Tiểu luận phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm kỉ luật của công chức quản lý

Tiểu luận phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm kỉ luật của công chức quản lý
Tiểu luận Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức

Dưới đây là Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức mà AD muốn chia sẻ đến các bạn đang học chuyên ngành Luật, đặc biệt là đối với các bạn đang học môn Luật hành chính. Đây là một đề tài về Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức đã đạt 9 điểm của bạn sinh viên khóa trước, cho nên bài mẫu này cực kì xứng đáng để các bạn tham khảo.

Thời gian tới đương nhiên sẽ có khối lượng tài liệu đồ sộ về Luật và các ngành khác tại Viettieuluan, vì thế các bạn theo dõi Viettieuluan để cập nhật thông tin nhanh hơn nhé, tài liệu tại đây hoàn toàn miễn phí, các bạn tham khảo thoải mái và vận dụng vào bài làm của mình, chúc các đạt điểm tốt.

Ngoài ra, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, khóa luận,… và các bài luận bằng ngôn ngữ tiếng anh, nhật, hàn,… Các bạn có nhu cầu cần thuê người viết thì chủ động liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nha.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC KỶ LUẬT ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

1.1. Các khái niệm ở Tiểu luận Phân tích các hình thức kỷ luật

1.1.1. Khái niệm Viên chức

Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) (“sau đây được gọi làLuật Viên chức 2010”) đưa ra khái niệm về viên chức như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Từ khái niệm nêu trên, có thể hiểu viên chức là một tên một nghề mà theo đó người làm nghề này phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định, bao gồm:

(i) Là công dân Việt Nam (tức người có quốc tịch Việt Nam);

(ii) Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc; ( Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức )

Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Ví dụ như: Trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội, Đài truyền hình Việt nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân,….

Viên chức làm việc cho đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc thay vì biên chế như một đối tượng khác.

(iii) Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, lương của viên chức do đơn vị sự nghiệp công lập trả từ quỹ lương của đơn vị đó, không liên quan tới tiền của Nhà nước hay Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, để là một viên chức, cá nhân phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời cả ba yêu tố nêu trên.

1.1.2. Khái niệm Hình thức kỷ luật

Mặc dù được sử dụng một cách phổ biến trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào đưa ra khái niệm về hình thức kỷ luật. Để giải thích được khái niệm này, ta nhìn từ góc dộ bản chất các yếu tố cấu thành nên khái niệm như sau:

Trước hết về kỷ luật, đây là những quy tắc xử sự chung được ban hành bởi một cơ quan, tổ chức nhằm điều chỉnh và yêu cầu chấp hành đối với tất cả thành viên trong cơ quan, tổ chức đó. Kỷ luật không nhất thiết phải mang tính pháp lý, theo đó nếu được ban hành bởi nhà nước thì tính pháp lý được thể hiện rõ ràng, còn nếu kỷ luật được ban hành bởi một cơ quan, tổ chức mà không phải nhà nước thì không mang tính pháp lý. Ví dụ: kỷ luật lao động do người sử dụng lao động đặt ra yêu cầu người lao động trong doanh nghiệp phải chấp hành, tuân thủ. Kỷ luật lao động trong doanh nghiệp này không mang tính pháp lý.

Tiếp theo, hình thức được hiểu là cách thức, phương thức thể hiện ra bên ngoài thành một hình thái nhất định.

Như vậy, có thể hiểu hình thức kỷ luật chính là cách thức được áp dụng để xử lý đối với cá nhân có hành vi vi phạm những quy tắc sử xự chung được ban hành bởi một cơ quan, tổ chức có hiệu lực áp dụng đối với thành viên của cơ quan, tổ chức đó.

