Tình hình cách mạng Việt Nam sau 1954

Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

1. Tình hình cách mạng nước ta sau Hiêp định Giơnevơ

Với Hiệp định Giơnevơ, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương có Mỹ giúp đã chấm dứt.

a) Miền Bắc

-Ngày10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.

-Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ vàChủ tịch Hồ Chí Minhra mắt nhân dân thủ đô.

-Ngày 16/5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng,miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Bộ đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô

b) Miền Nam

-Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ.

-Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

- Sau Hiệp định Giơnevơ, do âm mưu của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền.

2. Nhiệm vụ:

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của cả nước do âm mưu của Mĩ - Diệm nên chưa hoàn thành.

-Miền Bắc:hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

-Miền Nam:tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

ND chính

- Do âm mưu của đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

- Trong tình hình đó, miền Bắc vừa tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vừa thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì quá độ lên CNXH. Miền Nam tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền tay sai.

Sơ đồ tư duy Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

loigiaihay.com

  • Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

    Tóm tắt mục II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

  • Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng khởi" (1954-1960)

    Tóm tắt mục III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng khởi" (1954-1960)

  • Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) - Lịch sử 12

    Tóm tắt mục IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)

  • Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

    Tóm tắt mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

  • Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 158 SGK Lịch sử 12

  • Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 12

Tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới (1954 - 1975).

Bùi Thị Trang

2017-11-21T19:04:17+08:00 2017-11-21T19:04:17+08:00 - Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954- Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kì mới /themes/cafe/images/no_image.gif

Bài Kiểm Tra //baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

Thứ ba - 21/11/2017 19:03

  • In ra

- Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954- Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kì mới

1. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước tình hình mới. Đất nước tạm thời chia cắt hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

* Miền Bắc: Sau khi tiếp quân thành phố, chặn đứng các âm mưu phá hoại của đế quốc Mĩ và tay sai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động đã khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và bước đầu phát triển văn hóa, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Miền Nam: Lợi dụng sự thất bại của Pháp, đế quốc Mĩ đã nhảy vào Miền Nam, đưa tập đoàn phản động Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, hất cẳng Pháp và tập trung tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam với ý đồ chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy, đồng bào miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai.

Trước bước ngoặt quan trọng của cách mạng, Đảng ta kịp thời đề ra đường lối chiến lược phù hợp để lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên giành thắng lợi mới. Đường lối chiến lược này được cụ thể hóa và hoàn thiện ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng.

2. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kì mới

* Miền Bắc: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm cải tạo về căn bản cơ cấu kinh tế - xã hội, xây dựng chế độ xã hội mới, nền kinh tế văn hóa và con người mới xã hội chủ nghĩa, đủ sức làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam.

* Miền Nam: Tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của bè lũ đế quốc Mĩ và tay sai để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Tuy thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhiệm vụ cách mạng của hai nước có mối quan hệ khắng khít và tác động thường xuyên lẫn nhau vì:

+ Đều thực hiện mục tiêu chung là tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

+ Đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.

+ Đều được tiến hành bằng sức mạnh của quần chúng, cách mạng đã được cố kết trong đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc và quyết tâm theo Đảng mấy chục năm qua.

- Trong mối quan hệ đó, cách mạng mỗi miền có vị trí quan trọng của mình:

+ Miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

+ Miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với việc đánh bại đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, góp phần bảo vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
Như vậy “Một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta”.

Nhận thức đúng đặc điểm này, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối: Kết hợp, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta tới thắng lợi vẻ vang.

