Tổng giám đốc đường sắt việt nam là ai

Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Chiều 25/8, tại TP. Đà Nẵng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Lễ Bế mạc Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN lần thứ 42. Trong 3 ngày làm việc, các nhóm công tác (nhóm tổng giám đốc, nhóm công tác kỹ thuật, nhóm công tác vận hành và marketing) đã thảo luận và bàn bạc 45 báo cáo về chủ đề phục hồi và phát triển.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tham gia trình bày 5 báo cáo về các giải pháp phục hồi và phát triển bền vững, quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… Các tham luận, báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được hội nghị đánh giá cao và nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho hay, các báo cáo và thảo luận trong hội nghị đều là những bài học kinh nghiệm, chia sẻ rất hữu ích với tất cả các đường sắt thành viên. Vào thời điểm khi nền kinh tế ASEAN đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, đạt được nhiều tiến bộ sau đại dịch COVID-19, đường sắt các nước ASEAN cần đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để mang lại lợi ích không chỉ cho từng quốc gia mà cho cả khu vực ASEAN.

Để thực hiện sứ mệnh quan trọng này, hội nghị thống nhất mỗi đường sắt sẽ tích cực, chủ động, nỗ lực hơn để đường sắt tại quốc gia mình hoạt động hiệu quả, thúc đẩy hội nhập khu vực cũng như toàn cầu và sẽ báo cáo về tiến độ thực hiện của mỗi đường sắt tại hội nghị tới.

Các đại biểu tham quan thực tế tại Ga Đà Nẵng - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Ông Bounvilay Mixaykham, Phó Tổng giám đốc Đường sắt quốc gia Lào cho hay, hội nghị là cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các nước ASEAN, đặc biệt là các biện pháp tổ chức vận tải hiệu quả. Đây cũng là diễn đàn góp phần thúc đẩy sự đoàn kết các nước ASEAN. Lào và Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt kết nối từ Vientiance đến cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Hy vọng, trong tương lai tuyến đường sắt này sẽ đẩy mạnh vận tải hàng hóa và hành khách giữa 2 nước Lào và Việt Nam.

Ông Mohamed Suhaimi Yaacob, Tổng giám đốc Đường sắt quốc gia Malaysia cho hay, ASEAN là một thị trường phát triển logistic lớn, dự kiến đến năm 2025 gia trị vận tải hàng hóa là 50 triệu USD. Tôi mong muốn đường sắt các nước ASEAN sẽ cùng nỗ lực tham gia xây dựng chuỗi logictics để khai thác các nguồn lực như cảng biển, cảng cạn, đặc biệt là nâng cao tỷ trọng vận tải đường sắt trong chuỗi logistic.

Hội nghị quyết định sẽ tổ chức Hội nghị Tổng giám đốc Đường sắt ASEAN lần thứ 43 tại Philippin vào năm 2023.

Theo Chinhphu.vn

Tổng số trong ngày: 134,844

Tổng số trong tuần: 339,029

Tổng số trong tháng: 1,829,718

Tổng số trong năm: 14,821,648

Tổng số truy cập: 249,135,565

Tham dự buổi lễ còn có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo Văn phòng và các Vụ chức năng của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải; cùng lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của VNR.

Theo Quyết định số 11/QĐ-UBV ngày 7/1/2020, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quyết định bổ nhiệm có thời hạn nhiệm kỳ 5 năm ông Đặng Sỹ Mạnh - Phó Tổng giám đốc VNR giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên VNR. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ông Nguyễn Cảnh Toàn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp công bố quyết định bổ nhiệm

Tiếp đó, ngày 9/1/2020, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR đã có quyết định bổ nhiệm ông Đặng Sỹ Mạnh giữ chức vụ Tổng giám đốc VNR. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Trước khi được bổ nhiệm, ông Đặng Sỹ Mạnh từng giữ các chức vụ Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 2, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc VNR, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành VNR.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao quyết định bổ nhiệm cho ông Đặng Sỹ Mạnh

Trao các quyết định bổ nhiệm và chúc mừng tân Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh: “Việc bổ nhiệm ông Đặng Sỹ Mạnh giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VNR là hết sức cần thiết. Tôi mong rằng, với kinh nghiệm, trí tuệ, tinh thần cống hiến hết mình, ông Đặng Sỹ Mạnh sẽ cùng Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc đoàn kết một lòng, lãnh đạo Tổng công ty vượt qua khó khăn, tiếp tục phấn đấu đưa ngành đường sắt thể hiện được vị thế trong các loại hình vận tải”.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh

Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cũng đề nghị Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh lưu ý một số nội dung trọng tâm. Trong đó, tập trung triển khai Đề án tái cơ cấu Tổng công ty; tiếp tục tích cực giải trình với Chính phủ, các Bộ ngành để được phê duyệt Đề án quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Đặc biệt, khẩn trương bắt tay ngay vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020; đồng thời xây dựng chiến lược phát triển 10 năm 2021-2030 và kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm 2021-2025.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh cam kết sẽ cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa, cùng tập thể lãnh đạo, người lao động nhận diện chính xác các khó khăn vướng mắc, để đưa ra các giải pháp hợp lý, kịp thời, vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR

Ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho biết, việc được bổ nhiệm trở thành Tổng giám đốc VNR là kết quả quá trình phấn đấu, rèn luyện của ông Đặng Sỹ Mạnh. Ông Vũ Anh Minh bày tỏ mong muốn tân Tổng giám đốc VNR với trọng trách và nhiệm vụ mới, ông Đặng Sỹ Mạnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng Hội đồng thành viên, chỉ đạo Ban điều hành, cũng như toàn thể cán bộ, công nhân viên ngành đường sắt tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đưa VNR phát triển.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Vũ Anh Minh và Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh trao hoa và quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc cho ông Hoàng Gia Khánh và ông Hoàng Năng Khang

Cùng ngày, VNR đã triển khai các quyết định bổ nhiệm các ông Hoàng Năng Khang, Hoàng Gia Khánh giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kể từ ngày 9/1/2020. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc, ông Hoàng Năng Khang giữ chức vụ Phó giám đốc Chi nhánh Đầu máy Sài Gòn; ông Hoàng Gia Khánh là người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Công ty CP Đường sắt Thanh Hóa, đồng thời giữ chức vụ Giám đốc công ty.

Nhật Quang

Tổng công ty Đường sắt có tân Tổng giám đốc sau hơn 1 năm bỏ trống ghế

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Thành viên HĐTV, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc kể từ ngày 9/1/2020.

Ông Đặng Sỹ Mạnh đã từng giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường sắt Khu vực II, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) trước khi về nhận nhiệm vụ mới tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vào năm 2017.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa ký Quyết định số 11/QĐ – ĐS bổ nhiệm ông Đặng Sỹ Mạnh, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư cầu hầm, Thành viên HĐTV, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/1/2020.

Như vậy, ghế Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có chủ sau hơn 1 năm bỏ trống, sau khi ông Vũ Tá Tùng nghỉ chế độ từ ngày 1/10/2018.

Năm 2019 được đánh giá là một trong những giai đoạn khó khăn nhất lịch sử ngành đường sắt, tương tự như các năm 1979, 1984. Kết thúc năm 2019, doanh thu hợp nhất toàn tổng công ty với hơn 3 vạn lao động chỉ đạt 8.191,3 tỷ đồng, tuy bằng 100% so với cùng kỳ năm nhưng chỉ đạt 97,2% so với kế hoạch.

Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, dù đã áp dụng nhiều biện pháp “quẫy đạp”, chủ động bám các chân hàng lớn; cải tiến chất lượng dịch vụ hành khách nhưng do vẫn ở trong một nền cơ sở hạ tầng thấp kém, cũ nát của ngành đường sắt tồn tại hơn 140 năm nên doanh thu cũng chỉ đạt 2.388 tỷ đồng, bằng 93,1% so với cùng kỳ, đạt 97,2% so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 13,9 tỷ đồng.

Điều đáng lo ngại là trong năm 2020, khó khăn với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được dự báo là sẽ còn gay gắt hơn. Đây là năm mà 3 dự án cải tạo hạ tầng đường sắt Thống Nhất bắt đầu triển khai với nhiều đoạn sẽ bị phong tỏa, gián đoạn khai thác trong nhiều thời điểm sẽ làm giảm năng lực thông qua, giảm tỷ lệ tàu đi đến đúng giờ, kéo dài thời gian chạy tàu.

Video liên quan

Chủ đề