1.1.3. Khái niệm Hình thức kỷ luật đối với viên chức

Từ những phân tích nêu trên về khái niệm “viên chức” và “hình thức kỷ luật” có thể hiểu hình thức kỷ luật đối với viên chức chính là cách thức xử lý đối với cá nhân có hành vi vi phạm những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành có hiệu lực áp dụng đối với viên chức. ( Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức )

Có thể hiểu rằng, hình thức kỷ luật đối với viên chức cũng chính là cách chịu trách nhiệm pháp lý của viên chức đối với hành vi vi phạm kỷ luật của mình được quy định tại pháp luật có liên quan. Hiện nay, các vấn đề pháp lý về viên chức nói chung và hình thức kỷ luật viên chức nói riêng được quy định tại Luật Viên chức 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

1.2. Đặc điểm Hình thức kỷ luật đối với viên chức trong bàiTiểu luận Phân tích các hình thức kỷ luật 

Với bản chất là đối tượng đặc biệt được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật, hình thức kỷ luật đối với viên chức mang một số đặc điểm nhất định sau đây:

Một là, hình thức kỷ luật đối với viên chức mang tính pháp lý.

Xuất phát từ lý do viên chức là đối tượng làm việc trong các cơ quan, tổ chức được thành lập bởi các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, bởi vậy, các quy định về kỷ luật sẽ được ban hành bởi Nhà nước và cụ thể hóa dưới hình thức pháp luật. Hình thức kỷ luật đối với viên chức mang tính chất như một khuôn mẫu, bắt buộc viên chức phải chấp hành theo, nếu không thực hiện đúng với uqy định đề ra sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật đó. Và cụ thể, những quy định chung nhất về vấn đề liên quan tới Viên chức được quy định tại Luật Viên chức 2010.

Hai là, các hình thức kỷ luật đối với viên chức chỉ áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức.

Là một đối tượng mang mang đặc tính riêng biệt, khác biệt so với những đối tượng khác trong xã hội và trong cả cơ quan nhà nước như công chức, cán bộ, bởi vậy những hình thức kỷ luật được pháp luật đặt ra chỉ áp dụng riêng đối với viên chức. Điều này cũng đã được Luật Viên chức 2010 khẳng định rõ ràng tại nội dung quy định là áp dụng đối với viên chức thay vì gọi chung một đối tượng không cụ thể.

Thứ ba, chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức theo quy định pháp luật.

Theo đặc điểm đầu tiên, với tính chất pháp lý của hình thức kỷ luật đối với viên chức, nhưng quy định liên quan đến nội dung này đều phải được thể chế hóa cụ thể trong quy định pháp luật chuyên ngành. Bởi vậy, các chủ thể không thể sử dụng một hình thức kỷ luật khác được quy định tại văn bản khác không mang tính pháp lý để áp dụng xử lý đối với hành vi vi phạm kỷ luật của viên chức. Có thể nói, đây là đặc điểm góp phần đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong quá trình thực hiện, tránh sự lạm dụng chức quyền của các cá nhân khi đưa ra hình thức kỷ luật đối với viên chức. ( Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức )

1.3. Ý nghĩa của Hình thức kỷ luật đối với viên chức ở bài Tiểu luận 

Như những hình thức kỷ luật khác, hình thức kỷ luật đối với viên chức cũng mang những mục đích, ý nghĩa nhất định khi được ban hành và áp dụng vào thực tiễn.

Bằng việc đặt ra những biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm kỷ luật chung đã được pháp luật quy định, hình thức kỷ luật giúp tạo một tiền đề, được coi là cơ sở để xử lý các hành vi không chuẩn chỉ, sai phạm của viên chức trong công tác hoạt động. Qua việc áp dụng các hình thức kỷ luật không những thể hiện được thái độ nghiêm minh, yêu cầu chấp hành quy định của pháp luật mà còn có ý nghĩa răn đe đối với những viên chức khác chưa, đã hoặc đang có suy nghĩ hoặc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, đây cũng là vật liệu quan trọng góp phần xây dựng và tạo nền nếp, kỷ cương, kỷ luật cho đội ngũ viên chức trong công việc. Nhìn xa hơn, với chất lượng đội ngũ viên chức ngày càng nâng cao sẽ góp phần đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, lề lối làm việc và tệ nạn khác trong môi trường làm việc của viên chức. Đặc biệt, từ những giá trị, ý nghĩa nhận được ở trên, hình thức kỷ luật đối với viên chức sẽ là tiền đề, hành lang dần dần xây dựng lên hình tượng viên chức đẹp cùng thái độ tin tưởng và đề cao đối với những con người “có đức, có tài” trong tư tưởng của quần chúng nhân dân, tạo dựng niềm tin vào Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó xây dựng quốc gia ngày càng vững mạnh hơn.

