Thuốc dưỡng huyết thanh não có tốt không

Công dụng chính của hoạt huyết dưỡng não là bổ huyết, giúp tăng cường oxy lên não, lưu thông khí huyết. Thuốc thường chúng có 3 dạng bào chế là: Viên nang cứng, viên nang mềm và viên nén trong đó dạng viên nang mềm sẽ dễ hấp thu và ít gây kích ứng dạ dày hơn cả.

Đối tượng nên và không nên uống hoạt huyết dưỡng não

Đối tượng nên sử dụng

Các chuyên gia khuyến cáo hoạt huyết dưỡng não chỉ nên sử dụng với những người đang mắc các bệnh về hệ thần kinh hoặc gặp các rối loạn về tuần hoàn máu. Cụ thể:

  • Người làm việc thiên về trí óc, lưu lượng công việc lớn, cần sự tập trung cao độ.

  • Người mắc các chứng bệnh về về thần kinh: Rối loạn giấc ngủ hay suy nhược thần kinh.

  • Những người có dấu hiệu thiếu máu não, máu lưu thông lên não kém, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiền đình.

  • Người thường xuyên bị stress, khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc.

  • Người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer, Parkinson.

  • Người có biểu hiện khó tập trung và trí nhớ ngày càng kém cũng nên sử dụng hoạt huyết dưỡng não.

Thuốc dưỡng huyết thanh não có tốt không

Người có dấu hiệu thiếu máu não thường được chỉ định sử dụng hoạt huyết dưỡng não

Đối tượng không nên sử dụng

Không thể phủ nhận công dụng của hoạt huyết dưỡng não là khá nhiều, có lợi cho cả người bệnh lẫn người khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống loại thuốc dành cho não này, nhất là các đối tượng sau:

  • Người có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của hoạt huyết dưỡng não.

  • Người mắc một số chứng bệnh về rối loạn đông máu.

  • Trẻ em dưới 12 tuổi. Với trẻ trên 15 tuổi đang ôn thi thì có thể cho sử dụng với liều lượng khuyến cáo để tăng cường khả năng tập trung.

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu rong kinh, kinh nguyệt kéo dài.

  • Người bị xuất huyết.

  • Người có tiền sử nhồi máu não, nhồi máu cấp.

  • Người bị thiểu năng do bẩm sinh, có trí tuệ kém.

Thuốc dưỡng huyết thanh não có tốt không

Các tác dụng phụ của hoạt huyết dưỡng não không hoàn toàn xảy ra ở tất cả người dùng

Tác dụng phụ khi dùng hoạt huyết dưỡng não là gì?

Não bộ là cơ quan điều khiển mọi hoạt động và tinh thần của con người. Bộ phận này chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết. Nếu lượng máu cung cấp cho não (gọi là tuần hoàn não) bị thiếu hụt, não bộ sẽ bị rối loạn chức năng, đặc biệt xảy ra ở người già. Từ đó thuốc hoạt huyết dưỡng não ra đời, tuy nhiên đã là thuốc bổ thì không phải lúc nào cũng có lợi.

Về cơ bản hoạt huyết dưỡng não là một loại thuốc bổ não hay thực phẩm chức năng. Do có tác động đến hệ thần kinh trung ương nên nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể người dùng. Vì vậy, cần hết sức lưu ý tới một số tác dụng phụ của hoạt huyết dưỡng não sau đây:

  • Phản ứng toàn thân khiến người dùng hoạt huyết dưỡng não có thể bị dị ứng với thành phần trong thuốc.

  • Rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn và cả nôn mửa.

  • Buồn ngủ.

  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi bị ảnh hưởng dễ gây tình trạng nhức đầu.

  • Xảy ra các rối loạn về da: Mắc hội chứng Steven - Johnson, phát ban, có cảm giác ngứa ngáy.

  • Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hay rối loạn đường tiểu… khi dùng hoạt huyết dưỡng não có thể khiến nồng độ insulin bất thường.

  • Nếu dùng chung hoạt huyết dưỡng não với thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống đông máu còn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khó cầm cho người bệnh

Các tác dụng phụ trên đây, không hoàn toàn xảy ra ở tất cả người dùng mà tùy vào thể trạng của từng người bệnh sẽ xuất hiện những phản ứng khác nhau đối với thuốc. Vì vậy, nếu bệnh nhân có bất kỳ băn khoăn nào về tác dụng không mong muốn khi dùng hoạt huyết dưỡng não, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và bác sĩ.

Thuốc dưỡng huyết thanh não có tốt không

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường

Tương tác khác khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não

Nhằm tránh hiện tượng tương tác làm thay đổi chức năng hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ khi dùng chung hoạt huyết dưỡng não với các thuốc khác, bệnh nhân nên liệt kê ra các thuốc đang dùng đưa cho bác sĩ xem. Đồng thời, không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng, ngưng uống thuốc hay thay đổi thuốc mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

Hoạt huyết dưỡng não có thể xảy ra phản ứng với một số loại thuốc như: Thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc có tác dụng chống đông máu (như warfarin, heparin...) nên người dùng cần lưu ý.

Ngoài ra, để có thể tận dụng tối đa tác dụng của hoạt huyết dưỡng não cần hạn chế hút thuốc lá, dùng rượu bia và các chất kích thích khác vì những chất này có thể tương tác với thuốc gây ra phản ứng không mong muốn.

Cách thay thế hoạt huyết dưỡng não

Với người khỏe mạnh bình thường, dùng hoạt huyết dưỡng não không phải việc quá cần thiết. Bạn có thể bồi dưỡng não bộ theo một số phương pháp sau:

  • Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể, đặc biệt là sự phát triển não bộ như: Omega 3, các loại hạt, rau xanh…

  • Dành thời gian tập thể dục vừa sức mỗi ngày để thúc đẩy máu lưu thông và kích thích tuần hoàn máu và oxy lên não.

  • Áp dụng các phương pháp và bài tập rèn luyện trí nhớ, sự tập trung và khả năng tư duy.

  • Cân bằng thời gian làm việc - nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Nên giải lao 5-10 phút sau thời gian học tập và làm việc khoảng 50 phút để thư giãn và giúp não bộ có thời gian nghỉ ngơi, cải thiện tập trung và khả năng tiếp thu.

  • Một số trường hợp cần sự tập trung cao độ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn và sử dụng thuốc bổ não thay thế thích hợp.

Thuốc dưỡng huyết thanh não có tốt không

Người khỏe mạnh bình thường không cần thiết dùng hoạt huyết dưỡng não

Trên thực tế, với giá cả thấp và phù hợp nhiều nhóm đối tượng nên có không ít người bệnh mua và sử dụng hoạt huyết dưỡng não mà không cần bác sĩ kê đơn. Điều này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ do uống thuốc với liều lượng và thời gian kéo dài, không cố định, không theo dõi được tác dụng phụ. Vì vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như giúp hoạt huyết dưỡng não phát huy đúng công dụng, bạn cần gặp bác sĩ tư vấn trước khi quyết định dùng loại thuốc bổ này nhé.