Thuốc lá hun nóng là gì

08:21 08/11/2020     2646

Nhịp sống trẻ   Web.ĐTN: Thuốc lá điện tử, vape, thuốc lá làm nóng hay còn được gọi chung là thuốc lá thế hệ mới hiện đang được quảng cáo như một phương pháp để cai nghiện hay hạn chế việc hút thuốc lá…Tuy nhiên, ít ai biết được tác hại khôn lường ẩn sau hình ảnh “thời thượng” đó.

Tác hại khôn lường ẩn sau thuốc lá nung nóng

Thuốc lá điện tử, vape, thuốc lá làm nóng hay còn được gọi chung là thuốc lá thế hệ mới hiện đang được quảng cáo như một phương pháp để cai nghiện hay hạn chế việc hút thuốc lá. Với thiết kế có vẻ sành điệu, sang chảnh, đa dạng về hương vị kèm theo những lời quảng cáo về tính tiện lợi, độ an toàn...thuốc lá thế hệ mới thu hút sự quan tâm và sử dụng của giới trẻ như một trào lưu có tính thời thượng,…Tuy nhiên, ít ai biết được tác hại khôn lường ẩn sau hình ảnh “thời thượng” đó.

Thuốc lá nung nóng (HTPs): Hiện nay, một số tập đoàn thuốc lá trên thế giới đang giới thiệu loại sản phẩm thuốc lá mới, được giới thiệu với đặc tính là chỉ làm nóng ở nhiệt độ khoảng 3000C để sinh ra các hạt khói/ làn khói cho người hút thuốc hít vào thông qua một thiết bị điện tử bao gồm bộ phận gia nhiệt làm nóng, điếu thuốc (hay đầu cắm) được sử dụng cùng nhau.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, thuốc lá làm nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù HTPs được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá (Acrolein, Volatile Organic Chemicals, Acetaldehyde, Carbon monoxide, Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, kim loại nặng, Formaldehyde... một số hóa chất được xếp vào nhóm gây ung thư). Nồng độ một số hóa chất thấp hơn trong thuốc lá điếu thông thường, nhưng nồng độ một số hóa chất khác lại cao hơn, và nồng độ hóa chất thấp không đồng nghĩa với giảm nguy cơ đối với sức khỏe.
 

Huyền Trang Tweet

10:42 10/04/2022

08:20 31/12/2021

16:29 28/12/2021

09:30 27/12/2021

09:08 17/12/2021

08:24 12/10/2021

08:55 10/05/2021

09:07 26/11/2020

08:20 15/11/2020

08:21 08/11/2020

08:19 08/11/2020

11:50 06/11/2020

Giải pháp mà GS. Robert Beaglehole đề cập, chính là các sản phẩm không khói, bao gồm thuốc lá làm nóng và cách tiếp cận mới này đang được nhiều nước đón nhận dựa trên sở cứ khoa học được đồng thuận bởi nhiều cơ quan y tế trên toàn cầu.

Giảm thiểu tác hại bằng cách loại bỏ khói thuốc lá

Tổ chức Y tế Công cộng Anh khẳng định, hệ thống sở cứ hiện có cho thấy rằng các sản phẩm thuốc lá làm nóng ít gây hại hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy.

Sự khác biệt về hàm lượng độc chất gây hại và khả năng loại bỏ được quá trình đốt cháy chính là một trong những yếu tố giúp Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra quyết định cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng (đã qua kiểm định) được kinh doanh tại quốc gia này và thương mại với chỉ định giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu. Quyết định của FDA có ý nghĩa trong việc công nhận có sự khác biệt rõ ràng giữa thuốc lá làm nóng với thuốc lá điếu, và dù không phải là sản phẩm an toàn nhưng xét về mức độ nguy cơ, thuốc lá làm nóng sẽ có tác hại thấp hơn so với thuốc lá điếu.

Khi điếu thuốc lá được đốt lên, có hơn 6.000 chất có hại và tiềm năng gây hại hấp thu vào cơ thể thông qua việc hít (rít) thuốc của người hút thuốc. Chính dòng khói này là nguyên nhân gây ra các bệnh lý do hút thuốc lá, bao gồm ung thư, tim mạch và hô hấp - điển hình là COPD. Vì vậy bài toán loại bỏ quá trình đốt cháy nhưng vẫn cung cấp lượng nicotin vừa đủ để đáp ứng cho người hút thuốc lá, đã và đang được giải bằng các sản phẩm không khói, trong đó có thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử, thuốc lá ngậm snus.

