Tòa án kinh tế tp hcm tiếng anh là gì năm 2024

Vụ án kinh tế là những tranh chấp kinh tế do một trong các bên khởi kiện ra toà án.

Hình minh họa (Nguồn: michigancriminallawyers)

Vụ án kinh tế

Khái niệm

Vụ án kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là: Economic case.

Vụ án kinh tế là những tranh chấp kinh tế do 1 trong các bên khởi kiện ra toà án để yêu cầu toà án bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cơ cấu tổ chức của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

- Ở trung ương:

Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự, toà dân sự ... có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế.

Trong Toà phúc thẩm của toà án NDTC có các thẩm phán kinh tế chuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế và giải quyết khiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo qui định của pháp luật

- Ở địa phương:

Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên trách còn ở toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có thẩm phán kinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế.

Các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự

Thể hiện:

+ Các bên tranh chấp có quyền tự định đoạt lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thích ứng. Toà án chỉ tham gia giải quyết nếu các đương sự yêu cầu;

+ Các bên có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc nơi người khác thay mặt mình mà không cần trực tiếp phải tham gia tố tụng;

+ Các bên có quyền tự hoà giải trước toà, rút đơn kiện, thay đổi nội dung khởi kiện, quyền đề xuất bổ sung chứng cứ...

- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

- Nguyên tắc toà án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh, thu nhập chứng cứ

Khi giải quyết các vụ án kinh tế, toà án chủ yếu căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi bị vi phạm mà đương sự không yêu cầu toà án giải quyết thì toà không có trách nhiệm giải quyết.

- Nguyên tắc hoà giải

Khi có tranh chấp các đương sự tự hoà giải với nhau khi không hoà giải được mới yêu cầu toà án can thiệp. Ngay cả khi đương sự yêu cầu toà án giải quyết các đương sự cũng vẫn có quyền hoà giải.

Trong quá trình giải quyết vụ án toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải để các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Chỉ khi nào toà không thể hoà giải được mới cần đưa ra phán quyết.

- Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng kịp thời

- Nguyên tắc xét xử công khai

Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của toà án. Việc xét xử các vụ án kinh tế cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Nhưng trong một số trường hợp nhất định các vụ án kinh tế có thể được xét xử kín.

Mình có đọc được bài này rất ích nên chia sẻ với các bạn nhé:

Danh từ: Nguồn gốc pháp luật

– Civil law/Roman law: Luật Pháp-Đức/luật La mã – Common law: Luật Anh-Mỹ/thông luật – Napoleonic code: Bộ luật Na pô lê ông/bộ luật dân sự Pháp – The Ten Commandments: Mười Điều Răn

Danh từ: Nguồn gốc pháp luật Anh

– Common law: Luật Anh-Mỹ – Equity: Luật công lý – Statue law: Luật do nghị viện ban hành

Danh từ: Hệ thống luật pháp và các loại luật

– Case law: Luật án lệ – Civil law: Luật dân sự/luật hộ – Criminal law: Luật hình sự – Adjective law: Luật tập tục – Substantive law: Luật hiện hành – Tort law: Luật về tổn hại – Blue laws/Sunday law: Luật xanh (luật cấm buôn bán ngày Chủ nhật) – Blue-sky law: Luật thiên thanh (luật bảo vệ nhà đầu tư) – Admiralty Law/maritime law: Luật về hàng hải – Patent law: Luật bằng sáng chế – Family law: Luật gia đình – Commercial law: Luật thương mại – Consumer law: Luật tiêu dùng – Health care law: Luật y tế/luật chăm sóc sức khỏe – Immigration law: Luật di trú – Environment law: Luật môi trường – Intellectual property law: Luật sở hữu trí tuệ – Real estate law: Luật bất động sản – International law: Luật quốc tế – Tax(ation) law: Luật thuế – Marriage and family: Luật hôn nhân và gia đình – Land law: Luật ruộng đất

Danh từ: Luật lệ và luật pháp

– Rule: Quy tắc – Regulation: Quy định – Law: Luật, luật lệ – Statute: Đạo luật – Decree: Nghị định, sắc lệnh – Ordiance: Pháp lệnh, sắc lệnh – By-law: Luật địa phương – Circular: Thông tư – Standing orders: Lệnh (trong quân đội/công an)

Danh từ: Dự luật và đạo luật

– Bill: Dự luật – Act: Đạo luật – Constitution: Hiến pháp – Code: Bộ luật

Danh từ: Ba nhánh quyền lực của nhà nước

– Executive: Bộ phận/cơ quan hành pháp – Judiciary: Bộ phận/cơ quan tư pháp – Legislature: Bộ phận/cơ quan lập pháp

Tính từ: Ba nhánh quyền lực pháp lý

– Executive: Thuộc hành pháp (tổng thống/thủ tướng) – Executive power: Quyền hành pháp – Judicial: Thuộc tòa án (tòa án) – Judicial power: Quyền tư pháp – Legislative: Thuộc lập pháp (quốc hội) – Legislative power: Quyền lập pháp

