Tiểu luận về văn hóa giao tiếp của hàn quốc năm 2024

  • 1. GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ LÊ HẢI YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THOA VĂN HÓA TỚI VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học HÀ NỘI - 2015
  • 2. GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ LÊ HẢI YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THOA VĂN HÓA TỚI VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Tuấn Anh HÀ NỘI - 2015
  • 3. hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lưu Tuấn Anh - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Đông Phương trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa học. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu… Hà Nội, tháng 1 năm 2015 Tác giả Lê Hải Yến
  • 4. BẢNG BIỂU.............................................................................................................. 1 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 2 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 10 6. Đóng góp của luận văn............................................................................................................. 10 7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................... 11 Chương 1:......................................................................................................................................... 12 CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................................................. 12 1.1. Quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ....................................................................................... 12 1.2. Vai trò của tìm hiểu văn hóa trong học ngoại ngữ................................................................ 16 1.3. Giao thoa văn hóa và giao tiếp.............................................................................................. 19 1.3.1. Khái niệm giao thoa văn hóa.......................................................................................... 19 1.3.2. Khái niệm năng lực giao tiếp ......................................................................................... 20 1.3.3. Quan hệ giữa giao thoa văn hóa và giao tiếp ................................................................. 22 Chương 2:......................................................................................................................................... 26 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI HÀN................................................................................................................................................. 26 2.1. Một vài đặc trưng tiêu biểu về văn hóa Hàn Quốc................................................................ 26 2.1.1. Văn hóa gốc nông nghiệp............................................................................................... 26 2.1.2. Trải qua nhiều chiến tranh.............................................................................................. 27 2.1.3. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo........................................................................................ 31 2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn...................... 33 2.2.1. Chủ nghĩa tập thể ........................................................................................................... 34 2.2.2. Chủ nghĩa gián tiếp ........................................................................................................ 35 2.2.3. Coi trọng tình cảm.......................................................................................................... 37 2.2.4. Tính tiết kiệm................................................................................................................. 40 2.2.5. Coi trọng quá trình ......................................................................................................... 44 2.2.6. Coi trọng thứ bậc, trên dưới........................................................................................... 45 2.2.7. Coi trọng hình thức ........................................................................................................ 49 2.2.8. Phân biệt giới ................................................................................................................. 51
  • 5. HƯỞNG CỦA GIAO THOA VĂN HÓA TỚI VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC ......................................................................................... 53 3.1. Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt............................ 53 3.1.1. “Tôi” hay “chúng tôi”?................................................................................................... 53 3.1.2. “Rào trước đón sau”....................................................................................................... 55 3.1.3. Kết thân qua chào hỏi..................................................................................................... 56 3.1.4. Linh hoạt trong sử dụng phó từ chỉ mức độ................................................................... 58 3.1.5. Rút gọn hay mở rộng...................................................................................................... 59 3.1.6. Lược bỏ chủ ngữ không phải là nói trống không ........................................................... 60 3.1.7. Tỉ mỉ, chi tiết và xuề xòa, đại khái................................................................................. 62 3.1.8. Thứ bậc tuyệt đối và tương đối ...................................................................................... 74 3.1.9. Xưng hô trong tập thể .................................................................................................... 79 3.1.10. Thuần Hàn hay Hán Hàn.............................................................................................. 80 3.1.11. Phân biệt giới trong xưng hô........................................................................................ 81 3.2. Phương án khắc phục............................................................................................................ 82 3.2.1. Hiện trạng giảng dạy văn hóa Hàn Quốc trong giáo dục tiếng Hàn ở Việt Nam........... 83 3.2.2. Phương án khắc phục ..................................................................................................... 87 PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 91 Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 92
  • 6. BIỂU Bảng 1: Cách nói “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” cơ bản trong tiếng Hàn..................................... 23 Bảng 2: Cách nói “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” mở rộng trong tiếng Hàn.................................. 23 Bảng 3: 7 mốc quan trọng trong lịch sử của Hàn Quốc ................................................................... 28 Bảng 4: Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn................... 33 Bảng 5: Ví dụ về hiện tượng rụng âm và rút gọn âm trong tiếng Hàn............................................. 41 Bảng 6: Ví dụ hiện tượng gọi tắt trong tiếng Hàn............................................................................ 43 Bảng 7: Cách xưng hô theo quan hệ thân tộc phân theo mức độ kính ngữ trong tiếng Hàn............ 46 Bảng 8: Ví dụ về từ mang ý nghĩa kính ngữ trong tiếng Hàn .......................................................... 48 Bảng 9: Phân biệt “우리” và “제” ................................................................................................... 54 Bảng 10: Một số câu chào hỏi trong giao tiếp tiếng Hàn................................................................. 57 Bảng 11: Phân loại cấu trúc ngữ pháp dựa trên quan hệ câu ........................................................... 63 Bảng 12: Phân loại cấu trúc ngữ pháp dựa trên biểu hiện................................................................ 64 Bảng 13: Phân biệt các cấu trúc chỉ nguyên nhân – kết quả trong tiếng Hàn .................................. 66 Bảng 14: Phân biệt các cấu trúc chỉ quan hệ nhượng bộ trong tiếng Hàn........................................ 68 Bảng 15: Phân biệt các biểu hiện phỏng đoán trong tiếng Hàn ....................................................... 69 Bảng 16: Phân biệt các biểu hiện chỉ hành động diễn ra theo trình tự thời gian.............................. 70 Bảng 17: Phân biệt các biểu hiện chỉ trạng thái hành động ............................................................. 70 Bảng 18: Phân biệt các biểu hiện cảm thán...................................................................................... 71 Bảng 19: Phân biệt các biểu hiện hồi tưởng..................................................................................... 72 Bảng 20: Phân biệt các biểu hiện diễn tả sự thay đổi sau quá trình................................................. 72 Bảng 21: Phân biệt các biểu hiện diễn tả hành động lặp đi lặp lại................................................... 72 Bảng 22: Phân biệt các biểu hiện chỉ mục đích................................................................................ 73 Bảng 23: Phân biệt các biểu hiện chỉ điều kiện, giả định – hệ quả.................................................. 74 Bảng 24: Sự khác biệt giữa kính ngữ chủ thể và kính ngữ khách thể với các thể kính ngữ của 3 động từ “주다”, “데리다”, “묻다”.................................................................................................. 78 Bảng 25: Ví dụ các cặp từ thuần Hàn – Hán Hàn ............................................................................ 81 Bảng 26: Một số cách xưng hô xác lập trên sự phân biệt giới trong tiếng Hàn ............................... 82 Bảng 27: Góc văn hóa trong Giáo trình tiếng Hàn Kyunghee (Quyển Trung cấp 1, 2)................. 844 Bảng 28: Góc văn hóa trong Giáo trình Vui học tiếng Hàn Koryeo (Quyển 1,2)............................ 85 Bảng 29: Đề xuất nội dung góc văn hóa dạy song song với thực hành tiếng................................... 87
  • 7. Lý do chọn đề tài Trong chương trình “Ngôi sao Việt” năm 2014 được tổ chức tại Việt Nam, khán giả xem truyền hình hẳn đã được làm quen với các vị giám khảo đến từ Hàn Quốc. Mỗi khi giám khảo nhận xét bằng tiếng bản địa, luôn có một phiên dịch viên người Việt dịch lại. Nếu là người biết tiếng Hàn xem chương trình, sẽ thấy một câu những vị giám khảo đến từ Hàn Quốc này thường xuyên sử dụng để mở đầu lời nhận xét “잘 들었어요” hoặc “잘 봤어요” và được phiên dịch viên dịch lại là “cảm ơn phần trình diễn của bạn”. Thật ra, trong từ điển Hàn-Anh naver, từ “잘” được chuyển sang các nghĩa là “well, skillfully, carefully, closely, attentively, properly, fully, thoroughly, often, frequently, easily”, còn “들었어요” nghĩa là “đã nghe”, “봤어요” nghĩa là “đã xem”, như vậy nếu dịch theo từng từ một sẽ là “tôi đã nghe kỹ”, “tôi đã xem kỹ”. Nhưng người Việt thường không nói như vậy trong tình huống này, còn người Hàn thì dùng “잘” với nhiều ngữ dụng khác nhau, bên cạnh nghĩa là khen tốt, hay, đẹp, thì họ còn dùng để không làm phật ý đối phương khi nhận từ đối phương cái gì (ví dụ khi mượn bút và trả lại “잘 썼어요” (tôi đã dùng tốt), khi được mời ăn “잘 먹었어요” (tôi đã ăn ngon, ăn no), nên cách dịch “cảm ơn phần trình diễn của bạn” ở đây có thể coi là hợp lý. Cách dịch như vậy sẽ thể hiện thái độ trung lập, không làm người nghe tưởng rằng phần trình diễn của mình được đánh giá xuất sắc, và cũng không làm phật ý người nghe. Nhiều bạn học sinh học tiếng Hàn giai đoạn đầu thường gặp lúng túng trong các tình huống dịch như trên vì trong tiếng Hàn có từ cảm ơn khác là “고마워요”. Nếu không phải đã được tiếp xúc nhiều và hiểu về văn hóa giao tiếp của Hàn Quốc, chắc hẳn người bạn phiên dịch viên cũng khó tìm được cách dịch hợp lý như vậy. Trên đây là một ví dụ