Theo nghiên cứu của Bekki và cộng sự (2017) đăng trên tạp chí của Trường Đại học Sức khỏe và Nghề nghiệp Nhật Bản chỉ rõ, hàm lượng tar (nhựa thuốc lá), nicotin và carbon monoxide trong thuốc lá làm nóng thấp hơn nhiều lần so với thuốc lá điếu đốt cháy. Cụ thể: hàm lượng tar trong thuốc lá làm nóng là 9,8 so với 25,2 của thuốc lá điếu; hàm lượng nicotin là 1,1 so với 1,7; hàm lượng carbon monoxide (CO – chất gây ra các bệnh hô hấp do hút thuốc lá) chỉ có 0,44 so với 33,0.

Thêm vào đó, Viện Đánh giá Nguy cơ Liên bang Đức (BfR) xác định, khi so sánh thể tích của các hợp chất carbonyl formaldehyde, acetaldehyde, acrolein (chất gây ung thư đặc trưng trong thuốc lá điếu) và crotonaldehyde, khí thải ra từ hệ thống làm nóng thuốc lá giảm đáng kể, từ 80 - 96%, so với thuốc lá đốt cháy truyền thống. Thể tích của các hợp chất dễ bay hơi và bán bay hơi trong khí hơi từ hệ thống làm nóng thuốc lá thậm chí còn thấp hơn từ 97 - 99% so với thuốc lá điếu đốt cháy.

PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội phổi Việt Nam, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM

Như khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), không có sản phẩm thuốc lá nào là an toàn, kể cả thuốc lá làm nóng hay bất kỳ sản phẩm không khói nào khác. Nhưng các chứng cứ khoa học đã cho thấy rõ sự khác biệt đáng kể về hàm lượng các chất gây hại có trong thuốc lá làm nóng so với thuốc lá điếu. Sự khác biệt này theo các chuyên gia y tế trong nước là có ý nghĩa. PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội phổi Việt Nam, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, về mặt logic, với nồng độ những chất gây COPD hay ung thư trong thuốc lá làm nóng thấp hơn nhiều so với thuốc lá điếu đốt cháy, thì khả năng gây bệnh cũng có thể sẽ giảm theo.

Quản lý thuốc lá làm nóng bằng luật hiện hành?

Nói về vấn đề quản lý thuốc lá làm nóng, theo Luật sư Phan Hoàng Lâm – Luật sư Đoàn Hà Nội kiêm đại diện Công ty Luật DT LAW: “Thuốc lá làm nóng được xem là “thuốc lá” vì có chứa thành phần lá thuốc lá, phù hợp với khái niệm “thuốc lá” theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Do vậy, loại thuốc này hoàn toàn được quản lý bởi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.”

FDA công bố sản phẩm IQOS của công ty Philip Morris International (PMI) được kinh doanh tại Mỹ như là sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ

Mặc dù, thuốc lá làm nóng và thuốc lá điếu khác biệt về cơ chế và hàm lượng độc chất gây hại, nhưng đến nay quan điểm của các chuyên gia y tế vẫn thận trọng trong việc quản lý thuốc lá làm nóng, nhằm tránh bị hiểu sai lệch và sử dụng sai mục đích. Các nước Nhật, Mỹ, Anh... cho phép thuốc lá làm nóng được thương mại hóa và xem đây nhưng một giải pháp đi kèm nhằm giải quyết thực trạng sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng do tác hại của thuốc lá điếu. Bởi vì cai bỏ hoàn toàn thuốc lá và nicotin luôn là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, mục tiêu cai bỏ thuốc lá điếu 30% trên thế giới là điều chưa bao giờ đạt được, bên cạnh các chính sách khuyến khích và đưa ra nhiều biện pháp giúp cai bỏ đồng thời cả thuốc lá và nicotin.

Đồng quan điểm với định hướng này, PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc bổ sung: “Hút huốc lá nguy hiểm cho sức khoẻ dù dưới bất cứ hình thức nào, kể cả thuốc lá làm nóng. Tôi hoàn toàn toàn ủng hộ chương trình phòng chống thuốc lá của Bộ Y tế và chính phủ, phòng ngừa và ngăn chặn mạnh mẽ việc tiếp xúc với mọi loại thuốc lá, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhưng những bệnh nhân có các bệnh liên quan đến hút thuốc lá như đã nêu lại không thể cai nghiện, cai nghiện thất bại hoặc tái nghiện vẫn đang tiếp tục hút thuốc lá, và chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn. Tôi nghĩ, chúng ta nên có cách tiếp cận nhân văn hơn như FDA Hoa Kỳ hay Bộ Y tế Nhật Bản đang làm, bằng cách chỉ định thay thế (thuốc lá điếu) bằng “biện pháp giảm thiểu tác hại” dưới sự giám sát của ngành y tế, hơn là cấm đoán”.

WHO cũng khuyến nghị rằng các sản phẩm thuốc lá làm nóng cần được quản lý bởi các chính sách và biện pháp giống với mọi sản phẩm thuốc lá khác, nhất quán với Công ước khung về Kiểm soát Thuốc Lá (WHO FCTC).

Video liên quan

Chủ đề