Danh từ: Hệ thống tòa án

– Court, law court, court of law: Tòa án – Civil court: Tòa dân sự – Criminal court: Tòa hình sự – Magistrates’ court: Tòa sơ thẩm – Court of appeal (Anh), Appellate court (Mỹ): Tòa án phúc thẩm/chung thẩm/thượng thẩm – County court: Tòa án quận – High court of justice: Tòa án tối cao. Suprem court (Mỹ) – Crown court: Tòa án đại hình – Court-martial: Tòa án quân sự – Court of military appeal: Tòa án thượng thẩm quân sự – Court of military review: Tòa phá án quân sự – Military court of inquiry: Tòa án điều tra quân sự – Police court: Tòa vi cảnh – Court of claims: Tòa án khiếu nại – Kangaroo court: Tòa án trò hề, phiên tòa chiếu lệ

Danh từ: Luật sư

– Lawyer: Luật sư – Legal practitioner: Người hành nghề luật – Man of the court: Người hành nghề luật – Solicitor: Luật sư tư vấn – Barrister: Luật sư tranh tụng – Advocate: Luật sư (Tô cách lan) – Attorney: Luật sư (Mỹ) – Attorney in fact: Luật sư đại diện pháp lý cho cá nhân – Attorney at law: Luật sư hành nghề – County attorney: Luật sư/ủy viên công tố hạt – District attorney: Luật sư/ủy viên công tố bang – Attorney general: 1. Luật sư/ủy viên công tố liên bang. 2. Bộ trưởng tư pháp (Mỹ) – Counsel: Luật sư – Counsel for the defence/defence counsel: Luật sư bào chữa – Counsel for the prosecution/prosecuting counsel: Luật sư bên nguyên – King’s counsel/Queen’s counsel: Luật sư được bổ nhiệm làm việc cho chính phủ

Danh từ: Chánh án và hội thẩm

– Judge: Chánh án, quan tòa – Magistrate: Thẩm phán, quan tòa – Justice of the peace: Thẩm phán hòa giải – Justice: Thẩm phán của một tòa án, quan tòa (Mỹ) – Sheriff: Quận trưởng, quận trưởng cảnh sát – Jury: Ban hội thẩm, hội thẩm đoàn – Squire: Quan tòa địa phương (Mỹ)

Danh từ: Tố tụng và biện hộ

– Lawsuit: Việc tố tụng, việc kiện cáo – (Legal/court) action: Việc kiện cáo, việc tố tụng – (Legal) proceedings: Vụ kiện – Ligitation: Vụ kiện, kiện cáo – Case: Vụ kiện – Charge: Buộc tội – Accusation: Buộc tội – Writ [rit]: Trát, lệnh – (Court) injunction: Lệnh tòa – Plea: Lời bào chữa, biện hộ – Verdict: Lời tuyên án, phán quyết – Verdict of guilty/not guilty: Tuyên án có tội/không có tội

Động từ: Tố tụng

– To bring/press/prefer a charge/charges against s.e: Đưa ra lời buộc tội ai – To bring a legal action against s.e: Kiện ai – To bring an accusation against s.e: Buộc tội ai – To bring an action against s.e: Đệ đơn kiện ai – To bring/start/take legal proceedings against s.e: Phát đơn kiện ai – To bring s.e to justice: Đưa ai ra tòa – To sue s.e for sth: Kiện ai trước pháp luật – To commit a prisoner for trial: Đưa một tội phạm ra tòa xét xử – To go to law (against s.e): Ra tòa – To take s.e to court: Kiện ai – To appear in court: hầu tòa

Tác giả: Nguyễn Phước Vĩnh Cố

Tòa án nhân dân cấp cao tại tp.hcm tiếng Anh là gì?

Ví dụ: “People's Court of District 1” (Tòa án Nhân dân Quận Nhất) hoặc “People's Court of Ho Chi Minh City” (Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, có một số tranh cãi về cách gọi các tòa cấp cao. Hiện nay, các trang điện tử của Tòa án Nhân dân Tối cao đều tự nhận mình là “Supreme People's Court”.

Bạn ăn dịch tiếng Anh là gì?

- Cả judgment và verdict có nghĩa gần giống như nhau, đều thể hiện cho 1 phán quyết, bản án nhưng chúng ta sẽ dùng verdict khi nói về những phán quyết do jury (bồi thẩm đoàn) đưa ra còn judgment khi nói về bản án cuối cùng của judge (quan tòa).

Civil Division là gì?

Toà phúc thẩm gồm có hai bộ phận: bộ phận dân sự (Civil Division) và hình sự (Criminal Division); các quan toà được gọi là pháp quan (lord - justices) và do người đứng đầu bộ phận dân sự (Master of the Rolls) lãnh đạo. Các vụ án do hội đồng gồm ba thẩm phán xem xét.

Chủ đề