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Mục lục

  • 1 Việt Nam Cộng hòa
    • 1.1 Thành lập
    • 1.2 Kinh tế, văn hoá, xã hội
    • 1.3 Chính trị
    • 1.4 Quân đội
    • 1.5 Thi hành chính sách chống Cộng
    • 1.6 Vấn đề sắc tộc
    • 1.7 Vấn đề tôn giáo
  • 2 Lực lượng Việt Minh ở miền Nam
    • 2.1 Bối cảnh
    • 2.2 Đấu tranh chính trị (1954-1956)
      • 2.2.1 Tổ chức biểu tình
      • 2.2.2 Kết hợp với ám sát và chia rẽ đối phương
    • 2.3 Hoạt động vũ trang dưới danh nghĩa các giáo phái
    • 2.4 Chuyển hướng đấu tranh (1956-1959)
      • 2.4.1 Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956
      • 2.4.2 Đề cương cách mạng miền Nam
      • 2.4.3 Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ
    • 2.5 Chiến tranh du kích
      • 2.5.1 Lực lượng
      • 2.5.2 Hoạt động
    • 2.6 Việt Nam Cộng hòa tăng cường đàn áp
    • 2.7 Nghị quyết 15
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích

Việt Nam Cộng hòaSửa đổi

Thành lậpSửa đổi

Theo hiệp định Genève, Quốc gia Việt Nam theo quân Pháp tập kết về miền Nam Việt Nam, quân Pháp sẽ rút dần sau hai năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành, nên Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra.[1] Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, giúp huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippin; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"[2] Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam. Tháng 1-1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho quân đội Quốc gia Việt Nam.

Tính ra, từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa 7 tỷ đôla, trong đó viện trợ quân sự là 1,5 tỷ đôla.[3] Trong những năm 1954-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla giúp trang bị cho các lực lượng thường trực Việt Nam Cộng Hòa, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam là do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.

Với sự trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ, thủ tướng vừa được bổ nhiệm Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng ổn định được tình hình. Sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 23 tháng 10 năm 1955 Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống và miền Nam (lúc đó có tên là Quốc gia Việt Nam) trở thành Việt Nam Cộng hòa với nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Quốc trưởng Bảo Đại, vì không phải là đối thủ của Ngô Đình Diệm, đã bị phế truất và phải đi lưu vong.

Kinh tế, văn hoá, xã hộiSửa đổi

Giai đoạn 1954-1959 là thời đỉnh cao của chế độ Việt Nam Cộng hoà. Với mục đích xây dựng một quốc gia phi cộng sản và đối trọng với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ những khoản tiền và hàng hóa lớn cho Việt Nam Cộng hoà. Tình hình chính trị tương đối ổn định, người cộng sản chưa phát động chiến tranh du kích, an ninh nông thôn chưa xấu đi như các giai đoạn sau này tạo điều kiện cho miền Nam Việt Nam phát triển trên mọi lĩnh vực.

Trong thời kỳ này, Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đạt được một số thành quả quan trọng: kinh tế phục hồi và phát triển nhanh, hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp được xây dựng, y tế và giáo dục phát triển, các cơ sở văn hóa được thành lập, nạn mù chữ tiếp tục bị xoá bỏ. Chính phủ giúp hơn 800.000 dân miền Bắc di cư ổn định đời sống, đời sống của dân chúng được cải thiện...

Tuy vậy, đường lối Cải cách điền địa mà Ngô Đình Diệm đề ra bị nông dân miền Nam phản đối dữ dội. Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nghèo, Ngô Đình Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Đến cuối thời Ngô Đình Diệm, 10% chủ đất đã nắm giữ 55% đất canh tác cả miền Nam. Nông dân phải trả lại đất cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất và phải nộp cho quân đội. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội của Ngô Đình Diệm bị mắng chửi là "tàn nhẫn hệt như bọn Pháp". Đất của các Giáo xứ Công giáo thì còn được Ngô Đình Diệm thiên vị, cho miễn thuế và hạn mức. Kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm.[4]

Văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Mỹ được giới thiệu rộng rãi và xâm nhập mạnh vào miền Nam. Tuy nhiên, tầng lớp trí thức, công chức miền Nam vẫn chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp nhiều hơn vì nhiều người trong số họ từng được Pháp đào tạo. Hơn nữa, Pháp có các mối liên hệ văn hoá với Việt Nam lâu năm và sâu sắc hơn Mỹ. Mặt khác, lối sống hưởng thụ kiểu Mỹ vẫn theo chân phim ảnh, vật phẩm và các cố vấn Mỹ xâm nhập vào miền Nam, dẫn tới sự nảy nở của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... dù bị Chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách hạn chế tối đa bằng luật pháp.

