Tiền việt nam hiện nay có bao nhiêu mệnh giá

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ tiền phát hành năm 1978 là bộ tiền đầu tiên đơn vị này phát hành trong phạm vi cả nước, mở ra một trang mới trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Trước đó, dù hệ thống ngân hàng hai miền Nam - Bắc đã được hợp nhất vào tháng 7.1976, nhưng mỗi miền vẫn tạm thời lưu hành đồng tiền riêng. Bộ tiền năm 1978 này gồm cả tiền kim loại và tiền giấy. Về tiền giấy, bộ tiền phát hành gồm các tờ có mệnh giá: 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng.

Sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam cho biết: Sau đợt phát hành năm 1978, tới năm 1980, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung 4 loại tiền giấy: 2 đồng, 10 đồng, 30 đồng và 100 đồng. Như vậy, đợt phát hành năm 1980 có tiền giấy 30 đồng. Tiền giấy 30 đồng này có kích thước 144 x 71 mm, màu tím hồng. Trong tư liệu ảnh có hình tiền giấy 30 đồng, seri chữ lớn in vào năm 1980 và tiền giấy 30 đồng seri chữ nhỏ in vào năm 1980.

Cũng theo sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam, tới năm 1985, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đợt phát hành tiền tiếp theo. Đợt này có điểm đặc biệt là Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định cho phép Ngân hàng Nhà nước đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước cũ bằng 1 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước mới. Đợt đổi tiền này bắt đầu từ 14.9.1985, là một phần trong cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền nhằm mục đích điều chỉnh và ổn định sức mua của đồng tiền.

Lần thu đổi tiền này chỉ thực hiện với các loại tiền có mệnh giá từ 20 đồng trở lên và chỉ phát hành tiền giấy, không phát hành tiền kim loại. Các mệnh giá tiền gồm: 5 hào, 1 đồng, 3 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng.

Như vậy, ở đợt phát hành tiền năm 1985, Việt Nam tiếp tục có tiền giấy 30 đồng. Tờ tiền này kích thước 150 x 75 mm, màu xanh - hồng. Mặt trước in mệnh giá ba mươi đồng và số 30. Mặt sau in hình ảnh chợ Bến Thành.

Trái quy luật và vận động thay đổi tư duy

Tờ tiền 30 đồng của Việt Nam là một tờ tiền hiếm và đặc biệt. Thông thường, các đồng tiền có quy tắc mệnh giá là 1 - 2 - 5. Có nghĩa là các tờ tiền sẽ có mệnh giá 1 - 2 - 5 - 10 - 20 - 50 đồng... Điều này giúp người tiêu dùng tiền có thể tạo ra những tổng tiền mong muốn với phép tính tối ưu nhất. Việc sử dụng quy tắc này cũng sẽ góp phần giảm thiểu chi phí in tiền, nhưng ở Việt Nam, tiền 30 đồng còn được phát hành tới 2 lần.

Về tiền giấy 30 đồng này, cuốn Lịch sử đồng tiền Việt Nam chỉ cung cấp thông tin hình dáng, năm phát hành và không có bình luận đặc biệt gì. Tuy nhiên, thông tin trong cuốn sách cho biết, vào đợt in bổ sung tiền năm 1987, các tờ tiền được in đều có mệnh giá lớn hơn nhiều lần so với các tờ tiền năm 1985. Theo đó, sau đợt đổi tiền tháng 8.1985, lạm phát tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt, tiền mặt thiếu trầm trọng. “Lượng tiền phát hành vào lưu thông rất lớn. Thống kê cho thấy, năm 1986, một năm sau ngày đổi tiền, mức tiền phát hành vào lưu thông bằng 4,7 lần năm 1985; năm 1987 bằng 3,6 lần năm 1986; và năm 1988 bằng 5,3 lần năm 1987, dẫn đến việc phải phát hành bổ sung 1987 - 2000”, sách viết.

