Tiêu chuẩn đánh giá khả năng chống cháy bê tông

  • Gạch Bê Tông Nhẹ AAC
  • Giới Thiệu
  • Sản Phẩm
    • Gạch Nhẹ AAC – Gạch Bê Tông Chưng Áp AAC
    • Tấm Bê Tông Nhẹ – Tấm Panel ALC
    • Tấm Bê Tông Làm Sàn – Tấm Bê Tông Nhẹ Làm Mái ALC
    • Vữa Xây Tô Gạch Nhẹ AAC & Tấm Panel ALC
    • Keo Dán Gạch – Keo Ốp Lát Gạch Đá
    • Keo Chà Ron – Keo Chít Mạch
  • Tin tức
  • Liên Hệ

Liên hệ

Tên sản phẩm: Gạch chống cháy cách nhiệt (AAC)

Kích thước: Dài 600mm, Rộng 200, 300, 400mm, Dày 75, 100, 150, 200mm

Cường độ nén: 3.5 – 5.0 Mpa

Khối lượng thể tích khô: 550kg/M3 – 750kg/M3

Hệ số dẫn nhiệt: 0,11-0,15 W/mK

Hệ số co khô: <= 0,2 (mm/m)

Hệ số khả năng chống cháy: 4-8h (Thí nghiệm test ở Úc, Singapore, Việt Nam)

Đăng nhập

Trong lĩnh vực an toàn cháy, chỉ số về giới hạn chịu lửa-thuật ngữ REI là một khái niệm phổ biến, rất được các chủ đầu tư và cơ quan chức năng quan tâm. Vậy chỉ số REI là gì, áp dụng cho khối xây hay cho vật liệu cấu thành nên khối xây, … là những câu hỏi nhiều người quan tâm tìm hiểu.

Chỉ số REI là khả năng chống cháy (giới hạn chịu lửa) của một cấu kiện, được xác định theo 3 tiêu chí: Tính ổn định (khả năng chịu tải), tính toàn vẹn (không nứt gãy, bể vỡ) và khả năng cách nhiệt (không cháy lan).

R (Load-Bearing): Tải trọng chịu lực. Khả năng bảo tồn đặc tính cơ học và chịu tải có liên quan trong một đám cháy thông thường.

E (Integrity): Tính toàn vẹn. Là giới hạn mà tại đó cấu kiện vẫn được duy trì toàn vẹn mà không bị nứt gãy, bể vỡ, …

I (Thermal Insulation): Khả năng cách nhiệt. Là giới hạn mà tại đó, cấu kiện vẫn giữ được khả năng ngăn cháy lan.

Chỉ sô chống cháy REI là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu thí nghiệm chịu lửa theo chế độ gia nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi cấu kiện bắt đầu xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu mất khả năng chịu tải, tính toàn vẹn, chống cháy lan. REI được biểu thị bằng phút, thường là 30, 60, 90, 120, 150,… Theo qui định an toàn cháy trong xây dựng cho từng loại công trình và yêu cầu của chủ đầu tư (không thấp hơn so với qui định), đơn vị tư vấn thiết kế lựa chọn chỉ REI thích hợp.

REI và qui định kỹ thuật về an toàn cháy trong xây dựng- QCVN 06/BXD.

Thử nghiệm giới hạn chịu lửa của tường gạch

Trong lĩnh vực xây dựng, năm 2010, Bộ xây dựng đã ban hành QCVN 06/BXD về các Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, sau đó là bản chỉnh sửa năm 2020, 2021.

Phân loại kỹ thuật về cháy được nêu rõ trong phần 2 của QCVN 06:2021/BXD. Chi tiết chỉ số REI cho từng loại tường xây (bao gồm cả cấu kiện chịu lực và cấu kiện không chịu lực) được nêu trong phụ lục F-Giới hạn chịu lửa danh định của một số cấu kiện kết cấu của QCVN 06:2021/BXD.

Theo mục 2.2 của QC 06:2021/BXD, Vật liệu xây dựng (VLXD) được phân loại theo Tính nguy hiểm cháy, mà không phân loại theo tính chịu lửa. Còn cấu kiện xây dựng (tường xây) được phân loại theo cả Tính nguy hiểm cháy và Tính chịu lửa. Trong đó, tính chịu lửa đặc trưng bằng giới hạn chịu lửa: chỉ số REI.

