Trại phong là gì

  • Hòa Ái, phóng viên RFA
    2019-02-01

Bệnh phong cùi (hủi) trước kia được xếp vào “tứ chứng nan y”. Tuy nhiên ngày nay bệnh này được kiểm soát và được loại bỏ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc sống của những bệnh nhân phong cùi trong nước hiện nay ra sao?

Chúng tôi đến Trung tâm điều trị phong Bến Sắn, ở Bình Dương vào những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Nơi đây là mái ấm nương náu của 335 bệnh nhân phong cùi. Họ là những người mà dân gian gọi là mang số phận “trời đày” khi mắc phải căn bệnh hủi, một bệnh do virus Hansen gây ra, ăn mòn da thịt người bệnh dẫn đến hoại tử rụng dần ngón chân, tay, co quắp cơ khớp và bị liệt.

Căn bệnh kéo dài hàng thế kỷ, là nỗi sợ hãi khủng khiếp không chỉ của bệnh nhân mà lẫn cả cộng đồng và xã hội. Rất nhiều người mắc chứng bệnh phong cùi ở Việt Nam phải sống một cuộc đời bị đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Không ít trong số họ được cưu mang và chữa trị tại các trại phong từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến hiện nay, mà chủ yếu do Hội thánh Công giáo chăm sóc toàn thời gian.

Bán vé số sống. Bây giờ già cả, không còn bán được. Bây giờ tám mươi mấy tuổi rồi. Sống nhờ vào chút ít tiền Nhà nước cho lãnh mấy trăm ngàn đồng, với lại có phái đoàn cho quà cáp sống tạm qua ngày
-Bệnh nhân phong ở Đồng Nai

Hơn 300 bệnh nhân phong ở Trung tâm điều trị phong Bến Sắn, hầu hết đã lớn tuổi. Nhiều người từng nương náu ở đây hàng chục năm trường và họ chia sẻ rằng số phận còn mỉm cười đối với họ vì được các nhân viên y tế cùng các soeur của Dòng Nữ Tử Bác Ái tận tình cưu mang, chữa trị. Một số các cụ bệnh nhân nói với RFA họ hài lòng trong những ngày gần đất xa trời, xong một kiếp người bệnh tật nhưng được an ủi bởi những người đồng cảnh ngộ xung quanh cùng thân nhân không bỏ rơi hay quên lãng họ. Một cụ ông bệnh nhân cho biết gia đình chỉ còn một người con gái duy nhất, ở Long Hải lâu lâu lên thăm ông một lần:

“Đỡ buồn vì ở đây mình nhớ gia đình.”

Một cụ bà cười tươi vui vẻ khi kể về con cháu ghé thăm cho chúng tôi nghe:

“Cháu vui và mừng lắm. Vô tới là chào ngoại liền.”

Tuy vậy, không phải bệnh nhân nào cũng được có cơ hội gặp người thân của mình. Chúng tôi bắt gặp hình ảnh một nữ bệnh nhân luống tuổi đang ngắm nhìn bức hình của người em gái, cũng mắc phải bệnh phong và đang điều trị ở Nghệ An. Hai chị em đã 5 năm rồi không gặp được nhau. Trong không khí Tết cổ truyền, người chị gái tự nhủ lòng thầm mong được gặp lại em mình trong một ngày không xa.

“Nhớ thì gọi điện thoại. Cần chuyện gì thì gọi điện trao đổi với nhau, chứ đâu có gặp.”

Cụ ông bệnh nhân phong tại Việt Nam. AFP Vào hạ tuần tháng 1 năm 2019, Báo mạng Channel NewsAsia đăng tải câu chuyện của các bệnh nhân phong ở Trại phong Văn Môn, Thái Bình. Đây là trại phong lâu đời nhất ở Việt Nam và hiện tại có 198 bệnh nhân lưu trú ở đây. Cũng như các bệnh nhân ở Trung tâm điều trị phong Bến Sắn, các bệnh nhân ở Trại phong Văn Môn đang sống những ngày sau cùng của một kiếp người tàn phế.

