẽ không được bán toàn bộ mà chỉ được định đoạt trong phần di sản mình được hưởng sau khi chia di sản thừa kế.

4. Đối với trường hợp này gia đình bạn cần làm thỏa thuận giữa các thành viên đưa mảnh đất vào tài sản chung của các thành viên trong gia đình. Và theo quy định của pháp luật đối với tài sản chung khi định đoạt phải được các đồng sở hữu đồng ý. Tuy nhiên đây chỉ là sở hữu theo phần cho nên nếu có 1 người nào đó muốn định đoạt phần quyền của mình thì vẫn được, tức là không có sự ràng buộc tuyệt đối rằng không được bán mảnh đất

5. Do đây là tài sản chung cho nên sau khi phân chia di sản nếu đủ điều kiện được tách thửa thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Và trong trường hợp này cần đưa ra giấy chứng nhận QSDĐ để làm thủ tục tách thửa, cấp GCNQSDĐ.

* Tình huống 2:

1. Nếu ngoại bạn để lại di chúc và thể hiện ý chí mảnh đất này dùng vào việc thờ cúng thì sẽ không bị coi là di sản và theo khaonr 1-ĐIều 645-BLDS 2015 tài sản này không được chia thừa kế.

2 và 3. Dù có bỏ tiền ra để tu sửa nhưng nếu thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật thì mỗi người thừa kế đều có quyền hưởng một phần di sản bằng nhau mà không phụ thuộc vào việc ai đóng góp công sức, tiền bạc. Còn việc dì út của bạn bỏ tiền ra tu sửa thì sau đó sẽ được hưởng quyền từ việc tu sửa đó: nhận thanh toán chi phí đã bỏ ra để tu sửa.

* Tình huống 3:

1. Quyền lợi của bạn và em trai bạn vẫn như nhau do đều là đồng sở hữu mà không quan tâm có chung hộ khẩu hay không.

2. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi chưa xác định được nhà, đất đó thuộc sở hữu của cá nhân hay của hộ gia đình cho nên chúng tôi tư vấn như sau:

- Thuộc sở hữu của cá nhân: trong trường hợp này khi định đoạt chỉ cần những chủ sở hữu ký tên;

- Thuộc sở hữu của hộ gia đình: trong trường hợp này phải tuân theo quy định tại khaonr 2-Điều 212-BLDS 2015 như sau:

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp này cần có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình. Khi một người nhập khẩu vào gia đình bạn nhưng không phải là đồng chủ sở hữu thì sẽ không phải ký vào hợp đồng khi định đoạt.

4. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế là đất đai ?

Thưa luật sư, Tôi viết thư này mong muốn được Quý luật sư tư vấn giúp tôi về Luật Đất Đai vụ việc như sau: Cha tôi có 5 anh em ( Người anh đầu đã mất trong chiến tranh, hiện còn lại vợ), Tôi là con thứ 4 trong gia đình. Cha me tôi mất từ năm 1997 lúc đó gia đình tôi đang ở trên mãnh đất nhỏ do làng cấp cho với diện tích 220m đến năm 2004.

Tôi tìm hiểu để làm GCN QSDD thì được biết diện tích đất trên nằm trong diện tích quy hoạch diện tích còn lại quá nhỏ không thể làm GCN QSDD vậy nên tôi phải xin thêm đất để đủ điều kiện làm GCN QSDD đến tháng 9 năm 2004 tôi làm được GCN QSDD với diện tích 300m đất ở và 33 m đất 55 năm tổng diện tích là 330m2 đất. Thời gian này tháng 5 năm 2017 anh trai tôi sau thời gian làm ăn thua lỗ nay muốn tôi chia lại một phần lô đất mà a trai tôi nghĩ nó là lô đất của Cha mẹ chúng tôi để lại. Thiết nghĩ lô đất mà tôi hiện có hoàn toàn là của tôi nên tôi cũng không muốn phân chia với lại 330m đất tôi cũng đã chia cho 2 cậu con trai tôi mỗi đứa 100m2 (Nghĩa là tôi đã chia lô đất của tồi thành 3 và đã có giấy CN QSDD).

Nay anh trai tôi nay muốn khỏi kiện để chia lại lô đất thì tôi xin hỏi quý luật sư anh trai tôi có khả năng dành được thắng lợi hay không và tôi và 2 con trai tôi có khả năng bị mất đất hay không) ?

Xin chân thành cám ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi số: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Dựa vào thông tin bạn đã cung cấp, chúng tôi đã nghiên cứu và tư vấn như sau: trường hợp của bạn diện tích đất 220m2 đất trước đây là đất có nguồn gốc là nhà nước cấp cho bố mẹ bạn và sau khi ba mẹ bạn qua đời bạn tiếp tục sinh sống ở đó cho đến thời điểm hiện tại, bây giờ anh trai bạn quay lại đòi chia thừa kế, điều này có thể thấy anh trai bạn có quyền chia lại tài sản thừa kế của cha mẹ bạn để lại, tuy nhiên thì luật dân sự cũng khống chế thời hạn chia tài sản thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, mà thời điểm chia thừa kế chính là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết. Do đó, ba mẹ bạn mất năm 1997 thì thời điểm mở thừa kế là 10 năm, tính đến năm 2007 thì hết thời hiệu khởi kiện đòi chia di sản thừa kế. Vì các lẽ trên anh trai bạn không thể bắt bạn chia đất được.

5. Xử lý tranh chấp tài sản thừa kế đất đai như thế nào?

Kính Chào toàn thể Công ty Luật Minh Khuê, Tôi có 1 vấn đề xin được tư vấn về pháp luật như sau, cụ thể: Cha mẹ tôi sinh ra 3 anh chị em, trong đó chị tôi đã lấy chồng nhưng không có giấy tờ hôn thú. Trong thời gian cha mẹ tôi già, chỉ có tôi và anh trai chăm sóc ( chị ấy không hề chăm sóc cha mẹ), sau khi cha mẹ tôi mất có để lại 1 mẫu đất và lập di chúc để lại mẫu đất ấy cho tất cả các con. Tôi muốn hỏi như vậy thì liệu chị tôi có được nhận phần thừa kế nào trong di chúc hay không?

Rất mong Công ty giải đáp giúp Tôi rất cảm ơn.

Trả lời:

Thắc mắc về việc chia thừa kế theo di chúc

Căn cứ theo quy định của pháp luật về thừa kế thì việc bố mẹ bạn muốn để lại tài sản của họ cho ai, với số lượng bao nhiêu là hoàn toàn có thể và đúng với quy định của pháp luật quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền của người lập di chúc như sau:

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Đối với thắc mắc của bạn về việc trong 1 hàng thừa kế, tất cả mọi người con không kể gái hay trai, con đẻ hay con nuôi đều cùng thuộc 1 hàng thừa kế, có nghĩa là khi chia tài sản tất cả mọi người con đều được chia, theo pháp luật về thừa kế thì đây đúng là 1 quy định, cụ thể tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, tất cả các con của bố mẹ bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của những người thừa kế theo pháp luật đối với tài sản của bố mẹ bạn, tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp mà bộ luật dân sự năm 2015 quy định rõ tại Điều 650 như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chị bạn được hưởng thừa kế theo di chúc của bố mẹ bạn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế - Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề