Tokyo là gì

{{#displayLoginPopup}}

Cambridge Dictionary +Plus

Tìm hiểu thêm với +Plus

Đăng ký miễn phí và nhận quyền truy cập vào nội dung độc quyền:

Miễn phí các danh sách từ và bài trắc nghiệm từ Cambridge

Các công cụ để tạo các danh sách từ và bài trắc nghiệm của riêng bạn

Các danh sách từ được chia sẻ bởi cộng đồng các người yêu thích từ điển của chúng tôi

Đăng ký bây giờ hoặc Đăng nhập

Cambridge Dictionary +Plus

Tìm hiểu thêm với +Plus

Tạo các danh sách từ và câu trắc nghiệm miễn phí

Đăng ký bây giờ hoặc Đăng nhập

{{/displayLoginPopup}} {{#displayClassicSurvey}} {{/displayClassicSurvey}}

Từ trước đến giờ ai cũng nghĩ Tokyo chính là thủ đô của Nhật Bản, hiện nay nhiều thông tin có ý kiến cho rằng Nhật Bản không có thủ đô, điều này làm nhiều người tự đặt cho mình câu hỏi “liệu Tokyo có phải là thủ đô của Nhật Bản hay không?”
Tokyo: Kinh đô Tokyo từng được biết đến là Edo, và được đổi tên thành Tokyo khi nó trở thành kinh đô của vương triều thời minh trị, tấp nập nhất xứ sở Phù Tang, đây là nơi được thiên hoàng Minh Trị chọn làm thủ đô của Nhật Bản mà ngày nay trở thành một thành phố phồn vinh, hiện đại bởi các nét đẹp về văn hóa truyền thống ngày càng được nâng cao. Hiện tại đây là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch khắp thế giới. Ngoài ra Tokyo còn được mệnh danh là “thiên đường ẩm thực” của xứ sở mặt trời mọc với các món ăn đặc sản từ những món bình dân cho đến cao cấp.


Với vai trò là trung tâm dân số lớn nhất Nhật Bản và là nơi có trụ sở của những đài truyền hình lớn nhất quốc gia, ngoài việc được mệnh danh là thiên đường ẩm thực Tokyo còn là nơi phát triển trên lĩnh vực điện ảnh, trong các bối cảnh nổi tiếng.

Tokyo có phải là thủ đô của Nhật Bản hay không?

Đây vẫn là một câu hỏi không có hồi đáp vì theo nhiều nguồn tài liệu cho rằng Tokyo không phải là thủ đô chính thức của Nhật Bản? Vậy đâu mới là thủ đô chính thức của Nhật ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Theo truyền thống nơi ở của Thiên Hoàng được coi là thủ đô của đất nước. Mà từ năm 794 đến 1868 nơi ở của Thiên Hoàng được đặt tại Tokyo và sau 1868, trụ sở chính của chính phủ Nhật Bản là nơi ở của Thiên Hoàng được đặt tại Tokyo. Vào năm 1941, bộ giáo dục đã công bố quy định về việc Tokyo là thủ đô của Nhật.
Nhưng đến năm 1956 Nhật Bản ra quyết định bãi bỏ việc Tokyo là thủ đô vì theo thông lệ nơi Thiên Hoàng ở chính là thủ đô, nhưng trong quá trình lịch sử thủ đô của Nhật đã được đặt ở nhiều vị trí và địa điểm khác nhau. Ngay cả một số người Nhật Bản, chính họ cũng tự nhận rằng đất nước mình không có thủ đô.
Xem thêm: Tìm hiểu về núi Phú Sĩ ở Nhật Bản

Tokyo – “thủ đô không chính thức của Nhật”

Hiện theo hiến pháp của Nhật Bản, không hề có một quy định hay quyết định nào chính thức nói rằng Tokyo là thủ đô của Nhật. Vì thế về mặt pháp lý Tokyo không phải là thủ đô của Nhật Bản và nước Nhật thực tế không có thủ đô.
Tuy nhiên, cơ quan đầu não của chính phủ Nhật Bản, hoàng cung Nhật Bản và nơi cư ngụ của Hoàng Gia Nhật Bản đều nằm ở Tokyo nên từ rất lâu rồi mọi người vẫn coi Tokyo là thủ đô của nước Nhật.
Nếu một ai đó hỏi bạn về thủ đô của Nhật Bản, bạn lại nghiễm nhiên trả lời rằng không phải là Tokyo thì bạn đã sai một phần trong nhận định hay cũng có thể là nguồn tìm kiếm thông tin của mình. Vì có thể về mặt luật pháp Nhật Bản không có thủ đô nhưng nếu một khi đã nhắc đến Nhật Bản thì chẳng ai nghĩ đến một nơi nào khác ngoài Tokyo cả.