  • 8. tầm quan trọng của văn hóa trong học ngoại ngữ, đặc biệt là văn hóa giao tiếp. Để đưa ra được cách diễn đạt vừa tự nhiên, vừa đúng ngữ pháp, bên cạnh kiến thức về ngoại ngữ, người học còn cần phải trau dồi kiến thức về văn hóa. Như chúng ta đã biết, trong lịch sử, Việt Nam và Hàn Quốc cùng thuộc châu Á và chịu ảnh hưởng của Trung Hoa nên văn hóa có nhiều điểm tương đồng, nhưng không vì thế mà ít khác biệt, cụ thể là khác biệt về ngôn ngữ. Đành rằng khác biệt về loại hình ngôn ngữ là điều hiển nhiên, song điều chúng tôi muốn bàn tới ở đây là những lối ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp. Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992), Việt Nam và Hàn Quốc đã diễn ra nhiều hoạt động giao lưu toàn diện từ kinh tế, chính trị, cho đến văn hóa, giáo dục. Việc thành lập Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, cũng là đầu tiên ở Đông Nam Á năm 2006, ra đời ngày càng nhiều các cơ sở giáo dục đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học1 , số dự án cũng như quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng2 , tổng số du học sinh Việt Nam sang Hàn Quốc học tập tăng hàng năm (Theo số liệu thống kê của Bộ kỹ thuật khoa học giáo dục Hàn Quốc năm 2012, tổng số du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc là 2447) 3 đã minh chứng mạnh mẽ cho điều này. Trong những nhân tố thúc đẩy cho quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, không thể không kể đến các thế hệ bạn trẻ đang theo học tiếng Hàn tại Việt Nam. Bằng vốn tiếng Hàn của mình, họ đã tham gia các hoạt động giao lưu Việt – Hàn giúp quảng bá văn hóa Hàn Quốc tới Việt Nam (như thi viết về Hàn Quốc, thi nói tiếng Hàn, thi ảnh v.v…), trở thành phiên dịch viên cho các doanh nghiệp, tổ chức Hàn Quốc, v.v... Các khoa, bộ 1 PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, “Bộ môn Hàn Quốc học Trường ĐHKHXH-NV- ĐHQG TP.Hồ Chí Minh từ năm 2010: Bối cảnh mới, phương hướng mới và những thành tựu mới” Việt Nam có 15 trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học 2 Theo tin của Bộ Kế hoạch và đầu tư Cục đầu tư nước ngoài trên trang web của bộ, tính đến tháng 4 năm 2014, Hàn Quốc đã có 3736 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 30,77 tỷ USD 3 http://www.korea.info.vn/2014/03/cong-dong-du-hoc-sinh-viet-nam-dang-hoc-tap-tai-han-quoc.html
  • 9. tiếng Hàn và Hàn Quốc học đang dần khẳng định mình trên con đường cạnh tranh với các thứ tiếng khác. Kỳ tuyển sinh đại học năm 2014, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội có số điểm tuyển đầu vào lần đầu tiên sau 20 năm thành lập cao nhất trường (30,5) vượt qua các Khoa đào tạo tiếng Anh và tiếng Nhật. Đáp ứng xu thế này, cần phải dành nhiều quan tâm hơn nữa cho việc nghiên cứu làm thế nào để dạy và học tiếng Hàn cho hiệu quả. Trước thực tế hoạt động giao lưu hợp tác trên mọi phương diện diễn ra sôi nổi và rộng rãi khắp toàn cầu, ngoại ngữ trở thành phương tiện chính kết nối những người dân đến từ những đất nước có nền văn hóa khác nhau. Cũng từ đó, việc giáo dục văn hóa quốc tế đã và đang ngày càng được chú trọng hơn. Và ngày nay đã xuất hiện xu hướng chung là để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, người học không nên chỉ dừng lại ở việc học thuộc nghĩa từ và cấu trúc ngữ pháp, mà còn phải học văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp. Tiếng Hàn cũng là một ngoại ngữ, nên việc dạy và học tiếng Hàn không nằm ngoài trường hợp này. Trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều hoạt động giao lưu diễn ra, hai nền văn hóa thuộc Đông Nam Á và Đông Bắc Á gặp nhau và tạo ra hiện tượng giao thoa văn hóa. Vậy giao thoa văn hóa Việt – Hàn có ảnh hưởng như thế nào tới việc học tiếng Hàn của người Việt, sẽ là những vấn đề chính được nghiên cứu trong đề tài này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Luận văn tiếng Hàn của học giả người Việt, lấy đối tượng là người Việt học tiếng Hàn: chủ yếu là các luận văn do các tác giả Việt Nam viết tại Hàn Quốc, nghiên cứu về các vấn đề ngữ pháp tiếng Hàn (Lã Thị Thanh Mai (2005), Nghiêm Thị Thu Hương (2006), Hà Thị Thu Thủy (2011), Nguyễn
  • 10. và chưa đề cập đến yếu tố văn hóa trong việc học tiếng Hàn của người Việt. Luận văn tiếng Hàn của học giả người Hàn: nhìn chung các tác giả đều đề cập đến việc dùng văn hóa như một công cụ để tăng hiệu quả việc học ngoại ngữ như Min Hyun Sik (1996), Kim Jeong Sook (1997), Jo Hang Nok (1998) (2000) (2001), Han Sang Mi (1999), Yoon Yeo Thak (2000), Seong Ki Cheol (2001), Park Yeong Soon (2002), Lee Mi Hye (2004). Đối tượng văn hóa được đem so sánh đối chiếu với văn hóa Hàn Quốc phần lớn là văn hóa Mỹ qua nghiên cứu của Park Chae Yeong (2002), Park Hee Eun (2007) . Bên cạnh văn hóa giao tiếp, đất nước, lịch sử, con người Hàn Quốc cũng được đưa vào nội dung giảng dạy văn hóa. Có nhiều nghiên cứu hướng tới soạn giáo trình văn hóa như thế nào cho phù hợp và hỗ trợ được việc học tiếng Hàn như nghiên cứu của Jo Eun Hee (2003), Park Hye Jeong (2008), Kim Hae Yeong (2008), Lee Jong Sook (2008) . Nội dung văn hóa được lựa chọn trong giáo dục ngoại ngữ đa dạng liên quan đến phong tục ăn, mặc, ở, các ngày lễ tết quan trọng, các sự kiện lịch sử quan trọng, đặc điểm chính trị cơ bản cho tới tục ngữ, thành ngữ, v.v… + 한국어 숙달도 배양을 위한 한국문화 교육방안 (Đề xuất giảng dạy văn hóa Hàn Quốc nhằm trau dồi khả năng thành thạo tiếng Hàn) của Kim Jeong Suk (1997) đưa ra nội dung, phương hướng và trình tự giảng dạy văn hóa song song cùng dạy tiếng Hàn. Tác giả cho rằng việc dạy văn hóa trong học ngoại ngữ không phải đơn phương chỉ tìm hiểu về văn hóa của ngôn ngữ đích, mà phải là quá trình biện chứng quan sát và phân tích cả văn hóa của ngôn ngữ đích và văn hóa của tiếng mẹ đẻ. Bốn phương hướng giảng dạy văn hóa được đặt ra là (1) dạy văn hóa theo giai đoạn, (2) tiến hành mô hình giờ học tích hợp ngôn ngữ và văn hóa, (3) dạy văn hóa từ trình độ sơ cấp, (4) sử dụng đa dạng nguồn tài liệu âm thanh,
  • 11. v.v… nhằm cung cấp thông tin một cách khách quan. Trình tự giảng dạy văn hóa được tác giả mô tả lần lượt theo trình tự quyết định chủ đề, giải thích hiện tượng văn hóa, thảo luận về văn hóa của ngôn ngữ đích, chuyển sang phần dạy ngôn ngữ và vận dụng, kiểm tra sự thay đổi nhận thức, kiểm tra mức độ thành thạo về ngôn ngữ • văn hóa. + 한국어 능력 향상을 위한 문화교육 방안 연구 (Nghiên cứu phương pháp giảng dạy văn hóa để nâng cao năng lực tiếng Hàn) của Kim Bo Yeong (2008) đã đưa ra 2 phương án giảng dạy văn hóa hiệu quả để nâng cao năng lực tiếng Hàn, đó là (1) phương án giảng dạy lấy người dạy làm trung tâm (bao gồm (a) kể chuyện văn hóa, (b) dạy văn hóa qua tục ngữ, quán ngữ, (c) dạy văn hóa qua văn học, (d) dạy văn hóa qua truyền thuyết), (2) phương án giảng dạy lấy người học làm trung tâm (bao gồm các hoạt động (a) diễn kịch, (b) trải nghiệm văn hóa, (c) phỏng vấn, (d) kể truyện). + 한국어 교육과 문화 교육 (Giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc) của Seong Gi Cheol (2001) đã phân loại các hình thức giảng dạy văn hóa làm hai loại chính là (1) dạy kết hợp với ngôn ngữ, (2) dạy tách rời với ngôn ngữ. Loại hình (1) được chia thành 2 loại nhỏ là (a) kết hợp hoàn toàn (tài liệu ngôn ngữ có nội dung hoàn toàn về văn hóa), (b) kết hợp bộ phận (trong tài liệu ngôn ngữ có chứa các yếu tố văn hóa). Loại hình (2) cũng được chia thành 2 loại hình nhỏ hơn là (a) tổ chức giờ học văn hóa riêng, (b) tổ chức hoạt động trải nghiệm văn hóa. + 영어권 한국어 학습자를 위한 문화 학습 방안 연구 (Nghiên cứu phương án học văn hóa cho những người nước nói tiếng Anh học tiếng Hàn) của Park Hee Eun (2007) đã so sánh văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Mĩ qua các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó, tác giả đưa ra những nét khác biệt
  • 12. giao tiếp và văn hóa ứng xử của người Hàn và người Mĩ. Đây là ví dụ điển hình về nghiên cứu đưa yếu tố giao văn hóa vào giảng dạy tiếng Hàn. đề cập đến quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, quan hệ giữa văn hóa và giao tiếp. Như vậy phần lớn các nghiên cứu tại Hàn Quốc liên quan đến đề tài này đều thống nhất ở điểm văn hóa là yếu tố quan trọng nếu muốn trau dồi một khả năng ngoại ngữ tốt, và đưa ra các giải pháp đa dạng để vận dụng văn hóa vào nâng cao năng lực ngoại ngữ như chọn lọc nội dung văn hóa đưa vào giảng dạy, hoàn thiện, sửa đổi giáo trình, dạy văn hóa kèm vào giờ học ngoại ngữ. Tuy nhiên nội dung văn hóa được đưa ra mới chỉ mang tính chất giới thiệu chứ chưa liên đới so sánh với ngôn ngữ của quốc gia đó, hoặc các ví dụ đưa ra thường bị trùng lặp, và mới chỉ nhìn nhận văn hóa từ một chiều. Với các nghiên cứu đối chiếu với văn hóa Mỹ, các ví dụ minh họa cho sự khác biệt về văn hóa chưa phong phú và đa dạng. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đề cập đến giao thoa văn hóa, nhưng các nghiên cứu đều dừng lại ở mức độ ảnh hưởng của giao thoa văn hóa đến tâm lý người tham gia giao tiếp do những khác biệt về văn hóa ở góc độ lý thuyết chung. Lê Viết Dũng với bài viết “Giao thoa văn hóa trong dạy-học ngoại ngữ: về một vài thói quen trong giao tiếp của người Việt ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ” (2009) nhấn mạnh rằng người dạy ngoại ngữ cần nắm được những thói quen ngôn ngữ đặc trưng của người Việt và quốc gia sử dụng ngoại ngữ đang theo học để giúp người học vượt qua những trở ngại về tâm lý. Lê Viết Dũng cho rằng thói quen quan trọng nhất trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt là sự phân biệt ứng xử với thành viên trong cùng nhóm và ứng xử với người ngoài nhóm.
  • 13. hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ” đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 24 (2008), tác giả Nguyễn Quang đã đưa ra sơ đồ mô phỏng quá trình dẫn đến xung đột văn hóa, trong đó giao thoa văn hóa chính là chất xúc tác trung gian để quá trình này xảy ra. Tác giả cho rằng khởi đầu của quá trình này là các tiền niệm của đối tác, khi tham gia giao tiếp, những tiền niệm này khiến người tham gia giao tiếp có cách diễn giải sai lệch, dẫn đến hiểu sai lệch, làm xảy ra sốc văn hóa. Như vậy tại Việt Nam, tuy đã có bài viết đề cập đến vai trò quan trọng của giao thoa văn hóa trong học ngoại ngữ nhưng vẫn còn mang đậm tính lý thuyết và chưa đi vào các ngôn ngữ cụ thể. Vì vậy, là giáo viên dạy tiếng Hàn, người viết có hướng triển khai chỉ ra giao thoa văn hóa trong việc học tiếng Hàn của người Việt dựa trên việc liên hệ giữa văn hóa Hàn Quốc với văn hóa Việt Nam, hoạt động giao tiếp của người Hàn với người Việt, từ đó chỉ ra những mặt tiêu cực và tích cực của quá trình giao thoa văn hóa và đưa ra biện pháp khắc phục. 3. Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào tổng hợp các đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc, từ đó tìm ra sự phản chiếu của văn hóa trong hoạt động giao tiếp của người Hàn. Đây sẽ là căn cứ để liên hệ với hoạt động giao tiếp của người Việt, nhằm hướng tới mục đích sau cùng là tìm ra điểm thuận lợi và khó khăn của người Việt khi học tiếng Hàn. Cố gắng giải quyết được vấn đề này, sẽ giúp cho cả người dạy và người học tiếng Hàn tìm ra được biện pháp khắc phục hợp lý và hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ giúp cho những người quan tâm đến tiếng Hàn có thể hiểu hơn về văn hóa Hàn Quốc cũng như tiếng Hàn, để học tiếng Hàn hiệu quả hơn.