Chính trịSửa đổi

Tổng thống Ngô Đình Diệm, với sự trợ giúp của người em là Cố vấn Ngô Đình Nhu, đã nhanh chóng thanh lọc bộ máy cầm quyền, đưa những người trung thành với họ vào các vị trí quan trọng trước kia vẫn dành cho người Pháp. Việc loại bỏ ảnh hưởng của Pháp làm cho Ngô Đình Diệm có tiếng là người theo chủ nghĩa dân tộc.

Là tổng thống đầu tiên, Ngô Đình Diệm đã để lại nhiều dấu ấn cho chính trị của miền Nam, kể cả sau khi chết. Trong một nhà nước tập quyền như Việt Nam Cộng hoà lúc bấy giờ thì chính trị của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính cá nhân của Tổng thống. Ngô Đình Diệm, ngay trong thời kỳ sơ khởi này của chế độ, đã bộc lộ những điểm yếu mà sau đó đã bị đối thủ khai thác tối đa để dùng trong các chiến dịch phản tuyên truyền làm bất ổn chính thể của ông và, cuối cùng, đưa đến sự thất bại của chính thể đó.

Tất cả các nhà lãnh đạo của Việt Nam Cộng hoà, từ Ngô Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh sau này, không ai có được uy tín cao trong dân chúng như là những người hy sinh đấu tranh cho độc lập cho dân tộc như Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn] Trước năm 1945, họ là quan chức của Triều đình Huế hoặc chính quyền bảo hộ Pháp, sau này trở thành quan chức của Quốc gia Việt Nam. Họ xuất thân là các công chức, trí thức chịu nhiều ảnh hưởng Tây phương, xa rời với tâm lý của nông dân. Họ rất yếu trong công tác dân vận, thậm chí khi xuống địa phương gặp quần chúng họ lại nói tiếng Pháp.[cần dẫn nguồn] Ngô Đình Diệm còn thụ hưởng nghi lễ rửa chân làm Hoàng đế của người Thượng. Trong khi đó cách dân vận của những người Cộng sản thì lại hợp lý hơn: cán bộ của họ "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân, cán bộ người Kinh của họ "cà răng căng tai" cùng người Thượng.

Lực lượng chính trị của Việt Nam Cộng hoà mạnh ở các thành phố lớn và tại các vùng nông thôn mà người cộng sản không có nhiều ảnh hưởng như các vùng có đông tín đồ Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên chúa giáo...

Chính phủ Việt Nam Cộng hoà vướng vào một nghịch lý. Muốn xây dựng miền Nam thành một nền dân chủ[5][6] theo mô hình phương Tây trước hết phải ổn định chính trị, thiết lập lại trật tự xã hội, phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của Mỹ. Nhưng càng cố gắng thiết lập trật tự, dẹp bỏ các lực lượng chống đối thì họ càng bị coi là tay sai, độc tài, gia đình trị. Những người cộng sản và những thành phần chính trị hợp pháp đối lập với chính phủ Việt Nam Cộng hoà lúc đó càng có lý do để chỉ trích chính phủ và gia tăng các hoạt động chống đối của họ. Để đối phó, chính phủ Việt Nam Cộng hoà càng cứng rắn hơn nữa. Cứ như thế tình hình chính trị miền Nam ngày càng bất ổn, chính phủ Ngô Đình Diệm càng bị lên án độc tài, gia đình trị.

Quân độiSửa đổi

Việt Nam Cộng hoà cũng thành công trong việc thống nhất lại các lực lượng Quân đội Quốc gia vốn là nhiều mảnh vụn, nhiều phe cánh khác nhau khi còn là quân đội của Quốc gia Việt Nam trong thành phần quân đội Liên hiệp Pháp. Nổi bật nhất là việc Chính phủ Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng bình định các lực lượng vũ trang cát cứ của nhóm Bình Xuyên, của các giáo phái như Hòa Hảo, Cao Đài... và những người cộng sản còn lại đang ẩn mình trong các giáo phái. Phần lớn các lực lượng quân sự giáo phái, hoặc phải giải tán, hoặc chấp nhận hợp nhất với lực lượng quân đội chính phủ[7].

