Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2023

Hiện nay, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã không còn ghi nhận ngành nghề kinh doanh nữa. Tuy nhiên, đăng ký ngành nghề kinh doanh khi mới thành lập doanh nghiệp và thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đã đăng ký vẫn là những việc bắt buộc mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Nhiều người phải mất nhiều thời gian để suy xét chọn mã ngành nghề phù hợp. Vậy làm thế nào để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh nhanh nhất, chính xác nhất? Mã ngành nghề phải ghi như thế nào? Và khi nào bắt buộc phải ghi thêm mã ngành cấp 5? Bài viết này, Luật ADZ sẽ hướng dẫn bạn cách ghi mã ngành nghề kinh doanh trong đăng ký kinh doanh.

Bạn đang xem: Hướng dẫn ghi mã ngành đăng ký kinh doanh

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Trong một số trường hợp, việc chỉ ghi nhận mã ngành cấp 4 là chưa đủ, khi đó người ghi mã ngành nghề phải bổ sung thêm mã ngành cấp 5, phù hợp với ngành nghề của mình hoặc diễn giải chi tiết của ngành nghề đó.

Trong thực tế, có không ít trường hợp mà cán bộ tiếp nhận từ chối hồ sơ, đồng thời doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nhiều lần chỉ vì thiếu nội dung trên.

Cho nên, việc xác định khi nào cần phải ghi thêm ngoài việc chọn mã ngành nghề cấp 4 cũng là một lưu ý rất quan trọng.

Các trường hợp cần bổ sung diễn giải chi tiết hoặc ghi thêm mã ngành cấp 5 là:

Ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (vốn pháp định, chứng chỉ,…), ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì ngoài mã cấp 4, ta phải ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.Các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), song lại được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi nhận thêm theo quy định tại các văn bản đó.

Xem thêm: Hướng Dẫn Thiết Lập Sql Server Để Kết Nối Từ Xa Qua Mạng Internet Web

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể chọn mã ngành nghề cấp 4 có liên quan tới ngành nghề mà mình kinh doanh, thường có dạng cấu trúc sau:

+ Hoạt động …. Khác

+ Hoạt động liên quan đến … Khác

+ Hoạt động … Chưa được phân vào đâu

+ … Khác

+ … Chưa được phân vào đâu.

Đồng thời sau đó, ta có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

Các ngành nghề không thuộc hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, cũng chưa được ghi nhận trong bất kỳ văn bản pháp luật nào khác, nhưng không thuộc vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Sau đó thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Trên đây là cách tra cứu và ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh mà bạn cần phải biết trong quá trình thành lập công ty. Mọi thắc mắc về mặt pháp lý liên hệ ngay tới Luật ADZ để được giải đáp và nhận tư vấn từ đội ngũ tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm về luật hoàn toàn miễn phí.

Hỏi: Tôi đang có ý định mở 1 xưởng sản xuất mỹ phẩm. Mong dịch vụ thành lập doanh nghiệp ACF tư vấn giúp tôi các mã ngành nghề phù hợp để tôi có thể đăng ký kinh doanh được thuận lợi.

Đáp: Chào chị Nhung,
Cảm ơn chị đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của ACF. Ngành nghề sản xuất mỹ phẩm đã được quy định cụ thể tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg với mã ngành nghề sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa. Mời chị theo dõi chi tiết mã ngành nghề qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý của việc đăng ký mã ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018, có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

2023: Mã ngành nghề sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

20231: Mã ngành nghề sản xuất mỹ phẩm

Nhóm này gồm:
- Nước hoa và nước vệ sinh,
- Chất mỹ phẩm và hoá trang,
- Chất chống nắng và chống rám nắng,
- Thuốc chăm sóc móng tay, móng chân,
- Dầu gội đầu, keo xịt tóc, thuốc làm sóng tóc và ép tóc,
- Kem đánh răng và chất vệ sinh răng miệng bao gồm thuốc hãm màu răng giả,
- Thuốc cạo râu, bao gồm thuốc dùng trước và sau khi cạo râu,
- Chất khử mùi và muối tắm,
- Thuốc làm rụng lông.

20232: Mã ngành nghề sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

Nhóm này gồm:
- Sản xuất xà phòng dạng bánh;
- Sản xuất giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ... được bọc hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy rửa;
- Sản xuất glixerin thô;
- Sản xuất chất hoạt động bề mặt như:
+ Bột giặt dạng lỏng hoặc cứng và chất tẩy rửa,
+ Nước rửa bát,
+ Nước xả quần áo và chất làm mềm vải.
- Sản xuất sản phẩm tẩy rửa và đánh bóng:
+ Chất làm nước hoa hoặc chất xịt phòng,
+ Chất tẩy nhân tạo, tẩy lông,
+ Chất đánh bóng và xi cho sản phẩm da,
+ Chất đánh bóng dùng cho gỗ,
+ Chất đánh bóng cho thủy tinh, kim loại.
+ Bột nhão hoặc bột khô để lau chùi các sản phẩm bao gồm: Giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ, dạ, phớt, bông.
Dịch vụ do ACF cung cấp: dịch vụ thành lập công ty tại Gia Lai
Loại trừ:
- Sản xuất hợp chất hoá học phân tách được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác);
- Sản xuất glyxerin, các sản phẩm tổng hợp từ dầu mỏ được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác);
- Chiết xuất và tinh luyện từ dầu thiên nhiên được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).
Trên đây là chi tiết mã ngành nghề sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, ACF – Kết nối dịch vụ kế toán toàn quốc chúc chị đăng ký kinh doanh thành công.
Lưu ý: khi soạn hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh, chị phải sử dụng mã ngành nghề cấp 4 (có 4 số) để đăng ký kinh doanh. Khi đó, hồ sơ đăng ký kinh doanh của chị mới hợp lệ và đúng luật, chị nhé!

Xem thêm: Mã ngành nghề sản xuất thuốc trừ sâu và ngành sản xuất sơn

Chủ đề