  • 14. và phạm vi nghiên cứu Trong quá trình giảng dạy tiếng Hàn, người viết nhận thấy rằng người học thường áp dụng một cách máy móc các quy tắc trong ngôn ngữ đích gây ra hiện tượng cứng nhắc và gượng ép trong diễn đạt. Bên cạnh đó, khi có những cấu trúc, cách thức biểu hiện không giống hoặc không có trong tiếng mẹ đẻ, người học thường không hiểu tường tận, dẫn tới tránh hoặc ngại vận dụng. Hoặc trong quá trình dịch, cố gắng chuyển dịch từng câu chữ từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích mà đánh mất tính tự nhiên mạch lạc của bản dịch. Người viết cho rằng những lỗi như trên xuất phát từ nguyên nhân người học chưa hiểu rõ văn hóa đất nước mình đang theo học tiếng. Văn hóa là một khái niệm rộng lớn bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, chính trị, tôn giáo, giáo dục, v.v… Không phải lúc nào cũng có thể tìm được ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa lên các đặc trưng ngôn ngữ, nhưng hầu như các mặt trong văn hóa đều tác động đến lối tư duy, cách cư xử trong giao tiếp. Trong đề tài này, với mục đích vận dụng giao thoa văn hóa vào học ngoại ngữ hiệu quả, người viết sẽ trình bày 8 đặc điểm văn hóa đúc rút được là có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn, bao gồm: 1. Chủ nghĩa tập thể 2. Chủ nghĩa gián tiếp 3. Coi trọng tình cảm 4. Tính tiết kiệm 5. Coi trọng quá trình 6. Coi trọng thứ bậc, trên dưới 7. Coi trọng hình thức 8. Phân biệt giới
  • 15. văn hóa này được đối chiếu, dẫn chứng qua các biểu hiện ngữ pháp, hoặc từ vựng trong giao tiếp của người Hàn. Lấy 8 đặc điểm văn hóa này làm gốc, người viết đối chiếu sang hoạt động giao tiếp của người Việt, tìm điểm tương đồng và khác biệt để tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của giao thoa văn hóa đối với người Việt học tiếng Hàn. Cuối cùng người viết đề xuất phương án khắc phục qua việc dạy kèm văn hóa giao tiếp trong các giờ dạy thực hành tiếng. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Tổng hợp 8 đặc điểm văn hóa Hàn Quốc có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn. - Dẫn chứng cho 8 đặc điểm văn hóa nói trên bằng các ví dụ trong hoạt động giao tiếp của người Hàn. - Chiếu 8 đặc điểm văn hóa trên sang hoạt động giao tiếp của người Việt, so sánh và chỉ ra giao thoa văn hóa xảy ra như thế nào, có ảnh hưởng gì đến việc học tiếng Hàn của người Việt. 6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có những đóng góp sau: - Phát hiện các đặc điểm văn hóa Hàn Quốc có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn. - Lý giải một số đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Hàn trên góc độ văn hóa. - Chỉ ra hiện tượng giao thoa văn hóa xảy ra ở người Việt học tiếng Hàn như thế nào, dẫn chứng bằng các ví dụ trong giao tiếp ngôn ngữ của cả tiếng Hàn và tiếng Việt.
  • 16. biện pháp khắc phục khi giao thoa văn hóa ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tiếng Hàn của người Việt. - Luận văn hoàn thành sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho những người Việt Nam đang giảng dạy hoặc theo học tiếng Hàn, có quan tâm đến tiếng Hàn cũng như văn hóa Hàn Quốc. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn Chương 3: Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt và phương án khắc phục
  • 17. LÍ LUẬN 1.1. Quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ Tại sao phải tìm hiểu về ảnh hưởng của giao thoa văn hóa đối với việc học tiếng Hàn của người Việt? Chúng tôi lựa chọn đề tài này là dựa trên những cơ sở lí luận sẵn có về mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ. Trước khi đưa ra cơ sở lí luận về quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về văn hóa và ngôn ngữ. Về văn hóa, có hàng trăm các định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa đều phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Người viết xin trích lại một vài định nghĩa tổng quát nhất về văn hóa. Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832-1917) đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm: kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được”4 . UNESCO trải qua nhiều lần sửa đổi, năm 2002 đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Lý do chúng tôi đưa ra hai định nghĩa này vì: định nghĩa thứ nhất cho thấy tính bao trùm của văn hóa chứa đựng mọi khía cạnh liên quan đến lối sống, tư duy và năng lực của con người tồn tại trong nền văn hóa đó, tích lũy được qua thời gian; định nghĩa thứ hai đã bổ sung thêm chủ thể của văn hóa, là “một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”, từ đây hé mở sự tồn tại về những khác biệt văn hóa giữa các chủ thể văn hóa, hay nói cách khác là sự khác biệt văn hóa giữa xã hội 4 Dẫn theo [8:74]
  • 18. hội khác, giữa nhóm người này với nhóm người khác trong xã hội. Hai định nghĩa này đã gián tiếp chỉ ra hai đối tượng mà chúng tôi muốn bàn tới là ngôn ngữ (là khả năng mà con người thu nhận được), và con người (là chủ thể của văn hóa, đồng thời là chủ thể thực hiện hoạt động ngôn ngữ). Vậy còn ngôn ngữ là gì? C.Mác và V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa “…giống như ý thức, ngôn ngữ chỉ nảy sinh ra do nhu cầu, do sự cần thiết cấp bách phải giao tiếp với những người khác”, “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”5 . Cách định nghĩa này đã giải thích nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ là xuất phát từ chính nhu cầu thiết yếu của con người, mặt khác cho biết vai trò và chức năng của ngôn ngữ. Với nguồn gốc ra đời và chức năng chính là giao tiếp như trên, ngôn ngữ có mối quan hệ như thế nào với văn hóa? Có hai quan điểm được bàn đến, thứ nhất, những người theo quyết định luận ngôn ngữ học (linguistic determinism) của Whorf thì cho rằng ngôn ngữ quy định văn hóa vì “người ta không thể nhận thức thế giới một cách tự do mà phải nhận thức thông qua ngôn ngữ”6 trong khi ngôn ngữ lại có tính võ đoán, “Ngôn ngữ không những tự do lựa chọn cái biểu hiện mà còn lựa chọn một cách võ đoán cái được biểu hiện”7 . Nghĩa là khi ngôn ngữ gọi tên sự vật, hiện tượng nào thì cách mà ngôn ngữ gọi tên và sự vật hiện tượng đó thực chất không có mối tương quan, ràng buộc nào. Vì vậy, người ta cho rằng ngôn ngữ là cái quy định văn hóa. Trên thực tế, quyết định luận ngôn ngữ học và tương đối luận ngôn ngữ học của Whorf đã bị phản bác cho là luẩn quẩn và không vững. Nguyễn Thiện Giáp (2008:82) nhận định “không phải tất cả các cái được biểu hiện đều là võ đoán và những cái võ đoán cũng không võ đoán hoàn toàn”, “tính võ đoán của 5 Dẫn theo [7:8] 6 Dẫn theo [4:79] 7 Dẫn theo [4:80]
  • 19. phải là tuyệt đối” “mà nó bị hạn chế bởi một trường văn hóa riêng biệt mà từ đó ngôn ngữ đã phân xuất ra những cái được biểu hiện của nó”. Vì thế mới tồn tại quan điểm thứ hai cho rằng văn hóa quy định ngôn ngữ. Thực vậy, văn hóa bao gồm mọi sản phẩm có giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tương tác với môi trường xung quanh, mà ngôn ngữ chính là sản phẩm của loài người được tạo ra do nhu cầu giao tiếp, như vậy ngôn ngữ chính là một thành tố văn hóa. Nằm trong văn hóa, ngôn ngữ không thể tồn tại, vận động và phát triển tách rời khỏi văn hóa, giống như con người ở đất nước có văn hóa gốc nông nghiệp mang tính cách khác với con người văn hóa gốc công nghiệp. Như vậy mặc dù ngôn ngữ có thể tự do lựa chọn những cái được biểu hiện một cách võ đoán nhưng vẫn nằm trong phạm vi ranh giới văn hóa nhất định. Cũng giống như trong tiếng Việt có nhiều từ để miêu tả quá trình trồng lúa, từ khi gieo mạ, cày cấy, tuốt lúa, phơi thóc cho đến khi thành gạo, còn trong tiếng Anh thì chỉ có từ “rice” để chỉ gạo, nhưng điều đó không có nghĩa chỉ ở Việt Nam mới có thóc và gạo. Rivers (1964) đã nhấn mạnh: “Ý nghĩa trọn vẹn của một từ đối với mỗi cá nhân là kết quả của sự tổng hợp các kinh nghiệm mà một người có được về từ đó trong môi trường văn hóa nơi họ lớn lên. Vì thế, không thể tách rời hoàn toàn một ngôn ngữ khỏi nền văn hóa mà nó được ôm trọn lấy bên trong”8 . Brown thì cho rằng: “Ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa và văn hóa là một bộ phận của ngôn ngữ; chúng gắn bó với nhau chặt chẽ và phức tạp tới mức không thể tách rời chúng riêng rẽ nếu không làm đánh mất đi ý nghĩa hoặc về mặt ngôn ngữ, hoặc về mặt văn hóa”9 . Trong cuốn “Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” (2010), Nguyễn Đức Tồn đã cụ thể mối quan hệ 8 “the full meaning of a word for an individual is the result of the sum total of experience which he has had with that word in the cultural environment in which he has grown up. Therefore a language can not be separated completely from the culture in which it is deeply embedded”. [26:84] 9 “A language is a part of a culture and a culture is a part of a language; the two are intricately interwoven such that one cannot separate the two without losing the significance of either language or culture” [24:143]