Một số vật liệu xây dựng sau được xếp vào nhóm vật liệu không cháy: các vật liệu vô cơ nói chung, như bê tông, gạch bê tông, đất sét nung, gốm, kim loại, vữa trát, …

Có thể thấy rằng, REI (hoặc EI) là chỉ số giới hạn chịu lửa chỉ áp dụng cho các cấu kiện xây dựng, không áp dụng cho các vật liệu xây dựng như gạch, vữa, …

Thực tế áp dụng chỉ số REI trong công tác xây dựng

Không phải lúc nào các qui định và ý nghĩa của REI cũng được hiểu và áp dụng một cách đúng đắn. Trên thực tế, nhà cung cấp vật liệu thường được yêu cầu cung cấp chứng chỉ thử nghiệm giới hạn chịu lửa của vật liệu, trong khi theo đúng qui định thì chứng chỉ cấp cho khối xây. Mặt khác, chi phí thử nghiệm giới hạn chịu lửa thường bị bỏ sót, không đưa vào trong dự toán của công trình. Giải pháp cho việc này là các đơn vị tư vấn thiết kế nên đưa chi phí thử nghiệm vào dự toán. Đối với các công trình không có dự toán, các bên nên bàn bạc, thỏa thuận trước để tránh phát sinh về sau. Các công trình xây dựng ngày nay không chỉ đòi hỏi cao về tính năng thẩm mỹ, quy mô công trình, mà những tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) cũng được giám sát chặt chẽ. Điều này không chỉ xuất phát từ trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đến từ sự quan tâm của khách hàng, sự đầu tư nghiêm túc của các chủ đầu tư dự án. Đặc biệt là đối với các dự án nhà cao tầng, nhà ở chung cư, các yêu cầu an toàn về PCCC được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt, nó không dừng ở thiết kế, hệ thống MEP. Mà ngay từ đầu, nó phải được nâng cao bằng khả năng chống cháy từ các vật liệu xây thô mà điển là dòng gạch bê tông nhẹ AAC – Gạch chưng áp chống cháy.

Gạch bê tông nhẹ AAC EBLOCK có khả năng chống cháy từ 2-4h

GẠCH CHỐNG CHÁY LÀ GÌ?

Gạch chống cháy là loại gạch dùng để xây các kết cấu tường bao, vách ngăn của công trình. Trong đó vật liệu gạch xây phải đảm bảo khả năng về chịu lửa theo yêu cầu của cơ quan PCCC, đạt tiêu chuẩn EI. Mà EI chính là chỉ số thể hiện khả năng cách nhiệt, tính toàn vẹn của vật liệu trong khi hỏa hoạn.

Trước đây, việc sử dụng gạch chống cháy thường áp dụng cho các công trình riêng biệt. Giả sử như: nhà xưởng sản xuất ở nhiệt độ cao, các lò nung đốt v.v…Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của dòng gạch xây từ bê tông khí chưng áp với khả năng chống cháy, cách nhiệt vượt trội nhờ cấu trúc bọt khí. Giúp cho sản phẩm được sử dụng rộng rãi hơn không chỉ bởi công năng giảm tải kết cấu tường bao, vách ngăn mà còn nhờ tính năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao.

An tâm sống trong tổ ấm của mình khi sử dụng gạch bê tông nhẹ AAC EBLOCK

GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC

Gạch bê tông nhẹ AAC (gạch AAC) là sản phẩm được sản xuất từ vật liệu bê tông khí chưng áp AAC. Dòng gạch AAC có ưu điểm nhẹ, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt là khả năng chống cháy đạt tiêu chuẩn rất cao và đã được cơ quan chức năng chứng nhận.

Cấu Tạo

Gạch AAC chống cháy có cấu trúc bọt khí nhỏ liên kết bền vững bên trong. Trải qua quá trình chưng áp ở nhiệt độ cao, sản phẩm tạo thành ở dạng vật liệu đồng nhất và ổn định. Tường gạch chống cháy bê tông khí có thể chịu nhiệt độ từ 1200°C mà không gây ra các biến dạng vật lý.