Tiểu luận phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm kỉ luật của công chức quản lý
Tiểu luận Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HÌNH THỨC KỶ LUẬT ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định cụ thể tại Luật Viên chức 2010 và được giải thích chi tiết tại các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

Căn cứ theo quy định Điều 52 Luật Viên chức 2010, các hình thức kỷ luật đối với viên chức được chia làm 4 loại, được áp dụng đối với viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. Theo đó, với mỗi hình thức kỷ luật khác nhau sẽ áp dụng đối với từng hành vi vi phạm kỷ luật ở tính chất, mức độ vi phạm khác nhau: ( Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức )

2.1. Hình thức kỷ luật khiển trách

Đây là hình thức kỷ luật đầu tiên, cũng là hình thức kỷ luật nhẹ nhất trong 4 hình thức áp dụng đối với viên chức. Chính bởi vậy, hình thức này áp dụng đối với những hành vi vi phạm lần đầu và hậu quả gây ra ít nghiêm trọng, thuộc các trường hợp sau: (i) Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; (ii) Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; (iii) Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; (iv) Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị; (v) Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; (vi) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; (vii) Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; (viii) Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp; (ix) Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

2.2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo Tiểu luận Phân tích các hình thức kỷ luật

Đây là hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp: (i) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị xử lý bằng hình thức khiển trách đã được nêu ở trên; (iii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng nhưng thuộc một trong các trường hợp: (-) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; (-) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng

Có thể thấy, ở hình thức kỷ luật này, mức độ nguy hiểm và hậy quả gây ra của hành vi vi phạm đã tăng lên so với hình thức kỷ luật khiển trách. Cụ thể nếu như khiển trách chỉ là vi phạm lần đầu và hậu quả ít nghiêm trọng thì đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo đa phần áp dụng đối với hành vi tái phạm hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng. ( Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức )

2.3. Hình thức kỷ luật cách chức được viết trong bài Tiểu luận Phân tích các hình thức kỷ luật

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là “Nghị định 112/2020/NĐ-CP”), hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý. Cụ thể, những viên chức này thuộc một trong những trường hợp vi phạm như sau: (i) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị xử lý bằng hình thức khiển trách đã được nêu ở trên; (iii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại mục iii của hình thức kỷ luật cảnh cáo nêu trên và (iv) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ

Như vậy có thể thấy, trong hình thức kỷ luật này, mức độ vi phạm của các hành vi một lần nữa tăng lên so với hai hình thức trước đó, thể hiện ở việc tái phạm sau khi bị cảnh cáo hay hậu quả gây ra là rất nghiêm trọng. Đồng thời ở hình thức này cũng bổ sung thêm trường hợp về việc sử dụng giấy tờ không hợp pháp.

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO 

2.4. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc

Đây là hình thức kỷ luật cuối cùng của viên chức, theo đó hình thức này áp dụng đối với viên chức thực hiện hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị xử lý bằng hình thức khiển trách đã được nêu ở trên; (iii) Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại mục iii của hình thức kỷ luật cảnh cáo nêu trên; (iv) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; (v) Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Có thể thấy, đối với hình thức buộc thôi việc, đây cũng là hình thức xử lý kỷ luật nặng nề nhất đối với viên chức và cũng được áp dụng đối với những hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng nhất, lên tới đặc biệt nghiêm trọng. ( Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức )

Ngoài ra, trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định, song song cùng việc áp dụng các hình thức kỷ luật nêu trên, viên chức vi phạm còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp nhất định.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên về từng hình thức kỷ luật đối với viên chức, nhận thấy rằng, việc kỷ luật đối với viên chức được áp dụng hình thức kỷ luật chia theo hai đối tượng. Cụ thẻ với đối tượng là viên chức nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo, việc kỷ luật chỉ được áp dụng một trong ba hình thức: khiển trách, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc. Tuy nhiên đối với viên chức là quản lý thì hình thức kỷ luật tăng thêm một loại đó là cách chức. Điều này cũng phần nào cho thấy được tính công bằng trong quy định, khi quản lý là người ra quyết định, chỉ thị, do vậy trách nhiệm phải chịu cũng cần cao hơn đối với những viên chức thông thường. Điều này tạo ra cơ chế kiểm soát, chỉn chu thực hiện ngay từ phía trên cho xuống bên dưới, tăng hiệu quả của công việc.

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN NGÀNH LUẬT

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC KỶ LUẬT ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật 

Quy định về hình thức kỷ luật đối với viên chức trong thời gian những năm trở lại đây, đặc biệt là khi có Luật sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Viên chức 2010 và Nghị định 112/2020/NĐ-CP ban hành để hướng dẫn, giải thích chi tiết đã có bước thay đổi tích cực, phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên xét về nội dung, trên thực tiễn quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức không có nhiều sự thay đổi trong đó.

Nhìn một cách tổng quan, những quy định hiện hành đã có sự phù hợp nhất định về cách đưa ra những hình thức kỷ luật cho đến việc phân chia trường hợp áp dụng đối với từng hình thức. Những quy định này đã đảm bảo được tính công bằng, phù hợp với yêu cầu, mục đích răn đe, tác động tích cực hơn tới thực trạng vi phạm kỷ luật trong viên chức hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn một cách chi tiết hơn, vẫn còn tồn tại vướng mắc trong quá trình áp dụng liên quan đến quy định pháp luật hiện hành về hình thức kỷ luật đối với viên chức này. Cụ thể là quy định liên quan đến xác định trường hợp thông qua mức độ hậu quả của hành vi vi phạm. Như đã được phân tích ở trên, trong các hình thức kỷ luật đối với viên chức được phân biệt thông qua các khái niệm như “hậu quả ít nghiêm trọng”, “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng” và “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Mặc dù tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã đưa ra quy định để giải thích đối với từng thuật ngữ này, tuy nhiên nội dung đưa ra vẫn được xác định dưới dạng định tính. Hay nói cách khác là chưa có sự xác định ranh giới rõ ràng, cụ thể và vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người ra quyết định.

3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện bài Tiểu luận Phân tích các hình thức kỷ luật

Xuất phát từ thực tiễn vướng mắc về quy định pháp luật đã được nêu ra ở trên, có thể nhận thấy rằng, cần thiết phải có sự thay đổi nhằm hoàn thiện quy định pháp luật một cách kịp thời liên quan đến nội dung nêu trên. ( Tiểu luận: Phân tích các hình thức kỷ luật đối với viên chức )

Cụ thể, nhà nước cần sớm ban hành các quy định pháp luật để sửa đổi hoặc làm rõ hơn về việc phân định về mức độ hậu quả của hành vi vi phạm kỷ luật gây ra. Theo đó, các quy định này có thể vừa mang tính định tính nhưng phải có tính định lượng để xác định cụ thể, chính xác và có căn cứ xác đáng hơn. Tính định lượng có thể là đưa ra mức độ, giới hạn thiệt hại về mặt tài sản tương ứng. Đây cũng là cách mà việc xử lý vi phạm hành chính hiện nay đang áp dụng và hoàn toàn hiệu quả trên thực tế.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật về hình thức kỷ luật, các cơ quan, tổ chức cũng cần đồng thời nâng cao chất lượng, kiến thức chuyên môn, hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ viên chức nói riêng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện việc áp dụng các hình thức kỷ luật đối với viên chức cũng cần được chú trọng, tăng cường thực hiện để nâng cao hơn nữa, tránh việc lạm dụng quyền lực đưa ra những quyết định làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

DOWNLOAD

Hiện tại, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, khóa luận,… đa dạng các ngành, bài luận. Các bạn có nhu cầu cần thuê người viết thì chủ động liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nha.