Linh mục Giuse Bùi Văn Phương, phụ trách Trung tâm Tông đồ Lòng thương xót của Giáo phận Thái Bình, là người coi sóc Trung tâm phong cùi Văn Môn cho RFA biết gần 200 bệnh nhân ở Trại phong Văn Môn hiện giờ đều là người cao tuổi. Mỗi cụ được Nhà nước cho 13 kg gạo và 500 ngàn VNĐ hàng tháng. Linh mục Giuse Bùi Văn Phương tiếp lời:

“Hội Bạn Người Cùi ở Mỹ giúp cho trại phong bọn em được 18, 19 năm rồi. Mỗi tháng, một cụ được thêm 9 đô la Mỹ (USD). Đều đặn như vậy. Còn lại thân nhân, ân nhân thường thì vào những dịp lễ cuối năm như Giáng sinh, Phục sinh giúp cho nhiều hơn một chút. Trong năm thông thường cũng không nhận được sự giúp đỡ nào, nhưng vào những tháng cuối năm thì có.

Xét về đời sống tinh thần, nhất là các cụ lớn tuổi biết là con cái, cháu chắt nội ngoại ngay gần các cụ một hai chục cây số nhưng không đến thăm các cụ thì các cụ buồn nhất điều này. Các cụ đói thì các cụ chấp nhận chịu được. Nhưng các cụ rất buồn khi con cháu không đến thăm. Nhưng các ân nhân đến thăm thì phần nào cũng bù đắp được nỗi đau khổ, buồn phiền về mặt tinh thần.”

Vừa rồi là thông tin về cuộc sống của các bệnh nhân phong cùi ở hai trại phong tại Việt Nam mà Đài RFA ghi nhận được. Linh mục Giuse Bùi Văn Phương cho biết các trại phong khác từ Bắc vào Nam cũng có hoàn cảnh tương tự. Thế còn những cảnh đời của bệnh nhân phong ở bên ngoài xã hội thế nào? Chúng tôi lần tìm đến làng phong Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai và được nghe chia sẻ:

Hội Bạn Người Cùi ở Mỹ giúp cho trại phong bọn em được 18, 19 năm rồi. Mỗi tháng, một cụ được thêm 9 đô la Mỹ (USD). Đều đặn như vậy. Còn lại thân nhân, ân nhân thường thì vào những dịp lễ cuối năm như Giáng sinh, Phục sinh giúp cho nhiều hơn một chút. Trong năm thông thường cũng không nhận được sự giúp đỡ nào, nhưng vào những tháng cuối năm thì có
-Linh mục Giuse Bùi Văn Phương

“Tôi sinh năm 1940, bảy mươi mấy tuổi rồi. Ở nhà. Con đi lượm ve chai nuôi. Sáng đi. Trưa về.”

“Bán vé số sống. Bây giờ già cả, không còn bán được. Bây giờ tám mươi mấy tuổi rồi. Sống nhờ vào chút ít tiền Nhà nước cho lãnh mấy trăm ngàn đồng, với lại có phái đoàn cho quà cáp sống tạm qua ngày.”

“Mang cái bệnh này đi ra ngoài thì người ta coi cũng bình thường. Không ai ghê sợ gì hết. Trong xóm này, người ta không thấy sợ. Người ta cũng đến mua nhà, xây cất ở trong xóm.”

“Mấy người độc thân thì giúp đỡ nhau khi bệnh hoạn. Giúp đỡ hàng ngày như đưa đi bệnh hoạn, sinh hoạt nước nôi, cháo rau…đoàn kết với nhau trong xóm giềng. Những người có con cái thì con cái giúp cho. Còn ai độc thân thì cùng giúp đỡ lẫn nhau vì cùng chung một số phận nên thương nhau và đùm bọc nhau.”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố số liệu Việt Nam điều trị bệnh cho 248 bệnh nhân phong cùi vào năm 2017, một tỷ lệ thấp hơn phân nửa so với một thập niên trước đó. Và vì bệnh phong ngày nay đã hoàn toàn được kiểm soát và chữa khỏi nên Việt Nam từng lên kế hoạch loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng trong giai đoạn 2010-2015.