  • 20. và ngôn ngữ theo những ý (1) “ngôn ngữ được xem như một yếu tố hay một bộ phận hữu cơ của văn hóa”, (2) “Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất”, (3) “Trong thời đại hiện nay, quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của sự trao đổi đó”. Cách nhận định này đã chỉ ra rằng ngôn ngữ tồn tại và phát triển song song với văn hóa, và đóng vai trò kết nối giữa các dân tộc có ngôn ngữ khác nhau trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt là mỗi một ngôn ngữ lại mang trong mình những đặc trưng tiêu biểu của một nền văn hóa, do được hình thành và phát triển chính nhờ những con người tồn tại trong cộng đồng văn hóa đó. Ngoài ngữ pháp tạo sinh tồn tại trong ngôn ngữ của dân tộc đó, mỗi ngôn ngữ luôn chứa đựng cách thức tư duy, giá trị tinh thần thể hiện văn hóa của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy, góp phần phân biệt các nền văn hóa với nhau. Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học” (2008), Nguyễn Thiện Giáp đưa ra mối quan hệ phổ niệm ngôn ngữ học được sinh ra từ sự phối hợp phổ niệm sinh học và văn hóa hoặc chức năng, và chỉ ra rằng “sự khác nhau ở một hoặc hơn trong các diện đó sẽ tạo cho các ngôn ngữ những cấu trúc từ vựng và ngữ pháp riêng của chúng”10 . Tác giả còn khẳng định rằng ngôn ngữ không phản ánh thụ động văn hóa, mà khi những đặc trưng văn hóa thay đổi thì ngôn ngữ cũng vận động thay đổi theo. Tác giả viết “Những nhu cầu mới tăng lên trong văn hóa, ngôn ngữ của nó đáp ứng bằng cách sáng tạo ra các từ mới, vay mượn từ của ngôn ngữ khác, hoặc gắn các nghĩa mới cho từ đã có”11 . Như vậy, ngôn ngữ từ thuở sơ khai sinh ra và trở thành thành tố của văn hóa, kế đó vận động và phát triển biện chứng với văn hóa cho thấy quan 10 [4:85] 11 [4:86]
  • 21. không thể tách rời của văn hóa và ngôn ngữ. Trong mối quan hệ đó, văn hóa là nền tảng và môi trường sinh sôi, ngôn ngữ là sự phản ánh và sản phẩm của văn hóa. Điều này cũng có nghĩa việc xuất phát từ đặc trưng văn hóa để lý giải cho các đặc trưng ngôn ngữ của một dân tộc là hết sức cần thiết cho người học ngoại ngữ để hiểu cặn kẽ và sử dụng thuần thục ngoại ngữ đó. Cụ thể hơn, vai trò của tìm hiểu văn hóa trong học ngoại ngữ được thể hiện như thế nào, sẽ được bàn đến ở phần tiếp theo. 1.2. Vai trò của tìm hiểu văn hóa trong học ngoại ngữ “Ngoại ngữ” thực chất là cách chúng ta gọi một ngôn ngữ của nước khác mà không phải là tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, ngoại ngữ cũng chính là ngôn ngữ, và không nằm ngoài mối quan hệ hữu cơ với văn hóa. Vậy việc tìm hiểu văn hóa có vai trò như thế nào trong học ngoại ngữ? Có thể khái quát vai trò đó qua một vài nét sau: - Tăng cảm quan ngôn ngữ mình theo học: Quá trình theo học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài và trải qua nhiều giai đoạn. Một người được coi là có khả năng ngoại ngữ thành thạo phải là người không chỉ nói đúng ngữ pháp, mà còn biết lựa chọn cách nói nào phù hợp ngữ cảnh, văn hóa để thuyết phục người nghe. Một nhà tâm lí xã hội học đã mô tả “Trong khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, sinh viên phải đối mặt với nhiệm vụ không đơn giản là thông tin mới… một phần của nền văn hóa của mình mà là thụ đắc các yếu tố biểu trưng của cả một cộng đồng ngữ tộc khác hẳn. Từ mới không đơn thuần là từ mới theo quan điểm cũ, ngữ pháp mới không đơn thuần là cách nói khác của việc sắp đặt từ, cách phát âm mới không hoàn toàn chỉ là cách nói khác của sự vật. Chúng là những đặc điểm của cộng đồng ngữ tộc khác. Hơn thế nữa, sinh viên không chỉ được yêu cầu học về chúng mà còn phải thụ đắc chúng để biến chúng thành một phần vốn ngôn ngữ của mình. Cái này nhấn mạnh đưa các
  • 22. nền văn hóa khác vào cuộc sống không gian vũ trụ của chính mình.”12 Tìm hiểu về văn hóa sẽ tăng được cảm quan ngôn ngữ ở người học, tránh mắc phải các lỗi sai do khác biệt văn hóa. Có thể lấy ví dụ rất gần về vai trò tối quan trọng của văn hóa trong học ngoại ngữ ngay từ những bài học đầu tiên. Dù là học tiếng nước nào, các bài đầu tiên khi học ngoại ngữ luôn là cách chào hỏi, bởi lẽ trước khi bắt đầu câu chuyện, con người khi gặp nhau đều chào hỏi, và chào hỏi cũng được coi là một trong các phép lịch sự hàng đầu cần thực hiện. Đối với người Hàn Quốc, cách chào phổ biến nhất là cúi đầu nghiêng khoảng 45 độ để thể hiện sự kính trọng với đối phương. Khó có thể tưởng tượng khi một học sinh đi qua giáo sư Hàn Quốc, miệng nói chào nhưng dùng tay vẫy. Bài học văn hóa được rút ra ở đây là phép lịch sự cũng như tôn ti trên dưới ở Hàn Quốc đặc biệt được coi trọng. Nhờ làm quen với văn hóa như vậy, người học sẽ bớt cảm giác bỡ ngỡ khi được dạy về các phép kính ngữ trong tiếng Hàn. - Hạn chế xung đột văn hóa: Kim Jeong Sook (1997) đã từng nhấn mạnh ngôn ngữ vừa là phương tiện truyền tải và sáng tạo ra văn hóa, vừa là một trong các yếu tố thể hiện đặc trưng văn hóa rõ nét nhất. Vì vậy việc trau dồi vốn hiểu biết về văn hóa của nước bạn sẽ giúp người học hiểu rõ cách hành xử của đối phương có bối cảnh văn hóa khác, đồng thời tránh áp đặt văn hóa bản địa vào văn hóa nước bạn. Ví dụ như người Hàn trong môi trường làm việc, họ thường chào tạm biệt bằng câu “수고하세요.” có nghĩa là “Hãy làm việc chăm chỉ nhé”. Nếu không hiểu đặc tính của người Hàn là chăm chỉ, cần mẫn, quí trọng lao động thì khi nghe như vậy rất dễ cảm thấy phật lòng. Hay như trong tiếng Việt, mọi người xưng hô với nhau theo cách xưng hô trong thân tộc. Với cách xưng hô như vậy, cả xã hội là một đại gia đình, ai 12 Dẫn theo [4:463]
  • 23. gọi là anh, em, cô, dì, chú, bác. Nhưng người Việt học tiếng Hàn không thể áp đặt cách xưng hô như vậy khi sử dụng tiếng Hàn, đặc biệt trong môi trường làm việc như công ti, vì người Hàn rất coi trọng vị trí chức vụ, tôn ti trong công ti. Trong tiếng Hàn, cách xưng hô giữa hai người được xác lập không phải dựa trên tuổi tác, địa vị giữa hai người mà phải căn cứ trên sơ đồ quan hệ tập thể. Nếu hiểu được nét văn hóa này, người Việt sẽ tránh được việc xưng hô sai, dễ gây hiểu lầm là không tôn ti trật tự trên dưới. Những ví dụ trên đây chủ yếu được đưa ra trên góc độ giao tiếp, vậy còn trường hợp những người không dùng ngoại ngữ để giao tiếp, như công việc biên dịch tại gia, không giao tiếp với người bản địa thì có nhất thiết phải đề cao vai trò của văn hóa trong việc học ngoại ngữ hay không? Trên thực tế, cho dù chỉ nhận công việc dịch thuật tại nhà, hay trả lời email của đối tác, khi đã sử dụng ngoại ngữ, người sử dụng đều đã tham gia vào quá trình chuyển di, chuyển nội dung ngoại ngữ sang tiếng mẹ đẻ và ngược lại. Quá trình ấy sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nếu có kiến thức về văn hóa. Ví dụ khi trao đổi qua email với người Hàn Quốc, khi muốn nhờ vả đối phương làm gì, biết được văn hóa trọng hình thức, lễ nghi của người Hàn, để giữ thái độ nhã nhặn và thể hiện sự tôn trọng với đối phương, không phải là ra lệnh, người viết nên dùng các cách nói “mong/ hy vọng” “-기를 바랍니다” , “trông cậy vào anh/chị” “잘 부탁드립니다”, hoặc “sẽ rất biết ơn nếu anh/chị làm như thế” “해 주시면 감사하겠습니다”, “tôi sẽ chờ tin” “답장을 기다리겠습니다”…thay vì bảo đối phương “hãy làm gì”. Từ những ví dụ trên đây có thể khẳng định rằng không thể tách rời văn hóa khỏi học ngoại ngữ. Những hiểu biết về văn hóa sẽ giúp người học có được cảm quan ngôn ngữ tốt và hạn chế được phần nào các xung đột văn hóa. Năng lực ngoại ngữ kết hợp với kiến thức về văn hóa sẽ giúp người học đạt
  • 24. sử dụng ngoại ngữ tối ưu, tránh được các hiểu lầm không đáng có và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp. 1.3. Giao thoa văn hóa và giao tiếp Khi nói đến văn hóa trong học ngoại ngữ, mọi người thường có xu hướng nghĩ tới văn hóa của nước nói ngoại ngữ ấy, mà ít khi nghĩ đến văn hóa của nước bản địa. Nhưng trên thực tế, người học ngoại ngữ lại rất hay áp dụng lối nói của tiếng mẹ đẻ vào việc học tiếng tạo ra ngôn ngữ trung gian. Vậy xảy ra quá trình gì khi hai nền văn hóa gặp nhau trong cùng một người học, và quá trình ấy tác động thế nào đến hoạt động giao tiếp ngoại ngữ của người học, dưới đây chúng tôi sẽ bàn đến vấn đề này. 1.3.1. Khái niệm giao thoa văn hóa Trong quá trình học ngoại ngữ, văn hóa bản địa gặp gỡ văn hóa của nước dùng ngoại ngữ ấy tạo nên quá trình giao thoa văn hóa. Vậy giao thoa là gì? Giao thoa (interference) theo vật lý học chỉ hiện tượng hai hay nhiều sóng làm tăng cường hay làm suy yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại cùng một điểm. Theo Nguyễn Quang (2008:77-78), giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm xã hội (social groups), giữa các tiểu văn hóa (sub-cultures), giữa các văn hóa tộc người (ethnic cultures) và giữa các nền văn hóa (cultures) khác nhau. Khi người Việt giao tiếp với người Hàn cũng là khi văn hóa Việt tương tác với văn hóa Hàn. Như vậy, theo quan điểm này, có thể nói giao thoa văn hóa xảy ra trên đối tượng người Việt học tiếng Hàn là giao thoa giữa hai nền văn hóa. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình này đó là tính áp đặt. Mặc dù sự giao thoa diễn ra khi có sự tương tác giữa hai nền văn hóa, nhưng văn hóa của nước người học ngoại ngữ bao giờ cũng có xu hướng lấn át văn hóa của nước còn lại. Tương tự như vậy, người Việt học tiếng Hàn sẽ có khuynh hướng áp đặt văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp của người Việt vào khi