Quân lực Việt Nam Cộng hòa được cấp tốc trang bị và huấn luyện với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ. Quân đội này, vào thời điểm đó có trang bị vũ khí được xem là đứng đầu khu vực Đông Nam Á và vượt trội hơn Quân đội Nhân dân Việt Nam - đối thủ đang tiềm tàng ở miền Bắc của họ.[cần dẫn nguồn]

Thi hành chính sách chống CộngSửa đổi

Sau khi thực hiện Hiệp định Genève, lực lượng Việt Minh tại miền Nam (chỉ chung cho tất cả những người kháng chiến cũ) còn khoảng 100.000 người.[8] Lúc này những người cộng sản chủ trương đấu tranh chính trị đòi thực hiện Tổng tuyển cử, chống các chương trình xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm như "Cải cách điền địa", "Cải tiến nông thôn" và bảo vệ cán bộ cách mạng nhưng vẫn sẵn sàng hoạt động vũ trang bất cứ lúc nào với số vũ khí được chôn giấu từ trước. Chính phủ Việt Nam Cộng hoà lo ngại và đề phòng trước hoạt động của những người cộng sản tại miền Nam. Chính vì thế Chính phủ Việt Nam Cộng hoà tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách tàn bạo với mục tiêu kêu gọi và ép buộc những người cộng sản ly khai chủ nghĩa cộng sản đồng thời tiêu diệt những người trung thành với lý tưởng của họ. Những biện pháp cứng rắn nhất được áp dụng, ví dụ ngày 16-8-1954, quân Việt Nam Cộng hoà đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, bắn chết 8 người và 162 người bị thương.[9]

Từ tháng 5-1955 đến tháng 5-1956, Ngô Đình Diệm phát động "chiến dịch tố cộng" giai đoạn 1 trên quy mô toàn miền Nam; tháng 6-1955, mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu càn quét những khu từng là căn cứ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh. Tháng 8-1956, Đảng Cần lao Nhân vị của Ngô Đình Diệm tiến hành thực hiện "Tố cộng - diệt cộng" giai đoạn hai với khẩu hiệu: "Tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù để thực hiện dân chủ nhân vị quốc gia".[9]

Hành động của chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử: Việt Minh vừa thắng trong chiến tranh Chiến tranh Đông Dương. Bằng cách này chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã làm biến dạng mô hình xã hội truyền thống và đẩy những người kháng chiến chống Pháp trước đây ra rừng lập chiến khu. Đồng thời đây là cơ hội rất tốt cho những người Cộng sản tuyên truyền coi chính quyền Việt Nam Cộng hoà là "tay sai đế quốc".

Sau 3-4 năm đỉnh cao, bắt đầu từ năm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng hoà bắt đầu phải đối phó với những khó khăn chính trị, quân sự ngày càng khó giải quyết, nhất là khi những người cộng sản gia tăng các hoạt động phản công của họ.

Ngày 23-3-1959 Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam "trong tình trạng chiến tranh". Tháng 4-1959, chính quyền Ngô Đình Diệm thông qua đạo luật 91, được ban hành ngày 6-5-1959 mang tên "Luật 10-59" về việc thành lập các toà án quân sự đặc biệt để xử những người cộng sản. Theo luật 10-59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: tử hình hoặc lao động khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án; dụng cụ tử hình có cả máy chém. Từ 25-4 đến ngày 10-5, Việt Nam Cộng hoà phát động chiến dịch "Đồng tâm diệt Cộng", tổ chức càn lớn khắp miền Nam.

Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì "Trong những năm 1954 - 1959, ở miền Nam đã có 466.000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400.000 người bị đưa đi đày và 68.000 người bị giết."[10]

Vấn đề sắc tộcSửa đổi

Một bộ phận dân tộc miền núi cũng không ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Theo nhận định của đảng cộng sản: "Ảnh hưởng của chúng ngay cả trong từng lớp trên người Thượng còn kém hơn Pháp trước đây nhiều"[11]

Vấn đề tôn giáoSửa đổi

Các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài không phải chỗ dựa chính chính quyền Việt Nam Cộng hòa, khá đông lựa chọn thái độ trung lập. Theo nhận định của Đảng cộng sản về Công giáo: "Trước hoà bình tổng số đồng bào Công giáo chỉ khoảng 324.630, nay cộng thêm vào số đồng bào miền Bắc di cư vào có khoảng 711.714 (theo tài liệu của báo chí miền Nam). Mấy năm qua Mỹ - Diệm cố gắng phát triển Công giáo để làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đạt được một số kết quả ở vài nơi ở Liên khu V; trong những vùng bị khủng bố nặng nề, có nhiều người vào Công giáo để tránh khủng bố; ở Nam Bộ cũng làm như thế, nhưng Công giáo không phát triển nổi. Số Công giáo người miền Nam, nhất là ở Nam Bộ, trước đây đoàn kết tốt với đồng bào lương và tham gia kháng chiến, đến nay nói chung quan hệ tốt đó vẫn được duy trì. Những cha cố Công giáo di cư vào không lôi kéo được họ. Công giáo di cư khi mới vào nói chung đều ủng hộ Diệm, tích cực chống ta".[12]. Các tín đồ tôn giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, Phật giáo, v.v.), đại đa số là nông dân, đều có mâu thuẫn với chính quyền Mỹ - Diệm về quyền lợi dân tộc, quyền lợi tôn giáo và quyền lợi giai cấp. Ngay cả trong Công giáo, cũng có bộ phận theo Diệm và có bộ phận chống Diệm.[13]

Tổng thống Ngô Đình Diệm có lực lượng chính trị hậu thuẫn mạnh ở thành thị là lực lượng Công giáo, chủ yếu là các giáo dân di cư từ miền Bắc. Tuy nhiên Công giáo là tôn giáo mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, số tín đồ Công giáo ít hơn nhiều so với các tôn giáo khác đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu đời. Tổng thống Ngô Đình Diệm là người Công giáo, lại bố trí nhiều nhân vật Công giáo vào chính phủ[cần dẫn nguồn] nên ông bị kết tội thiên vị tôn giáo của mình. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, sau khi các cuộc đàm phán đều không mang lại hiệu quả[cần dẫn nguồn], Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chọn giải pháp vũ lực để giải quyết khủng hoảng nên tự làm mất sự ủng hộ cả trong và ngoài nước, và gây ra những xáo trộn rất lớn cho chính trường và xã hội. Cũng chính điều này làm khởi phát cuộc đảo chính của Quân lực Việt Nam Cộng hoà chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963.

Hoa Kỳ lúc đó là đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam Cộng hoà. Thiếu sự viện trợ của Hoa Kỳ thì Việt Nam Cộng hoà không thể có nguồn lực để xây dựng bộ máy hành chính và quân đội. Quyền lợi toàn cầu của Hoa Kỳ đòi hỏi họ phải ủng hộ một miền Nam Việt Nam "phi cộng sản, theo chủ nghĩa dân tộc" và có thể đối đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Khi các rối loạn xảy ra, tình hình Việt Nam Cộng hoà xấu đi thì tất yếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Ngô Đình Diệm cũng sẽ xấu đi.

Mục lục

  • 1 Chính trị
  • 2 Kinh tế - xã hội
    • 2.1 Nông nghiệp
    • 2.2 Khai khoáng
    • 2.3 Công nghiệp
    • 2.4 Giao thông
    • 2.5 Thương mại
    • 2.6 Y tế, giáo dục
  • 3 Quân đội
    • 3.1 Tổ chức lại về mặt chính trị
    • 3.2 Chính quy hoá
    • 3.3 Hiện đại hoá
  • 4 Chuẩn bị chiến tranh
  • 5 Ngoại giao
  • 6 Viện trợ nước ngoài
  • 7 Chú thích
  • 8 Xem thêm
  • 9 Liên kết ngoài

Video liên quan

Chủ đề