Theo số liệu Wikipedia, Việt Nam hiện nay có bệnh nhân phong cùi tiềm tàng từ 120 ngàn đến 150 ngàn người và hơn 23 ngàn bệnh nhân trong số này đã được chữa lành, 18 ngàn bệnh nhân còn biểu hiện di chứng và có tổng số 13 làng phong.

Một trong những làng phong tại Việt Nam mà nhiều người biết đến là làng Vân, dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng. Ngôi làng được khai phá và hình thành bởi những nạn nhân bị phong cùi từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Thế nhưng ngôi làng của 130 ngôi nhà nạn nhân phong cùi tàn phế với hơn 350 thành viên bị di dời hồi tháng 8 năm 2012 cho mục đích xây dựng tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng. Không rõ mai này, khi du khách đặt chân đến khu du lịch, mấy ai chạnh lòng nhớ đến những phận người kém may mắn mang trong mình căn bệnh “tứ chứng nan y” đã tạo dựng nên ngôi làng Vân?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh phong, bệnh cùi hay bệnh Hansen ,ngày trước từng được xem là một loại bệnh nan y không có thuốc chữa và ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần vì bị xã hội kỳ thị, lẫn sức khỏe của bệnh nhân, vì những biến chứng của bệnh gây biến dạng tay chân, mất khả năng lao động. Tuy nhiên, ngày nay đã có thuốc điều trị khỏi bệnh và phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm thì không để lại di chứng.

Bệnh phong là một loại bệnh nhiễm khuẩn, nhưng tiến triễn mãn tính do vi khuẩn Hansen ( Mycobacterium Leprae) gây ra. Bệnh thường có biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở da là nổi dát da trắng, đỏ và tổn thương các dây thần kinh gây mất cảm giác ở da và tay chân...

Bệnh phong cùi gây ra tình trạng viêm loét da và tổn thương thần kinh, yếu cơ. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, biến chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra như biến dạng cơ thể, thậm chí là tàn tật.

Phong cùi là một trong những căn bệnh đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người. Theo một số tài liệu tham khảo bằng văn bản đầu tiên, bệnh phong đã xuất hiện lần đầu tiên từ khoảng năm 600 trước Công nguyên. Hiện nay, phong cùi đã đi đến và phát triển ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Bệnh phong cùi gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe người bệnh

Khi nhiễm khuẩn Mycobacterium Leprae và bị bệnh phong cùi, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rất rõ nét như:

  • Nổi dát, mảng, cục màu trắng, màu đỏ hay nâu ở trên da.
  • Tổn thương dây thần kinh ngoại vi gây mất cảm giác ở vùng da thương tổn. gây yếu cơ, yếu tay chân. Liệt tay chân
  • Các biến chứng thứ phát hay gặp là : Loét lỗ đáo lòng bàn chân. Cò rụt biến dạng ngón tay, ngón chân do bị tiêu xương .
  • Mắt thỏ: Mắt bị hở, không nhắm kín được.

Tê bì chân tay là một triệu chứng của bệnh phong

Bệnh phong cùi có lây không là câu hỏi chung của rất nhiều người khi nhận thức về tầm nguy hiểm của loại bệnh này. Và rất không may mắn, câu trả lời là có. Bệnh phong có lây, nhưng lây rất chậm và ít lây.

Vi khuẩn gây bệnh phong tồn tại chủ yếu trong dịch tiết của đường hô hấp trên như mũi, họng và dịch tiết ở vết thương da. Vì vậy, bệnh có thể lây lan theo 2 kiểu sau.

Đối với những người mắc bệnh phong cùi nhưng chưa được điều trị, mỗi ngày, trung bình người này có thể giải phóng khoảng 100 triệu trực khuẩn phong ra ngoài thông qua đường thở và xuất tiết qua dịch tiết ở mũi họng.

