Top 8 tác hại của việc yêu sớm năm 2024

Yêu sớm là một chủ đề rất tế nhị. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thế nào là yêu sớm. Yêu sớm không nên đơn thuấn chỉ nhìn từ góc độ tuổi tác mà nhìn từ mức độ chín muồi của sự phát triển tâm lý.

Tình yêu tuổi học sinh phổ thông thường được coi là yêu sớm. Bởi lẽ lứa tuổi này với sự phát triển chưa chín muồi về mặt tâm sinh lý không cho nên không đủ điều kiện để có được tình yêu theo nghĩa đích thực của nó. Cảm tình giữa các bạn khác giới tuổi học sinh trung học thường ở giai đoạn lý tưởng hoá các bạn khác giới và để giải toả áp lực giới tính, giải toả cảm giác hiu quạnh, do đó mà quyến luyến nhớ nhung các bạn khác giới, thể hiện tình yêu mù mờ, không xác định. Họ quyến luyến nhau, tuy rằng với sắc thái tình cảm rất mãnh liệt, nhưng đa số đó là nhu cầu tình bạn, sự hiếu kỳ đối với người khác giới, khát vọng kết thân, đồng thời thêm vào đó là những xáo động tâm lý lãng mạn, hỗn độn, viển vông. Tuy sự quyến luyến này cũng là những biểu hiện chân thành xuất phát từ đáy lòng giống tình yêu đã chín muồi, nhưng so sánh với tình yêu lâu dài, chân thực, sự lưu luyến này có những đặc điểm dưới đây:

1. Yêu sớm thường không giữ được lâu bền, thiếu hứa hẹn, đa số là không có kết quả.

2. Yêu sớm thường không có sự lựa chọn của lý trí, thêm vào đó là những ảo tưởng và xung động tình cảm, thường dễ tạo ra cuồng nhiệt và sự mê muội quá độ, do đó ảnh hưởng đến học tập, về điểm này thể hiện ở các bạn gái rõ ràng hơn.

3. Yêu sớm khi gặp những trắc trở như tình cảm thay đổi, cãi cọ, chia cách dễ nảy sinh những hành động quá đà như tự tử, trả thù, bỏ nhà đi hoặc mắc chứng trầm uất vì tình.

4. Yêu sớm xảy ra vào thời kỳ xáo động tâm lý tuổi dậy thì, do một loại ý thức tình yêu mơ hồ chi phối. Các bạn trẻ ở thời kỳ này còn thiếu kiến thức và lý trí cần cho một tình yêu, khả năng tự kiềm chế còn yếu, có thể trong một tình huống nào đó vội vàng hấp tấp, thậm chí dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như có mang, hoặc phá thai. Chính vì vậy, yêu sớm là có hại và các bậc phụ huynh và thầy cô giáo luôn lo lắng về vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, cũng cần phải tránh những chụp mũ theo hướng cực đoan. Có người chỉ cần nhìn thấy hai bạn khác giới đi cùng với nhau đã chụp mũ cho là yêu sớm. Điều này chưa thực sự công bằng. Trước hết cần nói rằng sự mến mộ, hấp dẫn lẫn nhau giữa những người khác giới là một hiện tượng tâm lý bình thường. Sự giao lưu giữa các bạn khác giới cũng là điều tự nhiên, thậm chí là cần thiết, có ích cho thanh thiếu niên trong quá trình trưởng thành, trong việc rèn luyện vai trò của mỗi bên, có ý nghĩa phát huy những tiềm năng và sở trường của mỗi bên. Trong giao tiếp giữa các bạn khác giới sẽ học được nghệ thuật giao tiếp với người khác giới, làm cơ sở cho sự nghiệp cũng như việc chọn bạn đời cho cuộc hôn nhân sau này. Chỉ có điều phải biết giữ khoảng cách tiếp xúc, biết tự kiềm chế và tự điều chỉnh bản thân không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Việc cần làm: Chúng ta cần hết sức bình tĩnh vì theo giáo sư thần kinh học Gina Rippon, đến từ Đại học Aston (Anh), đã "biện hộ" cho trẻ vị thành niên nổi loạn. Theo bà, cha mẹ và giáo viên không nên quá đau khổ khi một đứa trẻ bỗng trở nên khó bảo vào giai đoạn vị thành niên. Sự nổi loạn ấy như một hệ quả tất yếu khi não bộ được nâng cấp từ trẻ em sang người lớn với nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ. Nói đúng hơn, sự nổi loạn có thể đơn giản là một chút "chập mạch" như khi bạn cố nâng cấp "cỗ máy" não bộ.

Nguyên nhân của yêu sớm được một số chuyên gia chỉ ra rằng do các em chịu tác động từ thông tin qua sách báo, mạng internet tràn lan, cùng với môi trường tiếp xúc với người khác giới trở nên dễ dàng đã tác động đến việc phát triển sớm ở các em. Cùng với đó là tư tưởng yêu thoáng, nên dẫn đến hậu quả là không ít các trường hợp trẻ làm mẹ tuổi học sinh.

Báo chí đã nhiều lần đề cập đến bi kịch của những mối tình tuổi teen nhưng những lời cảnh báo này như muối bỏ bể trước tư tưởng yêu hết mình ngày nay của những cô cậu học sinh.

Vượt cạn sau giờ học

Tháng 3/2012, cô học sinh lớp 12 ngoan hiền ở trường THPT Diễn Châu 2 (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã chuyển dạ trên lớp rồi sinh ra một bé gái.

Ảnh minh họa.

Trong buổi học sáng 10/3, D. bất ngờ đau bụng dữ dội, các bạn phải đưa đến bệnh viện khám. Tại đây, cô sinh hạ một bé gái khỏe mạnh trong sự ngạc nhiên của mọi người.

Một nữ sinh lớp 10 ở Trường THPT Diệp Minh Châu, huyện Châu Thành, Bến Tre cũng sinh một bé trai bé trai 2,5 kg sau khi đi học thể dục về.

Nữ sinh này cho biết cha của cháu bé tên Tuấn, ở xã Thành Triệu, huyện Châu Thành. “Khi em đi học, sau giờ nghỉ tiết, Tuấn đến nhắn tin em để chở đi chơi. Em không ngờ là mình đã có thai”, bà mẹ trẻ hồn nhiên tâm sự.

Nhiều giáo viên Trường THPT Ninh Giang, Hải Dương cũng không thể quên được cái chết thương tâm của cô học sinh lớp 10 trường này cách đây 2 năm: N.T.T yêu một học sinh lớp 12 cùng trường rồi có bầu. Quá hoảng sợ, T đã uống thuốc trừ cỏ để… phá thai và phải đổi bằng cả tính mạng.

Nghỉ học để làm mẹ

Việc các em học sinh vùng cao đang theo học bỏ dở hoặc bị ép nghỉ học để lấy chồng không phải là chuyện lạ. Mỗi năm, có 4-6 em học sinh của trường THCS Bán trú Pa Nang nghỉ học lấy chồng, làm mẹ.

Em Hồ Thị Hoa, lấy chồng năm 15 tuổi khi đang là học sinh lớp 7 trường THCS Bán trú Pa Nang chia sẻ: “Lấy chồng được ba năm rồi, có hai đứa con nhưng chưa đứa nào được làm giấy khai sinh hết. Em mới 18 tuổi và chồng em cũng thế, hắn còn nhỏ lắm, chưa biết làm cha...”

Ảnh minh họa.

Có trường hợp khác nữa là em Hồ Thị Dại, 17 tuổi, bỏ học lấy chồng năm 2013 khi đang là học sinh lớp 8 trường THCS Pa Nang. Em Dại hiện đang mang thai 7 tháng nhưng điều đáng nói ở đây là chồng Dại vừa qua đời tháng 2/2014. Cuộc sống vốn không hề dễ dàng lại càng thêm khó khăn với một cô gái trẻ như em.

Dại tâm sự: “Nhà em nghèo lắm, nhà chồng em cũng nghèo, giờ hắn chết rồi em muốn về với ba mẹ em. Ba mẹ hắn lúc thì tốt lúc thì không tốt. Hàng ngày em vẫn đi làm rẫy để có thứ mà ăn. Nếu không lấy chồng sớm chắc em không như bây giờ”

Ở xã nghèo Pa Nang, có những đứa trẻ lên bốn lên năm vẫn chưa được khia sinh vì bố mẹ chưa đến tuổi được cho phép kết hôn. Chính vì không được khai sinh mà bất kỳ chương trình chăm sóc trẻ em nào cũng không được hưởng.

Giáo dục giới tính là một cuộc chiến

Điều mà rất nhiều chuyên gia e ngại trong cơn lốc giá trị sống đang nhiều thay đổi, các em "iếp thu một cách thụ động lối sống từ phương Tây trong tình trạng thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng. Việc quan hệ tình dục sớm không chỉ do trẻ đua đòi, hư hỏng như suy nghĩ của nhiều người mà còn vì thiếu trầm trọng rất nhiều kỹ năng. Trong đó có các kỹ năng cơ bản như quản lý cảm xúc cũng như kỹ năng từ chối.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Chủ nhiệm Hội quán Các Bà Mẹ cho hay, bé gái mới lớn đang thiếu nhìn nhận đúng giá trị bản thân và kỹ năng bảo vệ mình. Chỉ cần một vài món có giá trị vật chất hay vài lời nói ngon ngọt, vuốt ve là các em dễ dàng đánh đổi. Nhiều em quan niệm rằng dâng hiến mới là yêu và cũng không thiếu trường hợp quan hệ một cách tự nguyện với đối tượng qua đường nào đó.

Trẻ vị thành niên phá thai đang là một vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, đến nay hai môi trường tác động nhiều đến các em là gia đình và nhà trường lại đang bỏ ngỏ việc trang bị các kiến thức, kỹ năng cho các em. Bố mẹ né tránh hoặc bỏ quên việc giáo dục, chỉ dẫn về kiến thức giới tính cho con hay khoán trắng cho nhà trường. Việc giáo dục sức khỏe giới tính, sinh sản nói riêng và kỹ năng sống nói chung cho học sinh ở trường học lại đang còn quá nhiều vấn đề chưa giải quyết được.

Nhiều năm nay, Việt Nam được xem là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và khu vực. Dường như trong việc "cuộc chiến" giáo dục sức khỏe giới tính, sinh sản cho trẻ vị thành niên hiện nay mỗi ngành y tế bận rộn nhất ở khâu bất đắc dĩ là… giải quyết hậu quả của con.

Chủ đề