  • 25. Hàn. Vậy giao thoa văn hóa và giao tiếp có mối quan hệ như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm năng lực giao tiếp. 1.3.2. Khái niệm năng lực giao tiếp Cơ sở tồn tại của một xã hội đó là các thành viên trong cùng xã hội phải có sự giao tiếp với nhau. Giao tiếp giúp con người hiểu nhau, trao đổi suy nghĩ, ý kiến, cảm xúc, một mặt giúp thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong một cộng đồng xã hội, hoặc giữa các cộng đồng xã hội với nhau, một mặt góp phần vào phát triển xã hội. Nếu không có sự giao tiếp, bằng cách này hay cách khác, mỗi người sẽ tồn tại ở dạng cá thể độc lập không có mối liên quan, giao lưu với nhau, lúc ấy xã hội sẽ không thể tồn tại được. Trên thực tế, con người có thể giao tiếp với nhau qua nhiều cách thức như cử chỉ, các loại dấu hiệu, kí hiệu, âm nhạc, hội họa, v.v… nhưng phương tiện giao tiếp chủ yếu nhất của con người chính là ngôn ngữ. So với các phương tiện khác, ngôn ngữ có ưu điểm là nhanh chóng, thuận tiện, vô hạn và thể hiện được hầu như mọi mục đích truyền đạt. Ngôn ngữ cử chỉ, hay các loại dấu hiệu, âm nhạc, hội họa… luôn bị giới hạn bởi sức sáng tạo và khả năng biểu đạt còn hạn hẹp, mơ hồ và trừu tượng. Trong giới hạn của chủ đề nghiên cứu này, năng lực giao tiếp mà đề tài muốn nhắc tới khoanh vùng trong năng lực giao tiếp của ngôn ngữ. Chomsky (1965:3) chia nhỏ khái niệm học ngôn ngữ thành ngữ năng (linguistic competence) và ngữ hiện (linguistic performance). Ngữ năng dùng để chỉ trình độ kiến thức về ngôn ngữ để người nói và người nghe có thể giao tiếp trong một xã hội hoàn toàn đồng chất. Còn ngữ hiện dùng để chỉ việc một
  • 26. cơ sở kiến thức về ngôn ngữ đích đã được thụ đắc, vận dụng chúng vào thực tế13 . Nhưng Hymes (1974:423) cho rằng khái niệm về ngữ năng của Chomsky không đủ để giải thích cho chức năng xã hội của ngôn ngữ, và đã đưa ra khái niệm về năng lực giao tiếp (communicative competence). Hymes cho rằng những hiểu biết trên phương diện xã hội còn quan trọng hơn những hiểu biết trên phương diện ngôn ngữ, và chỉ ra các nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ trên thực tế đã tồn tại trước cả những quy tắc ngữ pháp tạo sinh, vì thế nếu chỉ dựa trên hiểu biết về ngữ pháp thì không thể thực hiện hoạt động ngôn ngữ. Điều này có nghĩa năng lực giao tiếp không chỉ được hình thành dựa trên cơ sở các ngữ pháp tạo sinh, mà còn dựa trên những hiểu biết, những kiến thức nền về xã hội sử dụng ngôn ngữ đó. Tiếp đến, vẫn Hymes (1979:19-24) đã đưa ra 4 yếu tố tạo nên năng lực giao tiếp là tính ngữ pháp (grammaticality), khả năng thu nhận (acceptability), tính thích hợp (appropriateness), tính khả thi (probabilities of occurrence). Quan điểm của Hymes về năng lực giao tiếp là phải hợp lý về ngữ pháp, phải là những câu được phát ngôn trong thực tế, không những phù hợp về phương diện xã hội, mà phát ngôn còn phải thúc đẩy một hành động nào đó diễn ra. Canale và Swain (1980) đã bổ sung thêm quan điểm về năng lực giao tiếp bằng năng lực về chiến lược và năng lực về đàm thoại. Năng lực đàm thoại là năng lực hiểu ý nghĩa tổng thể của đoạn văn hoặc bài nói được liên kết bởi nhiều câu, và năng lực cấu trúc một đoạn văn hoặc bài nói phù hợp với một ngữ cảnh nhất định. Năng lực có tính chiến lược chỉ năng lực dùng các cách lặp lại, chần chừ, né tránh, dự đoán hoặc cử chỉ cơ thể, thể hiện trên khuôn mặt để đạt được hoạt động giao tiếp thuận lợi với đối phương. 13 [17:14]
  • 27. thuyết trên, chúng ta có được khái niệm năng lực giao tiếp là một năng lực tổng hợp yêu cầu người thực hiện hành vi giao tiếp không những hiểu biết về ngôn ngữ đích cả về hình thái, cấu trúc, mà còn cần những hiểu biết về mặt xã hội, năng lực về đàm thoại và vận dụng các chiến lược phi ngôn ngữ để đạt được giao tiếp lý tưởng. Mà suy cho cùng, những hiểu biết xã hội, hay chiến lược phi ngôn ngữ trên đều thuộc văn hóa. Vậy kết luận lại, năng lực giao tiếp bao gồm kiến thức về ngôn ngữ đích, và kiến thức về văn hóa. 1.3.3. Quan hệ giữa giao thoa văn hóa và giao tiếp Từ khái niệm năng lực giao tiếp, có thể thấy góp phần hoàn thiện nên năng lực giao tiếp chính là văn hóa. Mà giao thoa văn hóa là quá trình xảy ra khi hai nền văn hóa tương tác với nhau. Vậy chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Như đã trình bày ở trên, giao thoa văn hóa chịu sự áp đặt của văn hóa người học, mà kiến thức văn hóa lại là một phần của năng lực giao tiếp, cho thấy giao thoa văn hóa quy định khả năng giao tiếp hơn là chiều ngược lại. Hệ quả của mối quan hệ tác động một chiều này có thể chia theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong đó, chiều hướng tích cực xảy ra khi các nhóm xã hội, các tiểu văn hóa, tộc người và các nền văn hóa tham gia vào quá trình giao thoa có điểm tương đồng. Các tương đồng về văn hóa giúp người học ngoại ngữ dễ dàng hiểu và tiếp nhận phong cách giao tiếp cũng như cách biểu đạt của ngôn ngữ đích. Đó là khi người học tìm thấy cách biểu đạt hoàn toàn tương đương giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích, cả về ý nghĩa và cách sử dụng. Ví dụ đối với người Việt học tiếng Hàn, khi làm quen với cách nói “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” cơ bản nhất, thường được học những câu như sau:
  • 28. nói “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” cơ bản trong tiếng Hàn Cách biểu đạt STT Tiếng mẹ đẻ _ Tiếng Việt Ngôn ngữ đích_ Tiếng Hàn Ý nghĩa 1 Xin chào! 안녕하세요? xin chào 2 Xin lỗi! 미안해요. xin lỗi 3 Cảm ơn! 고마워요. cảm ơn Nhưng ngược lại khi đối tượng tham gia vào quá trình tương tác mà có khác biệt về văn hóa sẽ gây ra sốc và xung đột văn hóa. Đó là khi người học không tìm thấy sự tương đương hoàn toàn giữa cách biểu đạt của ngôn ngữ đích với tiếng mẹ đẻ, hoặc không hiểu ý nghĩa thực sự của cách diễn đạt đó trong ngôn ngữ đích, vì tiếng mẹ đẻ không tồn tại cách nói ấy. Sốc văn hóa có những biểu hiện tâm lí – xã hội chung như “buồn bã, cô đơn; lo lắng; thay đổi tính tình, trầm cảm, bất lực; cáu giận, bẩn gắt, ngại tiếp xúc với người khác;14 ”… hay nói tóm lại, người học ngoại ngữ không đạt được mục đích giao tiếp. Ví dụ về sự khác biệt văn hóa khi người Việt học tiếng Hàn gặp phải như sau: Bảng 2: Cách nói “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” mở rộng trong tiếng Hàn Cách biểu đạt STT Tiếng mẹ đẻ _ Tiếng Việt Ngôn ngữ đích_ Tiếng Hàn Ý nghĩa 1 Xin chào! 안녕하세요? 안녕하십니까? 안녕하십시오? xin chào 2 Xin lỗi! 미안해요. 미안합니다. xin lỗi 14 Trích theo [8:78]
  • 29. ơn Trong ví dụ trên, chúng ta thấy mỗi một câu trong tiếng Việt được biểu đạt bằng nhiều câu khác nhau trong tiếng Hàn. Nghĩa là khi nói bằng một trong các cách trên, thì khi dịch sang tiếng Việt vẫn đều là một nghĩa. Những cách nói khác nhau này trong tiếng Hàn xuất phát từ văn hóa kính trọng người lớn tuổi, hoặc người có địa vị cao hơn, văn hóa lịch sự khi mới gặp mặt. Trong tiếng Việt cũng có nét văn hóa tương tự nhưng không phân tầng chi tiết và nghiêm ngặt như trong tiếng Hàn. Điều này vượt qua phạm trù ngữ pháp, hay từ vựng. Việc tồn tại các cách biểu đạt khác nhau trên chứng tỏ chúng được vận dụng vào những ngữ cảnh, tình huống, đối tượng khác nhau. Sự khác biệt này khiến cho người Việt khi học các biểu hiện trên trong tiếng Hàn trước tiên khi học sẽ cảm thấy khó hiểu, sinh ra cảm giác phủ nhận, từ chối việc tiếp thu chúng. Kết quả là lúng túng khi áp dụng, ngại áp dụng, có xu hướng sử dụng lẫn lộn các biểu hiện hoặc sử dụng sai ngữ cảnh, đối tượng. Để giải quyết khó khăn này, người học cần hiểu văn hóa đã ảnh hưởng tới ngoại ngữ mình đang theo học như thế nào, khác như thế nào với tiếng mẹ đẻ, từ đó hiểu và chấp nhận sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ, và sử dụng ngoại ngữ hiệu quả hơn. Tiểu kết: Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Tìm hiểu về văn hóa khi học ngoại ngữ giúp người học tăng cảm quan ngôn ngữ và hạn chế các xung đột văn hóa. Đặc biệt, khi học ngoại ngữ, bản thân trong mỗi người học đều diễn ra quá trình giao thoa văn hóa giữa nước
  • 30. văn hóa của nước nói ngôn ngữ đích. Quá trình này có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến khả năng giao tiếp của người học ngoại ngữ. Mỗi ngoại ngữ lại tạo ra những quá trình giao thoa khác nhau. Nhiệm vụ cần đặt ra là cần tìm hiểu cụ thể hơn giao thoa văn hóa ảnh hưởng ở những phương diện nào đối với riêng ngoại ngữ mình theo học (ở đây là người Việt học tiếng Hàn) để phát huy các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong giao tiếp.
  • 31. ĐIỂM VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI HÀN 2.1. Một vài đặc trưng tiêu biểu về văn hóa Hàn Quốc Lời ăn tiếng nói hàng ngày là một sản phẩm của văn hóa, vì vậy người học ngoại ngữ cần phải tìm hiểu văn hóa của ngoại ngữ mình theo học. Nhưng văn hóa rất rộng lớn, thật khó để biết cần phải tìm hiểu những lĩnh vực nào, hay tìm hiểu sâu ở mức độ nào. Các cuốn sách viết về văn hóa thường trình bày văn hóa theo các mục: lịch sử, địa lý, khí hậu, ẩm thực, nhà ở, v.v… Xuất phát từ mục đích tìm căn cứ lý giải cho các đặc điểm văn hóa có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn, người viết đã tổng hợp và rút ra được những nét văn hóa căn nguyên tiêu biểu sau, đó là văn hóa gốc nông nghiệp; trải qua nhiều chiến tranh; và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. 2.1.1. Văn hóa gốc nông nghiệp Hàn Quốc là nước bán đảo với hai phần ba diện tích là đồi núi trải dài từ Bắc xuống Nam. Các dãy núi cao tập trung ở phía Bắc và phía Đông, xen kẽ là các con sông chảy về phía Tây và phía Nam. Hạ lưu những con sông này phát triển thành vùng đồng bằng rộng lớn ở Tây Nam Bộ. Là nước bán đảo nên khí hậu Hàn Quốc mang cả đặc trưng của khí hậu đại lục và khí hậu biển. Bốn mùa thay đổi rõ rệt với đặc điểm mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh. Đặc điểm địa hình và khí hậu như trên đã tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp với các ruộng rau trên khu vực núi cao Đông Bắc với khí hậu lạnh, và ruộng lúa ở Tây Nam Bộ. Hoạt động kinh tế sản xuất nông nghiệp đặc biệt được thể hiện phong phú và rõ rệt qua các sản vật, ẩm thực, trò chơi dân gian trong các ngày lễ tết, và qua tín ngưỡng thờ gia thần ở Hàn Quốc. Những ngày lễ lớn có thể kể đến
  • 32. bao gồm lễ Đông Chí, lễ Hàn Thực, lễ Đoan Ngọ, Trung Thu, Tết âm lịch, v.v… đều được đón bằng các món ăn làm từ gạo, đậu mang đậm chất nông nghiệp như cháo đậu, bánh tteok và các trò chơi thể hiện ước muốn về một mùa màng bội thu như thả diều, bập bênh, kangkangsulle, … Điều quan trọng hơn cả là hoạt động sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc hình thành lối sống cộng đồng, chủ nghĩa tập thể của người dân Hàn Quốc. Nét văn hóa tốt đẹp này được thể hiện trong nhiều hoạt động sinh hoạt thường ngày, đơn cử trong số đó có thể kể tới là những câu chào hỏi khi gặp nhau. Mọi người trong cùng cộng đồng luôn quan tâm thăm hỏi lẫn nhau như trong cùng một gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà người Hàn Quốc lại hay chào nhau bằng những câu hỏi “Anh/chị đi đâu thế?”, “Anh/chị ăn cơm chưa?”, “Vừa đi đâu về đấy?”, “Dạo này sống tốt chứ?”, v.v… Để có được một Hàn Quốc hiện đại và năng động như ngày nay, đất nước và con người Hàn Quốc cũng đã phải trải qua một chặng đường lịch sử phát triển dài. Khởi đầu từ xa xưa, Hàn Quốc cũng giống như một số các nước khác trong khu vực, là một quốc gia có nền văn hóa sản xuất nông nghiệp của người dân miền núi, khí hậu lạnh, môi trường lao động khắc nghiệt. Điều kiện sản xuất kinh tế khó khăn nên người dân đề cao tinh thần tập thể, hỗ trợ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, chú trọng vào quá trình lao động để đạt được năng suất tốt, bên cạnh đó quí trọng những gì mình làm ra. Những đức tính, tình cảm của người dân vươn lên từ gian khó đã ảnh hưởng không nhỏ tới phong cách nói năng, giao tiếp của người Hàn mà đến nay vẫn được duy trì và đọng lại trong hoạt động ngôn ngữ của người dân Hàn. 2.1.2. Trải qua nhiều chiến tranh Đặc trưng tiêu biểu thứ hai khi nhắc đến Hàn Quốc phải kể đến là chiến tranh, không chỉ trong quá khứ, mà ngay ở hiện tại, đất nước này vẫn đang
  • 33. phải chuẩn bị tinh thần ứng phó trước mọi bất trắc của tình hình chính trị. Để hình thành một Hàn Quốc như ngày nay, đất nước này đã phải trải qua nhiều cuộc phân hợp trong lịch sử, thậm chí nỗi đau đất nước bị chia cắt hai miền vẫn còn kéo dài tới hiện tại. Đây là đặc điểm tiêu biểu ảnh hưởng tới tư duy và tinh thần dân tộc của người dân xứ sở kim chi. Từ thời đại kiến quốc đến ngày nay, Hàn Quốc đã phải trải qua 7 mốc lịch sử lớn: Bảng 3: 7 mốc quan trọng trong lịch sử của Hàn Quốc 1. Thời đại Triều Tiên cổ (2333 TCN – 108 TCN) 2. Thời đại tam quốc Goguryeo (37 TCN – 668 SCN) Baekje (18 TCN – 660 SCN) Shilla (57 TCN – 935 SCN) 3. Thời đại Shilla thống nhất và Balhae Shilla thống nhất (676 – 935) Balhae (698 – 926) 4. Thời đại Goryeo (918 – 1392) 5. Thời đại Joseon (1392 – 1910) 6. Thời kỳ kháng Nhật (1910 – 1945) 7. Thời đại Đại Hàn dân quốc (1945 – nay) Triều Tiên cổ vốn là một quốc gia rộng lớn cả về lãnh thổ và thế lực (trải dài từ Mãn Châu phía Đông Bắc Trung Quốc tới Tây Bắc bán đảo Hàn), nhưng đến năm 108 TCN đã bị nhà Hán xâm lược. Sau khi rơi vào tay nhà Hán, Hàn Quốc xuất hiện liên minh các tiểu quốc bộ tộc như Buyeo, Goguryeo, Mã Hàn, Thìn Hàn, v.v…. Để củng cố thế lực, các tiểu quốc này đã trải qua nhiều cuộc
  • 34. và kết quả của chúng là các tiểu quốc một lần nữa lại hợp lại thành tam quốc gồm Goguryeo, Baekje và Shilla. Shilla bắt đầu từ một bộ tộc đơn lẻ là Thìn Hàn, nhưng sau để phòng ngự trước sự tấn công và can thiệp của Baekje và Goguryeo, Shilla đã củng cố vương quyền và đoàn kết nội lực, đưa quốc gia ngày một phát triển. Từ một nước nhỏ, sau Shilla dần mở rộng sang Gyeongsang-do và sau nữa là Gangneung. Khi Baekje chiếm được lưu vực sông Hàn, sở hữu vùng lãnh thổ rộng lớn trong tam quốc, tạo cơ sở để thống nhất tam quốc, thì Shilla đã bắt tay với nhà Đường đánh chiếm Baekje năm 660, đến năm 668 lật đổ cả Goguryeo và thống nhất tam quốc. Balhae được thành lập năm 698 từ những cư dân của Goguryeo cũ, nhưng chỉ sau chưa đầy 300 năm đã bị sụp đổ bởi nhà Đường (năm 926). Chính quyền trung ương của Shilla thống nhất cũng dần suy yếu và bị chia cắt, sau cùng năm 935 đã thuộc về tay quốc gia thống nhất Goryeo. Lịch sử chiến tranh vẫn tiếp tục kéo dài, vương triều Goryeo đã bị lật đổ sau gần 500 năm do những thế lực xâm lược đến từ Trung Quốc. Năm 1392, thái tổ Lý Thành Quế đã lập ra vương triều mới, vương triều Joseon. Nhưng cuối thế kỷ thứ XVI, do nội bộ chia cắt, không tìm được đối sách thích hợp trước những thay đổi về thời thế, Joseon phải đối mặt trước sự xâm lược của Nhật Bản và Trung Quốc. Đất nước rơi vào hỗn loạn sau cuộc chiến tranh Nhâm Thìn và cuộc binh biến năm 1623. Cuối thời đại Joseon, không những phải đối mặt với khó khăn do chiến tranh kéo dài, Joseon còn hứng chịu nhiều cuộc tấn công của các thế lực phương Tây. Thậm chí đã có lúc ngay trên lãnh thổ Joseon đã nổ ra cuộc tranh giành giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga và Nhật Bản, phần thắng sau cùng đều thuộc về Nhật Bản. Joseon tuy đã dùng nghĩa binh và biểu tình để ngăn chặn lại sự xâm lược của Nhật Bản, nhưng sau cùng, năm 1910, Joseon chính thức trở thành thuộc địa của Nhật Bản. 35 năm sau đó là giai đoạn kháng Nhật đầy nước mắt và xương máu. Kết quả của những phong trào biểu
  • 35. (cuộc biểu tình 3.1, cuộc biểu tình độc lập) cùng với bối cảnh lịch sử kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Hàn Quốc đã được giải phóng trở thành một quốc gia độc lập. Chưa kịp phục hồi sau nhiều cuộc chiến liên miên, năm 1950 – 1953, Hàn Quốc nổ ra chiến tranh hai miền Nam và Bắc, tuy đã ký hiệp định đình chiến, nhưng sau nhiều nỗ lực, đến ngày nay, Hàn Quốc vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới chưa thể thống nhất. Đặc điểm lịch sử này đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa những người dân Hàn Quốc, hơn ai hết họ quý trọng hòa bình và khao khát hòa bình, nên trong đời sống họ thường đề cao lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đặt mục đích cá nhân thấp hơn mục đích lớn của tập thể. Như vậy có thể thấy, Hàn Quốc là đất nước đã từng trải qua nhiều đau thương của chiến tranh, bởi vậy nên con người Hàn Quốc một mặt đề cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ, một mặt có tinh thần cảnh giác phòng ngừa với bên ngoài. Đối với Hàn Quốc, chiến tranh không chỉ là vấn đề của vũ khí, kẻ thắng người thua, mà trở thành nỗi ám ảnh và cũng là động lực để họ vươn lên. Để vượt qua những khó khăn do chiến tranh để lại, và để không rơi vào thế bị động, người Hàn Quốc rất chăm chỉ, cần mẫn, sức chịu đựng lớn, tính cẩn thận cao, tỉ mỉ, chi tiết trong công việc. Đặc điểm này được phản ánh rõ nét trong ngôn ngữ Hàn Quốc. Đại diện như nguồn gốc của câu chào đời thường của người Hàn Quốc “안녕하세요?” (Bạn vẫn bình an chứ?) cũng xuất phát từ hậu quả của chiến tranh khi người dân phải chịu đói khổ, không ngày nào là không có người chết. Hay như đồng nghiệp vẫn luôn tạm biệt nhau bằng câu nói mà nhiều người nước ngoài hay hiểu lầm là “수고하세요” (Bạn hãy làm việc vất vả nhé”).
  • 36. hưởng của Nho giáo Nho giáo bám rễ và ăn sâu vào trong đời sống xã hội của người dân Hàn Quốc ngay cả khi Hàn Quốc phát triển kinh tế vượt bậc và bước lên sánh ngang cùng các cường quốc khác trên thế giới. Điều đó thể hiện trải dài và xuyên suốt nhiều mặt trong xã hội, từ cá nhân đến gia đình, trường học, công ty, xã hội. Có thể nói ở đâu cũng có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng của Nho giáo. Điều đó được thể hiện qua các mặt chính là: lòng tôn kính với người lớn tuổi hoặc cấp trên, vai trò của người đàn ông, và tinh thần hiếu học. Lòng tôn kính với người lớn tuổi hoặc cấp trên: Bắt đầu từ điều đơn giản nhất có thể gặp trong cuộc sống thường nhật đó là cách chào cúi gập người trước đối phương. Nếu như ở nhiều quốc gia khác, khi gặp nhau người ta chỉ cần vẫy tay chào, hoặc nhoẻn miệng cười thì ở Hàn Quốc, ở bất cứ hoàn cảnh nào, như hai tổng giám đốc hay hai giáo sư, để thể hiện sự tôn trọng với đối phương, người ta vẫn phải cúi người chào, hai tay giữ thẳng bên chân. Tiếp đó có thể kể đến hệ thống các cấu trúc phép dùng phức tạp trong tiếng Hàn để bày tỏ lòng tôn kính, lịch sự theo nhiều cấp độ khác nhau. Khác với tiếng Việt, trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Hàn, có rất nhiều cách biểu hiện thái độ lịch sự, sự kính trọng trong giao tiếp và ứng xử. Sự kính trọng đó không chỉ thể hiện đối với người trực tiếp nghe câu chuyện, mà còn với chủ thể của hành động. Trong bữa ăn, người lớn bao giờ cũng là người cầm đũa đầu tiên. Trong công việc, cấp dưới luôn kính cẩn và làm theo mệnh lệnh của cấp trên, rất ít khi có sự cãi lệnh. Đối với hệ thống gia tộc, lòng tôn kính tổ tiên được coi là vô cùng quan trọng. Vào những ngày giỗ tết, con cháu ở xa lại tìm về với quê hương để làm lễ, thăm mộ tưởng nhớ những người đã mất. Vai trò của người đàn ông: chịu ảnh hưởng của tư tưởng “tại gia tòng phụ, xuất giá tong phu, phu tử tòng tử” của Nho giáo, xã hội Hàn Quốc quan
  • 37. đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình là người nắm giữ quyền hành tối cao. Các thành viên còn lại của gia đình phải tuân theo quyết định của gia trưởng bất kể đúng sai. Mọi sự phản đối hay chống lại bị coi là trái với đạo lý, trật tự trên dưới trong gia đình. Đi đôi với quyền hạn là trách nhiệm, người đàn ông phải có trách nhiệm duy trì và phát triển gia đình của họ, gia đình trở thành thể diện, tượng trưng cho sự thành đạt của người đàn ông. Tinh thần hiếu học: Nho giáo của Khổng Tử có ảnh hưởng đặc biệt tới giáo dục tại Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thể hiện sự quan tâm đến giáo dục từ đầu thời đại Goryeo khi chế độ khoa cử mới được đưa vào áp dụng, sau đó tiếp tục được kế thừa sang triều đại Joseon, nhiều người dân đã tham gia khoa cử để mong được làm quan. Sau đó, khi trật tự sĩ nông công thương dưới thời thực dân Nhật bị sụp đổ, giáo dục trở thành công cụ mạnh mẽ để đạt được thành công trong xã hội. Điều này đã cổ vũ động viên người dân Hàn Quốc theo đuổi những nỗ lực về học thuật và đào tạo giáo dục – những thứ thiết yếu đối với sự lĩnh hội và truyền bá tri thức – những kỹ năng không thể thiếu cho sự phát triển. Ngày nay trẻ nhỏ trước khi học lớp 1 đã đăng ký học trước về tiếng Anh và các môn năng khiếu ở các trung tâm. Để đạt được thành tích học tập tốt, ngoài học ở trường, họ còn theo học gia sư, trung tâm, học qua truyền hình, mạng, v.v… Những năm 1970, Hàn Quốc là một nước nghèo thiếu cả nguồn lực về tài nguyên lẫn vốn, con đường duy nhất để phát triển đất nước là dựa vào nhân tài. Kì tích sông Hàn có thể trở thành hiện thực một phần chính nhờ thế hệ ham học và tài năng này. Tóm lại, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo Trung Hoa, coi trọng tôn ti trật tự, xác lập ranh giới nghiêm ngặt giữa người trên và người dưới, cả trong quan hệ gia đình lẫn trong quan hệ xã hội. Vấn đề phân biệt giới khá nghiêm trọng, tuy nhiên ngày nay nhờ nỗ lực của nữ giới Hàn Quốc
  • 38. động của các nước tiên tiến nói chung, vấn đề này đã được khắc phục khá nhiều, chỉ còn tồn tại chủ yếu ở các vùng nông thôn. Việc đào tạo nhân tài tại Hàn Quốc được chính phủ quan tâm sâu sát, tuy nhiên do quá chú trọng vào thành tích mà đã gây ra những hiện tượng thiếu tích cực. 2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn Những đặc điểm, đặc trưng văn hóa lớn có thể dễ dàng phát hiện, nhận thấy trong các tài liệu giáo trình v.v… mà chúng tôi tạm rút ra trên có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày, lưu lại thành nếp sinh hoạt, cách ứng xử và hành vi ngôn ngữ v.v… Dựa trên những hiểu biết về tiếng Hàn, tổng hợp những đặc điểm tiêu biểu trong hoạt động giao tiếp của người Hàn, tìm sự giải thích từ trên phông nền văn hóa Hàn Quốc, chúng tôi đưa ra bảng thể hiện những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn như sau: Bảng 4: Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn Căn cứ Đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn Văn hóa gốc nông nghiệp Trải qua nhiều chiến tranh Chịu ảnh hưởng của Nho giáo Chủ nghĩa tập thể √ √ Chủ nghĩa gián tiếp √ Coi trọng tình cảm √ Coi trọng quá trình √ Tính tiết kiệm √
  • 39. bậc, trên dưới √ Coi trọng hình thức √ Phân biệt giới √ 2.2.1. Chủ nghĩa tập thể Tuy Hàn Quốc ngày nay là một đất nước phát triển mạnh về ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ, nhưng xuất phát điểm của Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác ở khu vực châu Á đó là sản xuất nông nghiệp. Người dân sống quây quần theo mô hình làng xã, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Công việc đồng áng tạo ra cho người dân một môi trường lao động ở gần nhau, chính trên cánh đồng, họ chia sẻ với nhau câu chuyện quanh mình. Mặt khác, trong lịch sử, Hàn Quốc đã phải trải qua nhiều chiến tranh đau thương mới có được như ngày hôm nay. Vì đặc điểm lao động sinh hoạt và lịch sử như vậy, nên người Hàn Quốc có lối tư duy trọng tập thể cộng đồng hơn cá nhân, và điều này cũng được phản ánh rõ nét trong tiếng Hàn. Điển hình người Hàn Quốc khi muốn diễn đạt quan hệ sở hữu cách thay vì nói “(của) tôi” (제 che) họ lại xưng là “(của) chúng tôi”, “(của) chúng ta” (우리 uri). Ví dụ khi kể về những thành viên trong gia đình như “mẹ tôi”, “bố tôi”, “trường tôi”, người Hàn Quốc lại gọi là “mẹ chúng tôi” (우리 어머니 uri omoni), “bố chúng tôi” (우리 아버지 uri apoji), “trường chúng tôi” (우리 학교 uri hakkyo). Cách gọi như vậy vừa để đối tượng được gọi trở nên khách quan hơn, một mặt vừa để rút ngắn khoảng cách giữa người nghe và người nói. Ví dụ thay vì nói “Tôi và anh làm một chén nhé?”, cách nói “Chúng ta làm một chén nhé?” sẽ tạo cảm giác thân mật và bớt khách sáo hơn. Văn hóa nói 우리 uri ảnh hưởng sâu sắc tới tâm tư tình cảm của người Hàn Quốc tới mức khi một nhân viên đi làm công ti, được sếp của anh ta gọi là “우리 A 씨가…” (Anh A của chúng tôi…)
  • 40. vô cùng mừng rỡ vì có cảm giác mình đã thực sự thuộc về tập thể chung là công ti. Cách gọi ấy không phải là cách xưng hô đơn thuần mà là một sự công nhận đóng góp của một thành viên trong một tập thể lớn. Khảo sát hai bộ phim Hàn Quốc bất kỳ bản thoại tiếng Hàn, phim Mary stayed out night 16 tập cho ra 386 lần, phim Wild romance 16 tập cho ra 173 lời thoại có sử dụng từ uri. Trong bản dịch tiếng Việt, phim Mary stayed out night cho ra 285 lần, phim Wild romance cho ra 138 lần sử dụng từ “chúng tôi” và “chúng ta”, tức là đều ít hơn so với lần sử dụng từ uri thực tế trong tiếng Hàn. Vì cộng đồng, tập thể được đặt lên ưu tiên nên người Hàn khi ghi địa chỉ, luôn ghi từ cơ quan hành chính cao nhất đến thấp nhất. Ví dụ 서울시 종로구 혜화동 356-24 아남 아파트 316 동 907 호 được ghi theo trật tự: thành phố Seoul  quận Jongno  phường Hyehwa  chung cư Anam 356- 24  tòa nhà số 316  phòng số 907. Việc xuất hiện hàng loạt các tên gọi cho các nhóm khác nhau như 동문회, 동창회 (hội đồng môn), 동향회 (hội đồng hương), 동호회 (hội đồng sở thích), 반상회 (hội hàng xóm), 시사회 (hội xem phim trước khi phim khởi chiếu), v.v… và các buổi tụ tập khác nhau như 송년회 (tiệc tiễn năm cũ), 신년회 (tiệc chào năm mới) , 사은회 (liên hoan mừng ngày nhà giáo), 회식 (liên hoan công ty), v.v… cũng thể hiện nét văn hóa thích hoạt động tập thể, giao lưu của người Hàn Quốc, thông qua hoạt động của hội, nhóm để kết thân với nhau. 2.2.2. Chủ nghĩa gián tiếp Trong đời sống, người Hàn Quốc luôn cố gắng đạt được sự hòa hợp nhất. Trong lao động sản xuất, do đặc điểm phương thức sản xuất kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên nên người dân Hàn Quốc luôn trọng việc sống hòa hợp với thiên nhiên. Trong xây nhà dựng cửa, vùng