Khi ra môi trường bên ngoài, vi khuẩn phong lại có thể tồn tại khá lâu, thậm chí có thể lên đến 1 – 2 tuần. Đặc biệt, môi trường càng tối ẩm, hoạt động của chủng vi khuẩn này càng mạnh. Do đó, việc tiếp xúc hay ở trong khu vực của người mắc bệnh phong lâu ngày sẽ khiến nguy cơ lây bệnh cực kì cao.

Bệnh phong có thể bị lây qua đường hô hấp

Bên cạnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp, trực khuẩn phong cũng có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp. Những người sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, bát đũa... hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh phong đều có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh phong có tốc độ tăng trưởng rất chậm. Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh là 5 năm, hay thậm chí, một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh không xuất hiện trong 20 năm sau khi nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh phong cũng rất khó lây và tỷ lệ lây nhiễm rất thấp.

Việc chẩn đoán cũng như điều trị chậm trễ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với bệnh nhân. Chúng có thể bao gồm:

  • Biến dạng các tay chân của cơ thể.
  • Rụng tóc, đặc biệt là vùng lông mi và lông mày.
  • Yếu cơ, tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn ở tay và chân, thậm chỉ tay chân tàn tật, liệt hoàn toàn.
  • Nghẹt mũi mãn tính, chảy máu cam thường xuyên và bị xẹp vách ngăn mũi.
  • Viêm mống mắt., không nắm mắt kín được.
  • Bệnh tăng nhãn áp – một loại bệnh lý ở mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác, thậm chí khiến bệnh nhân mù lòa.

Bệnh phong có thể gây suy thận

Bệnh phong từng được xem là một trong tứ chứng nan y và đã khiến nhiều thời đại phải chấp nhận sự phát triển mạnh mẽ của nó. Tuy nhiên, đến năm 1941, khi người Mỹ bắt đầu ứng dụng đa hóa trị liệu ( Phối hợp nhiều loại thuốc trong liệu trình ) vào điều trị y khoa, bệnh phong đã được kiểm soát một cách tối ưu, cắt đứt nhanh chóng nguồn lây và mở ra xu hướng mới để loại trừ phong cùi trên toàn cầu.

Ở Việt Nam, bệnh phong cùi đã được loại trừ từ năm 2000 vì tỷ lệ lưu hành dưới 1/1000 tổng dân số. Có thể thấy, việc điều trị bệnh đã không còn là vấn đề to lớn nhờ có công nghệ đa hóa trị liệu kết hợp vật lý trị liệu, giúp chữa khỏi bệnh, chống sự tàn phế và hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh.

Ngoài phương pháp điều trị bằng đa hóa trị liệu, thuốc cũng là một phương pháp phổ biến được áp dụng để điều trị các thể phong nhẹ. Liệu trình thuốc có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng tùy theo thể trạng mỗi người. Hiện nay, các loại thuốc chữa bệnh phong cùi thường được cấp miễn phí cho bệnh nhân và phổ biến nhất là các loại kháng sinh như Rifamicin, Clofazimin, Dapsone.

Bệnh phong cùi có thể được điều trị bằng thuốc

Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm bệnh hiện nay là rất thấp, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cần có ý thức phòng ngừa bệnh. Hãy thực hiện một số lời khuyên dưới đây:

  • Không sử dụng chung chén đũa hoặc đồ dùng cá nhân của người bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt... của bệnh nhân. Nếu như tiếp xúc, cần phải sử dụng các chất sát khuẩn để rửa da ngay.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc / chăm sóc người bệnh.
  • Không được để các vùng da bị trầy xước phơi nhiễm trước khu vực của bệnh nhân.

Như vậy, vấn đề bệnh phong cùi có lây không đã được bài viết giải đáp một cách cụ thể, cùng với đó là phương pháp điều trị - phòng tránh bệnh. Bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và gia đình.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề