Trà bí đao wonderfarm của công ty nào năm 2024

đã có hơn 30 năm đứng vững trên thị trường, bất chấp sự cạnh tranh từ vô vàn nhãn hiệu đồ uống nội địa lẫn ngoại nhập.

Sau khi ra mắt vào năm 1991, Trà Bí Đao Wonderfarm đã trở thành cái tên "huyền thoại" gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8x, 9x. Và cho đến hiện nay, Wonderfarm vẫn giữ nguyên vị thế "đồ uống quốc dân" trong lòng người dùng nhiều lứa tuổi, bao gồm cả thế hệ tiêu dùng mới là những bạn trẻ GenZ sinh từ năm 2000 trở đi.

Dù quen thuộc là thế, nhưng có những điều có thể bạn chưa biết về loại đồ uống mang hương vị thanh mát "đình đám" này, ngay cả những "fan cứng" lâu năm.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế (Interfood, mã CK: IFS) tiếp tục ghi nhận một năm tăng trưởng mạnh. Doanh thu của công ty trong năm vừa qua đạt 1.526 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016. Trong đó, các sản phẩm đồ uống mang thương hiệu Wonderfarm và Kirin đem về hơn 1.300 tỷ đồng, đóng góp 86% tổng doanh thu.

Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt tới 116 tỷ đồng, gấp đôi so với kết quả đạt được năm 2016. Duy trì đà tăng về lợi nhuận năm thứ 2 liên tiếp là tín hiệu đánh dấu sự hồi sinh của doanh nghiệp này sau quãng thời gian dài chìm trong thua lỗ. Tuy nhiên, với khoản lỗ lũy kế còn lại gần 700 tỷ đồng, ông chủ thương hiệu trà bí đao Wonderfarm sẽ cần khoảng 5 năm để "trở về mặt đất".

Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu trà bí đao Wonderfarm đang “hồi sinh” sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ.

Được thành lập từ cuối năm 1991 với vốn đầu tư ban đầu 1,14 triệu USD, Interfood tiền thân là Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm Quốc tế (IFPI), doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do 4 cổ đông sáng lập từ Malaysia.

Hoạt động chính ban đầu của công ty là chế biến nông sản, thủy sản thành sản phẩm đóng hộp, và sau đó chuyển hướng sang sản xuất đồ uống. Từ năm 2001 đến 2006 là giai đoạn thịnh vượng nhất của Interfood khi đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt hơn 24%, với doanh thu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ… đóng góp hơn 35% vào tổng doanh thu.

Năm 2005, công ty đã chính thức chuyển mô hình hoạt động sang công ty cổ phần. Đây cũng là năm Interfood ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để sử dụng thương hiệu "Đại nông trại" hay "Wonderfarm" cho các sản phẩm của công ty. Cùng với hai thương hiệu khác là "OKAYO" và "TOP", Interfood trở thành một trong số những công ty giữ thị phần cao đối với sản phẩm nước trái cây không gas và đồ uống độ cồn nhẹ tại khu vực phía Nam. Theo ước tính của công ty, thương hiệu đồ uống của đơn vị này chiếm khoảng 50-60% thị phần nước trái cây không gas, cạnh tranh trực tiếp với Nước giải khát Chương Dương, Tribeco hay Tân Hiệp Phát.

Hai năm sau đó, công ty đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết tại HoSE, với vốn góp chủ sở hữu đạt 242 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một năm tham gia sàn chứng khoán và thực hiện nhiều kế hoạch cải tổ thì tình hình kinh doanh của ông chủ thương hiệu Wonderfarm bắt đầu lao dốc.

Khó khăn ban đầu từ việc thay đổi nhà máy sản xuất, cùng với sự vươn lên của nhiều thương hiệu nước giải khát đã khiến thị phần của công ty ngày càng bị thu hẹp và điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến bức tranh lợi nhuận những năm sau đó. Mở đầu là năm 2008, Interfood báo lỗ hơn 220 tỷ đồng.

Interfood là đơn vị sở hữu thương hiệu đồ uống Wonderfarm và Kirin tại Việt Nam.

Sau khi Kirin – một trong những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm lớn nhất châu Á tham gia tái cấu trúc thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu lên 95,66% và đồng ý thực hiện các khoản vay nội bộ để giải quyết nợ ngân hàng, công ty liên tiếp đặt kế hoạch lãi vài chục tỷ mỗi năm. Nhưng ngoài khoản lãi 7 tỷ đồng vào năm 2010, Interfood tiếp tục quay trở lại vòng xoáy thua lỗ những năm sau đó.

Đỉnh điểm là giai đoạn 2011 - 2014, khoản lỗ của công ty ngày càng gia tăng và đạt đỉnh hơn 176 tỷ đồng. Đầu năm 2013, toàn bộ số cổ phiếu của doanh nghiệp này trên HoSE cũng bị hủy niêm yết do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp.

Thực tế, doanh thu của Interfood trong giai đoạn này liên tục tăng, biên lãi gộp vẫn duy trì ở mức trên 20%. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cao đột biến đã "ngốn" hết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Năng lực quản lý và điều hành của một tập đoàn thực phẩm lớn như Kirin, trong khi nền tảng của Interfood với thương hiệu và hệ thống phân phối rộng khắp cả nước lại liên tục thua lỗ trong nhiều năm liền là điều mà nhiều chuyên gia không thể lý giải.

Dù vậy, hy vọng đang trở lại với thương hiệu trà bí đao Wonderfarm khi công ty liên tục báo lãi trong 2 năm gần nhất. Năm 2016, cũng là năm cổ phiếu IFS trở lại thị trường chứng khoán bằng việc đăng ký giao dịch trên UPCoM, công ty này đã báo lãi hơn 43 tỷ đồng.

Khoản lỗ lũy kế gần 700 tỷ đồng tại thời điểm kết thúc năm 2017 sẽ là thách thức lớn với Interfood, tuy nhiên sự trở lại của "ông lớn" ngành đồ uống này là điều không thể bàn cãi. Với sự ổn định trở lại và được hậu thuẫn bởi Kirin, Wonderfarm có thể sẽ là cái tên đáng chú ý trên thị trường đồ uống trong thời gian tới.

Chủ đề