Thuốc tránh thai tiêm và cấy dưới da

Dùng một que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Sau khi được cấy, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 3 năm.

1. Que tránh thai là gì?

Que cấy tránh thai implanon là ống nhỏ làm bằng chất dẻo chứa thuốc tránh thai, được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ. Thành phần có trong que cấy tránh thai bao gồm nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel.
Que sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng và có hiệu quả trong 3 năm. Khi đã cấy que tránh thai vào cơ thể, phụ nữ không cần sử dụng đến bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

2. Cơ chế tránh thai của que tránh thai

Que tránh thai có tác dụng tránh thai dựa theo 2 cơ chế chính là:

  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng đi vào buồng tử cung.
  • Ngăn cản quá trình rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).

3. Hiệu quả tránh thai của que cấy

Que cấy tránh thai implanon
Que cấy tránh thai là một biện pháp ngừa thai rất đáng tin cậy. Biện pháp này giúp ngừa thai với hiệu quả lên tới trên 99% và kéo dài từ 3 năm sau một lần cấy duy nhất. Que cấy tránh thai không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) và HIV/AIDS.

4. Các loại que tránh thai được ưa dùng trên thị trường

  • Norplant : 6 que, tác dụng trong 5-7 năm
  • Jadelle, Sinoplant : 2 que, tác dụng trong 5 năm
  • Implanon : 1 que, tác dụng trong 3 năm.

Phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ hiện đang sử dụng que cấy Implanon.

5. Tác dụng phụ của que cấy tránh thai

Tác dụng phụ thường gặp nhất của que tránh thai là gây ra một số xáo trộn nhẹ về chu kỳ kinh nguyệt như chu kỳ hành kinh thưa hơn và giảm dần lượng máu kinh. Có khoảng 30% phụ nữ sau cấy que gặp hiện tượng vô kinh. Các hiện tượng như giảm ham muốn tình dục, tăng cân bất thường, đau đầu, căng tức ngực rất hiếm gặp.
Nên đến khám tại các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện cấy que tránh thai để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng.

6. Chống chỉ định dùng que tránh thai cho ai?

Que cấy có chứa nội tiết nên phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết không được sử dụng. Ngoài ra, những phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch cũng không được sử dụng.
Trong trường hợp bị ung thư vú, có tiền sử chảy máu âm đạo bất thường hay rối loạn chức năng gan thì nên gặp để được bác sĩ tư vấn. Từ đó lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.

7. Que cấy tránh thai bắt đầu có tác dụng khi nào?

Nếu được cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt (ngày một là ngày bắt đầu hành kinh), que cấy tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức. Nếu que được cấy vào một thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt, tác dụng tránh thai sẽ không đảm bảo cho đến 7 ngày tiếp theo. Vì vậy, trong thời gian này phải dùng một biện pháp tránh thai khác để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Trước khi cấy que tránh thai, nữ giới phải đi khám Sản khoa để đảm bảo chắc chắn bản thân không có thai.

Với thuốc tiêm, việc chuẩn bị mang thai hàng tháng trong cơ thể phụ nữ không xảy ra. Không có sự phóng thích của noãn hoặc sự dày lên của nội mạc tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt dần dần dừng lại sau khi ra máu bất thường trong một thời gian.

1. Thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA) là gì?

Thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA) là một phương pháp tránh thai chỉ chứa progesteron, thuốc có thể được tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (thường là mông hoặc bắp tay). Nó ngăn cản quá trình mang thai bằng cách giải phóng từ từ hormon progesteron nhân tạo vào cơ thể. Mỗi liều thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng trong ba tháng, hết ba tháng cần tiêm một liều mới. 

Cơ chế thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA) cũng giống như các thuốc tránh thai chỉ chứa progestin khác (thuốc uống tráanh thai hàng ngày chỉ chứa progestin, que cấy tránh thai, vòng tránh thai nội tiết Mirena) đều là ngăn không cho rụng trứng và làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung ngăn chặn tinh trùng xâm nhập.

2. Ưu điểm và nhược điểm của thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA)

Ưu điểm:

- Thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA) hiệu quả cao, tỉ lệ tránh thai đạt trên 99%.

- Không cần sử dụng hàng ngày như thuốc uống, tiêm một lần có tác dụng trong 3 tháng. 

- Giảm số lượng máu kinh, giảm đau bụng kinh và giảm căng thẳng trước kì kinh nguyệt.

- Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

- Có thể sử dụng trong các trường hợp không thể dùng thuốc ngừa thai có estrogen như nhức đầu migrain liên quan với estrogen, đang dùng thuốc chống co giật, thiếu máu hồng cầu liềm (Sicle cell anemia), lớn tuổi và có hút thuốc lá…

Nhược điểm:

- Buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

- Sạm da, rụng tóc, tăng cân, đau vú

- Không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), cần dùng thêm bao cao su.

- Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh.

Gọi đến tổng đài 1900638367 hoặc tải ứng dụng ISOFHCARE để đăng ký khám bệnh ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương Hà Nội.

3. Sau khi tiêm thuốc tránh thai không có kinh nguyệt có phải bị vô sinh không?

Sử dụng thuốc tiêm có thể dẫn đến không có kinh nguyệt (vô kinh) vì: Bình thường mỗi tháng, cơ thể người phụ nữ chuẩn bị cho quá trình thụ thai sẽ sản xuất một lượng hormon estrogen và progesteron vừa đủ, làm cho nội mạc tử cung trở nên dày và mềm. Nếu trứng không thụ tinh trong tháng đó, lớp nội mạc tử cung sẽ bong và tống ra ngoài dưới dạng máu kinh.

Với thuốc tiêm, việc chuẩn bị mang thai hàng tháng trong cơ thể phụ nữ không xảy ra. Không có sự phóng thích của noãn hoặc sự dày lên của nội mạc tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt dần dần dừng lại sau khi ra máu bất thường trong một thời gian. Khi người phụ nữ ngừng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm, cơ thể bắt đầu chuẩn bị cho quá trình thụ thai và máu kinh lại tiếp tục trở lại.

Thuốc tiêm không dẫn đến vô sinh. Sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm, người phụ nữ có thể mang thai. Thời kỳ mang thai thường xảy ra từ 7-10 tháng kể từ lần tiêm cuối cùng.

4. Đối tượng sử dụng được thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA)

Đây là một phương pháp tránh thai an toàn để duy trì khoảng cách giữa các lần mang thai nên hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều sử dụng được, trừ trường hợp mắc các bệnh lý nội khoa, đang sự dụng thuốc một số loại thuốc kháng virus…không nên sử dụng. Nếu bạn đang có vấn đề gì sức khỏe mà muốn sử dụng phương pháp tránh thai này, bạn cần tham vấn bác sĩ điều trị để xem xét và quyết định bạn có phù hợp với thuốc tránh thai dạng tiêm không.

Thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA) cũng có thể được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú (sau sinh 6 tuần) vì nó không ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sữa mẹ. 

5. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA)

Tốt nhất tiêm liều đầu tiên thuốc tránh thai ( DMPA) trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt hoặc ngay sau phá thai, sẩy thai hoặc bất cứ lúc nào trong vòng 21 ngày hậu sản mà không cho con bú. 

Cũng có thể bắt đầu ở bất cứ thời điểm nào nếu biết chắc là không có thai nhưng cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp. Sau 3 tháng tiêm nhắc lại mũi tiếp theo.

So với các biện pháp tránh thai khác, thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA) hiệu quả cao, có giá cả phải chăng, khoảng 200.000VNĐ một lần tiêm, tùy từng cơ sơ y tế có sự giao động giá khác nhưng chênh lệch không nhiều. Bạn có thể cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai này.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Tham vấn y khoa:

BS.Dương Thị Hạnh

Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên Khoa Đa Khoa,Chuyên khoa Ngoại sản

Video liên quan

Chủ đề