Có thể thấy, cả 2 lần phát hành tờ tiền 30 đồng này đều trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo. Lúc này, cả nước đang chật vật với kinh tế kế hoạch, tư duy duy ý chí trong kinh tế. Những quan điểm cởi trói kinh tế bao cấp cũng đã xuất hiện, song không phải ở đâu cũng được ủng hộ.

Cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989 của nhà nghiên cứu Đặng Phong cũng chỉ ra những biến động trong thời kỳ của 2 lần in tiền 30 đồng này. Theo đó, vào những năm 1979 - 1980 có phong trào phá rào với chủ trương bung ra, cởi trói cho sản xuất. Việc này tuy có tháo gỡ được khó khăn, hé mở hướng đi mới, nhưng theo ông Đặng Phong, “đã gọi là phá rào thì ít nhiều đều vi phạm tính kỷ cương nói chung và khó tránh khỏi những hiện tượng lộn xộn mất trật tự”.

Tới năm 1983, cởi trói và phá rào dẫn tới tình trạng vô tổ chức trong các quan hệ kinh tế. Sau đó, việc lập lại trật tự thời kỳ 1983 - 1984 được ông đánh giá là một bước lùi về tư duy. “Tranh mua, tranh bán tất nhiên đẩy giá lên. Đẩy giá lên thì khả năng thu mua của nhà nước lại thấp xuống. Ngân sách thiếu hụt, phải phát hành thêm tiền và lạm phát lại tăng cao... Tất cả những diễn biến trên làm cho những ý tưởng đột phá, cải cách bắt đầu bị đặt những câu hỏi về hướng đi. Những quan điểm bảo thủ, cũ kỹ lại có căn cứ để thực hiện việc siết lại bằng những kỷ cương kinh tế truyền thống”, ông Phong phân tích.

Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành vào lưu thông bộ tiền mới nhằm bổ sung cơ cấu, mệnh giá đồng tiền trong lưu thông, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Trong đó, tiền polymer có các mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ. Tiền giấy (cotton) có các mệnh giá 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ, 100đ vẫn song song lưu hành với bộ tiền mới.

Các mệnh giá tiền polymer

1. Giấy bạc 500.000 đồng được phát hành ngày 17/12/2003. Tờ tiền có kích thước: 152mm x 65mm, được in bằng chất liệu polymer; có màu sắc tổng thể là màu lơ tím sẫm.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

2. Giấy bạc 200.000 đồng được phát hành sau giấy bạc mệnh giá 500.000 đồng, cụ thể ngày phát hành của mệnh giá này là 30/8/2006. Với kích thước 148mm x 65mm, in cũng bằng chất liệu polymer, màu sắc tổng thể của tờ tiền là màu đỏ nâu.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh vịnh Hạ Long - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

3. Giấy bạc 100.000 đồng được phát hành năm 2004, kích thước là: 144mm x 65mm, tiếp tục được in bằng chất liệu polymer. Nhìn tổng thể hoa văn trang trí, nội dung mặt trước và mặt sau đều là màu xanh lá cây đậm.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh văn miếu - Quốc Tử giám - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

4. Mệnh giá tiền thứ tư được in bằng chất liệu polymer là giấy bạc 50.000 đồng phát hành ngày 17/12/2003. Màu sắc tổng thể của tờ tiền là màu nâu tím đỏ.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Huế - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

5. Giấy bạc 20.000 đồng phát hành cùng năm với giấy bạc 200.000 đồng, cũng được in từ chất liệu polymer, màu sắc tổng thể là màu xanh lơ đậm.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

6. Cùng năm 2006, giấy bạc 10.000 đồng chất liệu polymer được phát hành với màu nâu đậm trên nền màu vàng xanh. Tờ giấy bạc này này có kích thước nhỏ nhất trong các mệnh giá giấy bạc in bằng chất liệu polymer.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác dầu khí - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Tiền giấy cotton

