Tìm từ đồng nghĩa trong bài Bánh trôi nước

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Đóng vai Thạch Sanh kể lại câu chuyện (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Đóng vai mẹ Thánh Gióng kể lại câu chuyện (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Đóng vai Thánh Gióng kể lại câu chuyện (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Viết bài văn kể về một chuyến đi đáng nhớ (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn năm mặc đầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Tìm cặp từ trái nghĩa trong bài Bánh trôi nước

Cho biết tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

B1: a, tìm từ đồng nghĩa trong đoạn trích sauvaf cho biết tác dụng: ... Sài Gòn vẫn trẻ... Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà trên đà thay da, đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng, giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.

b, phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài " Bánh trôi nước" của HX Hương. Chú ý có sử dụng từ đồng nghĩa

Bài 1a) Từ đồng nghĩa: trẻ, nõn nà, thay da đổi thịt, ngọc ngà Tác dụng: cách diễn đạt gợi cảm làm nổi bật hình ảnh của một Sài Gòn trẻ trung, tươi mới, tràn đầy sức sống, năng động



[FONT=&quot] Có những bài thơ ta đọc rồi thoảng qua như một cơn gió. Nhưng bài thơ gây nhiều cảm xúc, lắng đọng trong tâm hồn tôi mãi đó là bài thơ Bánh trôi nước do nữ thi sĩ nổi tiếng Hồ Xuân Hương sáng tác. Bài thơ cho ta thấy người phụ nữ xưa dù ở xã hội phong kiến nam quyền vẫn giữ được phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.[/FONT]
[FONT=&quot]Bài thơ Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Dù bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn câu, mỗi câu bảy chữ thôi thế nhưng trong đó chứa đựng nhiều nội dung, ý nghĩa. Thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác có cái hay là vốn đa tầng đa nghĩa. Bài thơ Bánh trôi nước ngoài nghĩa thực còn có nghĩa bóng sâu xa hơn.[/FONT]

[FONT=&quot]Nghĩa thực của bài thơ miêu tả cái bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh rất quen thuộc, bình dị đối với đời sống của dân Việt Nam ta. Bánh trôi nước có hình tròn, màu trắng, bên trong có nhân là đường phèn hoặc nhân đậu xanh. Nó có đẹp, vuông vức hay không tùy thuộc vào tay người nặn. Nếu người nào có bàn tay khéo léo thì chiếc bánh sẽ tròn trịa, đẹp đẽ. Nếu bàn tay vụng về sẽ làm ra chiếc bánh xấu xí, rắn nát. Nhưng dù có như thế nào thì nhân bên trong của chiếc bánh vẫn không bao giờ thay đổi. Đó là nghĩa thực. Còn nghĩa bóng sâu xa hơn khi ta đọc câu thơ thứ nhất. Hình ảnh một cô thiếu nữ có thân hình tròn trịa, cân đối. Họ không chỉ đẹp từ hình dáng bên ngoài mà còn đẹp đến cả phẩm chất bên trong. Họ đã tự miêu tả mình có hình dáng đẹp bằng giọng điệu tự hào, mãn nguyện. Với phẩm chất như vậy, chúng ta nghĩ rằng cô ấy sẽ có một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc với gia đình. Thế nhưng không ngờ khi đọc câu thơ thứ hai, tôi đã sững sờ, ngạc nhiên về cuộc đời của họ: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Tác giả đã sử dụng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” rất hay, diễn tả thân phận của người phụ nữ lao đao lận đận, vất vả cực khổ. Tại sao họ lại có cuộc sống cơ cực như vậy? Bởi vì xã hội họ đang sống là xã hội Phong kiến Nam quyền, sống lệ thuộc vào nam giới. Lúc này, họ nói bằng giọng điệu than vãn, oán trách nhưng không chỉ cụ thể một người mà nói cả xã hội phong kiến thời xưa. Thân phận người phụ nữ gợi cho tôi nhớ đến câu ca dao: Thân em như trái bần trôi Gió dập song dồi biết tấp vào đâu?

Họ như một cánh bèo, trôi dạt giữa dòng nước mênh mông mà không thấy bờ, không có quyền quyết định cuộc sống cho riêng mình.

[/FONT]
[FONT=&quot] Khi đọc câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
[/FONT]
[FONT=&quot] Tôi nhận thấy cuộc đời người phụ nữ giống như chiếc bánh trôi nước trong tay người làm bánh. Có một diều khiến cho tôi vô cùng khâm phục đó là dù cho cuộc đời của họ có bị vùi dập bởi xã hội phong kiến nam quyền nhưng giọng điệu của họ vẫn bất chấp, thách thức, đó là điều rất đáng khâm phục. “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Tấm lòng son là nhân bên trong của bánh. Cái bánh ấy dù rắn hay nát thì nhân vẫn giữ mùi vị ngọt ngào, thơm ngon, tinh khiết thì người phụ nữ Việt Nam ở xã hội xưa cũng như vậy. Ở xã hội ấy, muốn được sung sướng thì người phụ nữ chỉ còn cách đổi phận làm trai. Chính nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng đã từng mơ ước như vậy:[/FONT]
[FONT=&quot]Ví đây đổi phận làm trai được[/FONT]
[FONT=&quot]Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.[/FONT]
[FONT=&quot]Cám ơn nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại bài thơ hay cho tôi được thưởng thức. giúp cho tôi biết và thương cảm cho cuộc đời người phụ nhữ ở xã hội xưa. Tôi lại càng biết ơn Đảng và Bác Hồ đã vững lái con thuyền cách mạng đến bến bờ độc lập, mang đến niềm hạnh phúc, sự tự do được quyết định cuộc sống riêng mình cho người phụ nữ .[/FONT]

Chúc bạn học tốt !

Bài 1: Các từ ngữ đồng nghĩa: trẻ - tơ; nõn nà - thay da đổi thịt - ngọc ngà => trách dùng những từ ngữ gây lặp từ, tăng sức hấp dẫn cho đoạn văn. Bài 2: Đọc xong bài "Bánh trôi nước" của HXH, em cảm thấy thương cảm cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ thời phong kiến, họ bị hắt hủi, vùi dập, bị đối xử tàn nhẫn, nhưng cũng phải cắn răng chịu cảnh "trong nhờ, đục chịu"...

Video liên quan

Chủ đề