  • 41. việc xây nhà theo quan niệm của họ là nơi có thế mặt hướng sông, lưng tựa núi. Người Hàn Quốc cũng tin vào thuyết âm dương ngũ hành. Trên lá quốc kỳ của Hàn Quốc cũng có vẽ biểu tượng này. Bên cạnh đó, nằm trong xã hội Nho giáo coi trọng sự soi xét của người khác và thể diện của bản thân, người Hàn Quốc có xu hướng hành động dựa trên việc người khác đánh giá về mình như thế nào hơn là dựa trên suy nghĩ và niềm tin của bản thân. Cũng xuất phát từ đặc điểm văn hóa chủ nghĩa tập thể, người Hàn Quốc rất chú ý đến thái độ của đối phương trong giao tiếp, nên trong ngôn ngữ, để duy trì quan hệ thuận hòa với người khác, người Hàn thường không thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình mà sử dụng lối nói vòng, hoặc nói giảm. Ví dụ trước khi trình bày điều gì thường đệm mở đầu câu chuyện bằng các biểu hiện như 저/ 저기 (này anh/ chị ơi), 아시다시피, 아는 것처럼 (như anh/chị biết đấy), 있잖아요 (chuyện là), A 씨 말이에요 (về chuyện của anh A ấy mà), 바쁘신데 (xin lỗi nhưng), 실례지만 (cảm phiền anh/chị), 죄송한데 이 걸 여쭤봐도 돼요? (Xin lỗi nhưng tôi hỏi cái này được không?)… nhằm lôi kéo sự chú ý và đồng thuận của đối phương với nội dung giao tiếp. Khi từ chối yêu cầu hoặc nhờ vả, đề nghị của người khác, nếu không phải có mối quan hệ thân cận, người Hàn Quốc thường dùng cách nói ngập ngừng “글쎄요” (tôi cũng không chắc nữa), “어떡하죠?” (làm thế nào nhỉ?), “안타깝지만” (rất tiếc nhưng mà), “나중에 꼭” (lần sau tôi sẽ nhất định), “힘들 것 같아요” (chắc là khó đấy), “하고 싶지만” (tôi cũng muốn nhưng mà). Khi muốn người khác làm gì cho mình, bên cạnh cách nói “세요” (hãy) thì cách nói “(으)면 감사하겠습니다” (tôi sẽ rất biết ơn nếu), “았/었으면 좋겠다” (nếu làm giúp như thế thì tốt quá) hay dùng câu hỏi “아/어 주시겠어요?”(anh/chị có thể… được không?) cũng rất thông dụng. Ví dụ thay vì “내일 다시 연락
  • 42. lạc lại vào ngày mai) thì cách nói “내일 다시 연락 주셨으면 좋겠어요” (Anh liên lạc lại cho tôi vào ngày mai thì tốt quá) hoặc “내일 다시 연락해 주시겠어요?” (Anh có thể liên lạc lại vào ngày mai được không?) sẽ giúp người nghe giảm bớt cảm giác bị ra lệnh. Một minh chứng khác thể hiện đặc điểm chủ nghĩa gián tiếp của văn hóa Hàn là người Hàn rất hay sử dụng lối nói câu hỏi phủ định để khẳng định hoặc hàm ý nhờ vả. Ví dụ khi một người nói “덥지 않아요?” thì sẽ có 2 ý nghĩa: hoặc là “cậu mặc thế không thấy nóng à?” để khẳng định mặc như vậy trong thời tiết này là nóng, hoặc để gián tiếp nhờ “cậu có thể mở cửa sổ ra không/ bật điều hòa không?...”. Khi hàm ý trách cứ điều gì người Hàn hay nói “다른 사람은 몰라도 너는…” (không biết người khác thế nào chứ cậu thì…), “이러는 거 아니야” (làm vậy không được đâu). Bên cạnh đó, người Hàn rất hay dùng cách nói giảm nói tránh “것 같다”, “듯하다” hiểu theo nghĩa đen là “có lẽ”, “chắc là”, nhưng hàm ý lại có nghĩa là “chắc chắn”. Ví dụ trong câu “지금 늦었니까 내일 다시 전화하는 게 좋을 것 같아요” (Giờ muộn rồi nên để mai gọi lại thì chắc là tốt hơn) thì hàm ý thực là “mai hẵng gọi lại”. 2.2.3. Coi trọng tình cảm Nằm trong khu vực phương Đông, nằm trong thế so sánh với phương Tây, phương Tây duy lý, còn phương Đông duy tình, Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ. Người Hàn rất coi trọng tình cảm, không chỉ trong đối nhân xử thế, mà cả cách nói năng giao tiếp cũng có nhiều biểu hiện thể hiện cung bậc cảm xúc. Trước tiên có thể dẫn chứng về việc người Hàn gọi bố mẹ của bạn bè bằng cách xưng hô trong gia đình là bố, mẹ “아버님”, “어머님” chứ không dùng cách gọi dành cho người đã kết hôn như “아주머니” vì gây ra
  • 43. lạ, khách sáo. Việc gọi người khác bằng cách xưng hô trong thân tộc có vượt qua giới hạn của quan hệ huyết thống, không phân biệt nhà này với nhà kia giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong lần đầu tiên gặp, người Hàn Quốc thường hỏi những câu hỏi riêng tư về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, con cái “죄송하지만 연세가 어떻게 되세요?” (Xin lỗi anh/chị bao nhiêu tuổi?), “죄송하지만 연세를 여쭤 봐도 돼요?” (Xin lỗi nhưng tôi có thể hỏi tuổi của anh/chị được không?”, “결혼하셨어요?” (Anh/chị đã kết hôn chưa?), “형제가 있어요?” (Anh/chị có anh chị em không?), “자녀분 있으세요?” (Anh/chị đã có con chưa?) … gây hiểu lầm là tò mò vào đời tư của người khác nhưng thật ra cách hỏi như vậy có hai lý do, một phần để xác định quan hệ trên dưới tiện cho việc xưng hô, một phần vì người Hàn Quốc rất quan tâm tới người khác, việc biết những điều cơ bản về xuất thân của một người giúp họ tránh có hành động hoặc thái độ không đúng mực. Trong văn hóa uống rượu, việc đi uống rượu cùng nhau đối với người Hàn Quốc là một phương tiện để giao lưu, làm thân chứ không chỉ đơn gian là ăn uống. Mọi người thường rót rượu cho lẫn nhau như một cách để thể hiện tình cảm kính trọng, yêu mến, và người ngỏ lời rủ đi uống sẽ là người trả tiền chứ không phân chia sòng phẳng. Đây cũng là một nét thể hiện văn hóa trọng tình của người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, người Hàn cũng rất coi trọng biểu đạt tình thái trong giao tiếp. Phương tiện ngôn ngữ mà họ dùng để diễn tả nghĩa tình thái là thông qua từ vựng, ngữ pháp và ngữ điệu. Nhờ chúng, sắc thái tình cảm của câu chuyện được biểu đạt phong phú và sinh động hơn. Ví dụ thay vì nói “놀랐어요” (giật mình), người Hàn thường nói “깜짝 놀랐어요” (giật nảy cả mình), “눈물나게 감동적이에요” (cảm động phát khóc) thay vì “감동적이에요” (cảm động), “눈부시게 아름다워요” (xinh rạng rỡ) thay vì “아름다워요”
  • 44. 찾아요” (tìm mỏi mắt), “드럽게 싫어해요” (ghét kinh); hàng loạt các phó từ thể hiện mức độ như “아주”, “진짜”, “매우”, “너무”, “무척”, “마구”, “몹시” đều có nghĩa là “rất”. Khi hai người nói chuyện cũng có rất nhiều câu đặc biệt chỉ để tung hứng cho cuộc trò chuyện được tiếp diễn như “맞아요” (đúng vậy), “하긴” (cũng phải), “그러게말이에요/ 그러게요” (đúng đấy), “그렇죠” (công nhận), “세상에” (ôi trời), “못 말려” (không đỡ được), “이런” (thật là), “내 말이” (mình đã nói rồi mà), “내 말이 그 말이에요” (thì ý mình là thế đó), “그러니까요” (thế mới nói). Bên cạnh đó, trong tiếng Hàn còn có các mẫu ngữ pháp thể hiện cảm xúc của người nói hơn là mang ý nghĩa ngữ pháp, mà không cần dùng thêm trạng từ, hoặc động từ “cảm thấy” như “-겠다” (thể hiện quyết tâm), “-고 말다” (thể hiện cảm giác nuối tiếc, tiếc thay cho), “-는 바람에”, “-는 통에”, “-(으)ㄴ/는 탓에”, “-다가는”… (khi muốn nói đến kết quả tiêu cực), các đuôi kết thúc câu cảm thán rất phát triển như –네요, -군요, -구먼, -겠다, -아/어라…, việc sử dụng linh hoạt các tiểu từ để bổ sung thêm sắc thái của câu, như –이/가 nhấn mạnh vào chủ thể của hành động, -은/는 mang ý nghĩa đối chiếu. Thậm chí có những câu bản thân ngữ pháp đã thể hiện mức độ rồi, nhưng động hoặc tính từ trong câu vẫn được bổ nghĩa thêm bởi một phó từ tách biệt. Ví dụ trong câu “어젯밤에 너무 더운 나머지 잠을 못 잤어요” (Đêm qua trời nóng quá nên không ngủ được), ngữ pháp “-(으)ㄴ 나머지” đã thể hiện ý nghĩa do mức độ của hành động, hoặc tính chất của vế trước quá nghiêm trọng nên dẫn tới một kết quả nào đó, nhưng trong câu vẫn có thể dùng thêm phó từ “너무” (quá) để bổ nghĩa cho tính từ “덥다” (nóng).
  • 45. kiệm Nếu đã từng tiếp xúc với người Hàn, chắc hẳn không khó để nhận ra họ có một phong cách làm việc lúc nào cũng gấp gáp nhanh chóng. Có người lý giải rằng đó là vì Hàn Quốc có khí hậu lạnh, nên để chống lại cái lạnh cắt da cắt thịt, người Hàn luôn có tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn. Còn theo chúng tôi, bên cạnh lí do về thời tiết, còn có lí do về lịch sử. Cảnh sống nghèo khổ kéo dài sau nhiều năm chiến tranh đã khiến họ trân trọng thời gian hơn (trong tiếng Hàn cũng có câu 시간은 금이다 (thời gian là vàng là bạc), 오늘 할 일을 내일로 미루지 마라 (việc hôm nay chớ để ngày mai)). Cũng chính vì nét tính cách này, mà người Hàn trong giao tiếp có xu hướng tối giản câu văn nhất có thể. Chúng tôi gọi chung đặc điểm này là tính tiết kiệm. Tính tiết kiệm trong hoạt động ngôn ngữ của người Hàn được thể hiện qua những mặt sau đây. Trước hết, tính tiết kiệm thể hiện qua việc người Hàn rất hay lược bỏ thành phần câu như chủ ngữ, hoặc tân ngữ khi đặt câu, đặc biệt là chủ ngữ, mà vẫn không làm ý nghĩa của câu bị thay đổi hoặc sai lệch. Có hai lí do khiến việc tỉnh lược này trở nên có thể. Thứ nhất, tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính, mỗi thành phần của câu đều có các tiểu từ cách đi kèm để giúp xác định ý nghĩa ngữ pháp của chúng trong câu. Vì vậy khi tỉnh lược bớt một thành phần câu, vẫn có thể xác định được chức năng của thành phần còn lại nhờ tiểu từ cách. Lý do thứ hai là những đối tượng đã nhắc tới trước đó thì không cần nhắc lại vẫn hiểu được nghĩa của câu. Ví dụ, khi giới thiệu bản thân, từ “저는” (tôi) không cần phải lặp đi lặp lại mỗi khi bắt đầu một câu mới: 안녕하세요? 저는 옌입니다. (저는) 베트남에서 왔습니다. (Xin chào. Tôi là Yến. Tôi đến từ Việt Nam).