Song song với các mẫu giấy bạc mệnh giá cao được in bằng polymer là giấy bạc mệnh giá nhỏ, in bằng chất liệu cotton được phát hành trước đó đến vài năm, có giấy bạc được phát hành từ năm 1987. Cụ thể:

1. Giấy bạc 5.000 đồng, phát hành ngày 15/01/1993

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh thuỷ điện Trị An - Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

2. Giấy bạc 2.000 đồng có ngày phát hành là 20/10/1989; kích thước: 134mm x 65mm; in trên chất liệu giấy cotton; có màu nâu sẫm.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Xưởng dệt - Mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

3. Giấy bạc 1.000 đồng, phát hành từ năm 1989 có màu sắc tổng thể là màu tím.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác gỗ - Mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

4. Giấy bạc 500 đồng cũng được phát hành trong năm 1989 mới màu sắc chủ đạo là màu đỏ cánh sen.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh cảng Hải Phòng - Mệnh giá 500 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

5. Giấy bạc 200 đồng phát hành sớm nhất trong các mẫu giấy bạc với ngày phát hành là 30/9/1987.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 200 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Sản xuất nông nghiệp - Mệnh giá 200 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

6. Mẫu giấy bạc chất liệu cotton cuối cùng là giấy bạc 100 đồng phát hành ngày 2/5/1992, có kích thước: 120mm x 59mm.

Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Mệnh giá 100 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh tháp Phổ Minh - Mệnh giá 100 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là "đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND". Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ ViệtNam.

Ngoài các mẫu tiền trên, Nhà nước cũng đang cho lưu hành tiền kim loại có các mệnh giá 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ. Việc phát hành tiền kim loại là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trên cộng đồng mạng thời gian gầy đây đang xôn xao với clip về tranh cãi giữa tài xế và đại diện của BOT Cai Lậy. Theo đó, tài xế đưa 25.100 đồng (1 tờ 20.000, 9 tờ 500 và 3 tờ 200) và yêu cầu trả lại tiền thừa cho anh là 100 đồng.

Phía đại diện BOT Cai Lậy nói rằng ngân hàng không còn lưu hành tờ 100 đồng và đòi tài xế phải có văn bản của ngân hàng để làm căn cứ giải quyết. Trong khi đó, phía tài xế khẳng định tiền 100 đồng vẫn được lưu hành và lần gần nhất được ngân hàng phát hành là năm 2016.

Theo tìm hiểu, việc đại diện BOT Cai Lậy nói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không còn lưu hành tờ tiền mệnh giá 100 đồng là không đúng sự thật. Hiện tờ 100 đồng vẫn đang nằm trong danh sách các tờ tiền được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.

Tiền giấy Việt Nam mệnh giá cao nhất là bao nhiêu?

Không phải ai cũng biết hết địa danh được in trên những tờ tiền Việt đang lưu hành. Tờ 500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong hệ thống tiền tệ của Việt Nam hiện nay.

20 triệu là bao nhiêu tờ 200?

Tương tự như thế chúng ta tính được với các mệnh giá khác như sau: 1 xếp tờ tiền 200k sẽ có 100 tờ 200k. Tương ứng với số tiền đó là 20 triệu đồng. 1 xếp tờ tiền 100k sẽ có 100 tờ 100k.

Mệnh giá tiền Việt Nam đứng thứ mấy đồng Nam Á?

Trong bản đồ, 4 quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD là: Kuwait, Oman, lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và Jordan. Trong bản đồ này Việt Nam đồng là đồng tiền yếu thứ hai khu vực và cũng là đồng tiền yếu thứ hai thế giới sau đồng rial của Iran.

Tiền xu Việt Nam có bao nhiêu mệnh giá?

Theo đó, tiền xu có các mệnh giá 5,000 đồng, 2,000 đồng, 1,000 đồng, 500 đồng, 200 đồng. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc phát hành tiền kim loại là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời nhằm thay thế dần tiền lẻ cotton.

Chủ đề