Đồng thời cấu tạo gạch siêu nhẹ chống cháy cũng đạt được các chỉ số về khả năng chịu lực theo TCVN. Thông thường, gạch AAC có cường độ nén tiêu chuẩn B3 tức ≥ 3.5Mpa.

Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản

Đối với gạch AAC kích thước 600x200x100mm phù hợp xây tường vách ngăn chiều dày 10cm. Với kích thước như vậy, loại gạch này đạt tiêu chuẩn chống cháy EI180. Tức là khả năng đảm bảo tính cơ học, cách nhiệt và tính toàn vẹn của vật liệu trong 180 phút.

Đối với gạch AAC kích thước 600x200x150mm và 600x200x200mm. Tương ứng chiều dày thi công là 15cm và 20cm. Gạch siêu nhẹ chống cháy này đạt tiêu chuẩn EI240. Tức là đảm bảo tính ổn định, khả năng cách nhiệt và tính toàn vẹn của vật liệu trong 240 phút khi xảy ra hỏa hoạn.

Đây là chỉ số rất cao mà bê tông khí chưng áp đã chứng minh trên khắp thế giới. Riêng đối với dòng sản phẩm lắp ghép bê tông khí áp chưng AAC EBLOCK, cũng đạt các tiêu chuẩn về chống cháy tương ứng.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA AAC EBLOCK

Mô tả Đơn vị Số lượng Ghi chú Khối lượng thể tích khô * kg/m3 460 – 700 Khối lượng thể tích tự nhiên * kg/m3 500 – 910 Bao gồm hàm lượng ẩm Cường độ chịu nén * MPa 3.0 – 7.5 Hệ số dẫn nhiệt (khi khô) ** W/m.K 0.11 – 0.16 Hệ số cách âm (STC) *** dB 37 – 50 Độ chống cháy **** Giờ 2 – 4

Chú thích:

Cấu kiện AAC EBLOCK có nhiều cấp cường độ: 3.0; 3.5; 4.0; 5.0; 6.0; 7.0; 7.5 MPa

(*) Cấp cường độ càng cao thì khối lượng thể tích (kg/m3) càng lớn

(**) Độ dẫn nhiệt tăng lên khi khối lượng thể tích tăng

(***) Hệ số cách âm tăng lên khi khối lượng diện tích tăng lên. Tường AAC có độ dày 100mm (không tô) có Hệ số cách âm 37dB, tường AAC có khối lượng thể tích 700 kg/m3 và dày 200mm có hệ số cách âm khoảng 50 dB

(****) Tường càng dày thì độ chống cháy càng lớn

GẠCH AAC BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP EBLOCK CÓ TỐT KHÔNG?

Gạch AAC EBLOCK chống cháy đã nhận được chứng nhận về các tiêu chuẩn vượt trội hơn hẳn so với gạch thông thường và một vật liệu xây dựng kết cấu thô hiện nay. Ngoài việc đáp ứng được tính năng chịu lực, dễ dàng thi công. Gạch AAC EBLOCK còn đem lại các lợi ích lớn ở khả năng tiết kiệm chi phí kết cấu nền móng. Nâng cao chức năng sử dụng ở khả năng cách âm, cách nhiệt, chống nóng gần gấp 8 lần gạch thông thường.

Đánh giá về khả năng chống cháy, gạch bê tông khí chưng áp AAC EBLOCK có tiêu chuẩn chống cháy cao, được chứng nhận và kiểm nghiệm chặt chẽ. Điều này không những cải thiện công năng sử dụng cho công trình, mà đồng thời cũng đáp ứng được tiêu chí của người tiêu dùng luôn hướng tới là tính năng an toàn của sản phẩm.

Với mật độ xây dựng dày đặc như hiện nay, khả năng PCCC của vật liệu sẽ là một góc nhìn quan trọng đối với mọi công trình. Chính vì vậy, sử dụng bê tông khí chưng áp AAC được đánh giá là xu hướng lựa chọn vật liệu thông minh của người tiêu dùng.

Chủ đề