Danh sách thủ đô trong lịch sử

Thời kỳ Kofun

  • Karushima, Yamato (Cung điện Akira), trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Ojin
  • Naniwa, Settsu (Cung điện Takatsu), trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Nintoku
  • Ihare, Yamato (Cung điện Watasakura), trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Richū
  • Tajikhi, Kawachi (Cung điện Shibakaki), trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Hanzei
  • Asuka, Yamato (Cung điện Tohotsu), trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Ingyō
  • Isonokami, Yamato (Cung điện Anaho), trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Ankō
  • Sakurai, Nara (Cung điện Hatsuse no Asakura), 457–479, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Yūryaku
  • Sakurai, Nara (Cung điện Iware no Mikakuri), 480–484, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Seinei

  • Asuka, Yamato (Cung điện Chikatsu-Asuka-Yatsuri), 485–487, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Kenzō
  • Tenri, Nara (Cung điện Isonokami Hirotaka), 488–498, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Ninken
  • Sakurai, Nara (Cung điện Nimiki), 499–506, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Buretsu
  • Hirakata, Osaka (Cung điện Kusuba), 507–511
  • Kyōtanabe, Kyoto (Cung điện Tsutsuki), 511–518, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Keitai
  • Nagaoka-kyō (Cung điện Otokuni), 518–526, trong thời gian trị vì của Keitai
  • Sakurai, Nara (Cung điện Iware no Tamaho), 526–532, trong thời gian trị vì của Keitai
  • Kashihara, Nara (Cung điện Magari no Kanahashi), 532–535, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Ankan
  • Sakurai, Nara (Cung điện Hinokuma no Iorino), 535-539, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Senka

Thời kỳ Asuka

  • Asuka, Yamato (Cung điện Shikishima no Kanasashi), 540–571, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Kimmei
  • Kōryō, Nara (Cung điện Kudara no Ohi), 572–575
  • Sakurai, Nara (Cung điện Osata no Sakitamahoặc Osada no Miya), 572–585, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Bidatsu
  • Quận Shiki, Nara (Cung điện Iwareikebe no Namitsuki), 585–587, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Yomei
  • Quận Shiki, Nara (Cung điện Kurahashi no Shibagaki), 587–592, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Sushun
  • Asuka, Yamato (Cung điện Toyurahoặc Toyura-no-miya), 593–603, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Suiko
  • Asuka, Yamato (Cung điện Oharidahoặc Oharida-no-miya), 603–629, trong thời gian trị vì của Suiko
  • Asuka, Yamato (Cung điện Okamotohoặc Oakmoto-no-miya), 630–636, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Jomei
  • Kashihara, Nara (Cung điện Tanakahoặc Tanaka-no-miya), 636–639
  • Kōryō, Nara (Cung điện Umayasakahoặc Umayasaka-no-miya, 640
  • Kōryō, Nara (Cung điện Kudarahoặc Kudara-no-miya), 640–642
  • Asuka, Yamato (Cung điện Oharida), 642–643
  • Asuka, Yamato (Cung điện Itabukihoặc Itabuki no miya), 643–645, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Kōgyoku
  • Osaka (Cung điện Naniwa-Nagara no Toyosaki), 645–654, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Kōtoku
Osaka ngày nay
 
  • Asuka, Yamato (Cung điện Itabuki), 655–655, trong thời gian trị vì của Kōtoku
  • Asuka, Yamato (Cung điện Kawaharahoặc Kawahara-no-miya), 655–655
  • Asuka, Yamato (Cung điện Okamotohoặc Nochi no Asuka-Okamoto-no-miya), 656–660, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Saimei
  • Asakura, Fukuoka (Cung điện Asakura no Tachibana no Hironiwahoặc Asakure no Tachibana no Hironiwa-no-miya), 660–66
  • Osaka, (Cung điện Naniwa-Nagara no Toyosaki), 661–667
  • Ōtsu, Shiga (Cung điện Ōmi Ōtsuhoặc Ōmi Ōtsu-no-miya), 667–672, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Tenji và trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Kobun
Otsu ngày nay
  • Asuka, Yamato (Cung điện Kiyomiharahoặc Kiomihara-no-miya), 672–694[37], trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Temmu và trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Jito
  • Fujiwara-kyō (Cung điện Fujiwara), 694–710, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Mommu

Thời kỳ Nara

  • Heijō-kyō (Cung điện Heijō), 710–740, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Genmei, Thiên hoàng Gensho, và Thiên hoàng Shomu
  • Kuni-kyō (Cung điện Kuni), 740–744, trong thời gian trị vì của Shomu
  • Naniwa-kyō (Cung điện Naniwa), 744
  • Naniwa-kyō, Cung điện Shigaraki, 744–745
  • Heijō-kyō (Cung điện Heijō), 745–784
  • Nagaoka-kyō (Cung điện Nagaoka), 784–794, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Kammu
Mô hình cung điện Nagaoka

Thời kỳ Heian

  • Heian-kyō (Cung điện Heian), 794–1180, trong thời gian trị vì của Kammu và những vị khác
Cung điện Heian
  • Cung điện Fukuhara, 1180, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Antoku
  • Heian-kyō/Kyōto (Cung điện Heian), 1180–1868
  • Tōkyō (Kōkyo), 1868–1956

Xem thêm: Anh hùng Sakamoto Ryoma của lịch sử Nhật Bản

Chủ đề