Thuốc con nhộng có tác dụng gì

Thuốc con nhộng có tác dụng gì

SKĐS - Con trai tôi 7 tuổi, hơn 1 tháng nay cháu bị ho nhiều. Đi khám bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm đường hô hấp dai dẳng, viêm mũi dị ứng và cho cháu uống nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh clarithromycin viên con nhộng 200mg.

Tuy nhiên do cháu không quen uống thuốc nuốt cả viên nên tôi đã bóc bỏ vỏ nhộng và pha phần bột thuốc với nước cho cháu uống. Xin hỏi bác sĩ làm như vậy có được không, thuốc có ảnh hưởng đến dạ dày của cháu không. Trường hợp của con tôi nên làm thế nào? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Lê Thúy Ngát (Lạng Sơn)

Thuốc con nhộng có tác dụng gì

Khi dùng thuốc cho trẻ cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Viên con nhộng (còn gọi là viên nang, capsule...), là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc polyme như HPMC... Ngoài ra, trong vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản... Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet...) hay lỏng, nửa rắn (hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão...). Mục đích của viên nhộng là tác dụng chậm, phần vỏ được thiết kế để thuốc tan dần khi vào trong hệ tiêu hóa và đến tận ruột non dược chất mới phát huy tác dụng. Vì thế nếu bạn mở nó ra và hòa tan, thuốc sẽ được hấp thu ở đoạn trên của đường tiêu hóa và tác dụng không còn bảo đảm kéo dài nồng độ diệt khuẩn cần thiết trong máu như mong muốn.

Mục đích của việc cho thuốc vào nang là nhằm bảo vệ các thành phần trong công thức thuốc không bị hỏng khi tiếp xúc với các yếu tố của môi trường xung quanh như khí ôxy, độ ẩm, ánh sáng, vi khuẩn, nấm mốc, đồng thời vỏ nang thuốc còn để che giấu mùi vị khó chịu của thuốc. Và quan trọng nhất là bảo vệ niêm mạc dạ dày trong một số loại hoạt chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày cũng như giúp thuốc tan tại ruột để tránh acid của dịch vị phá hủy thuốc. Dạng thuốc viên nang thường được áp dụng đối với một số kháng sinh, ngoài ra có thể là các vitamin hoặc thuốc long đờm.

Vì vậy, nếu con bạn không uống được cả viên con nhộng, bạn nên đề nghị với bác sĩ khám bệnh cho con chuyển sang dạng thuốc bột hoặc nhũ tương. Những thuốc này có thể hấp thu tại niêm mạc dạ dày của trẻ dễ dàng hơn các dạng thuốc khác, đồng thời tránh hóc (vào đường ăn hoặc đường thở của trẻ), đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào


22-12-2015 2:15 PM | Dược

Thuốc con nhộng có tác dụng gì

SKĐS - Con gái tôi năm nay 4 tuổi, cháu bị viêm mũi xoang cấp, bác sĩ cho dùng thuốc kháng sinh newcefdin dạng viên nhộng...

Con gái tôi năm nay 4 tuổi, cháu bị viêm mũi xoang cấp, bác sĩ cho dùng thuốc kháng sinh newcefdin dạng viên nhộng, sáng 1,5 viên, chiều 1 viên, mỗi lần cho cháu uống, tôi phải bóc viên thuốc ra, bỏ vỏ nhộng đi và chia thuốc. Xin quý báo tư vấn giúp liệu việc bỏ vỏ nhộng cho cháu uống và chia thuốc như vậy có được không?

Vũ Đức Hải (Ninh Bình)

Mục đích của việc cho thuốc vào trong các nang là nhằm bảo vệ các thành phần trong công thức thuốc không bị hỏng khi tiếp xúc với các yếu tố của môi trường xung quanh như khí oxy, độ ẩm, ánh sáng, vi khuẩn, nấm mốc. Mặt khác còn che giấu mùi vị khó chịu của thuốc. Và quan trọng nhất là bảo vệ niêm mạc dạ dày trong một số loại hoạt chất của thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày cũng như giúp thuốc tan tại ruột để tránh acid của dịch vị phá hủy thuốc, thường được áp dụng đối với một số kháng sinh.

Ngoài ra việc chia số bột thuốc ở trong viên con nhộng như anh nói thường thiếu chính xác nên tốt nhất anh nên đề nghị với bác sĩ của cháu đổi sang dạng thuốc khác, thông thường là dạng bột hoặc huyền dịch, có như vậy, cháu nhà anh vừa dễ uống lại đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh cũng như không gây hại cho cháu do việc dùng thuốc.

DS. Quang Huy


Vỏ nang (capsule) là một dạng bao bì nhỏ, thường được làm từ chất gelatin – một loại protein được tách từ collagen của da, xương của động vật hoặc gelatin từ thực vật, loại chất này sẽ hòa tan trong dạ dày. Trước kia, thuốc có vỏ nang này thường được gọi là "viên con nhộng".

Theo đó, da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy, để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin.

Thuốc con nhộng có tác dụng gì

Viên nang là dạng thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Viên nang là loại thuốc dùng nhiều nhất hiện nay nên việc kiểm nghiệm các tiêu chuẩn dược dụng của các thành phần, trong đó có gelatin hết sức ngặt nghèo, nhằm tránh nguy hại cho người dùng thuốc.

Quy trình sản xuất galentin rất phức tạp, nhà sản xuất cho lột da những con heo, bò. Sau đó, tấm da được luộc trong nước sôi để tạo ra gelatin, loại chất phụ gia không mùi. Còn các bộ phận khác như gân, dây chằng và xương của loại động vật này cũng được tận dụng để chiết xuất ra loại chất này phục vụ cho việc sản xuất vỏ nang thuốc.

Tuy nhiên, khi đã ra thành phẩm chất galentin để sản xuất vỏ nang thuốc kia đã có tính dược dụng, không gây nguy hiểm hay kinh hãi cho người dùng thuốc.

Theo các bác sĩ, mục đích của việc cho thuốc vào trong các nang là nhằm bảo vệ các thành phần trong công thức thuốc không bị hỏng khi tiếp xúc với các yếu tố của môi trường xung quanh như khí oxy, độ ẩm, ánh sáng, vi khuẩn, nấm mốc.

Mặt khác, vỏ nang thuốc còn để che giấu mùi vị khó chịu của thuốc. Và quan trọng nhất là bảo vệ niêm mạc dạ dày trong một số loại hoạt chất của thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày cũng như giúp thuốc tan tại ruột để tránh acid của dịch vị phá hủy thuốc, thường được áp dụng đối với một số kháng sinh.

Ở một số nước trên thế giới, vỏ nang thuốc trước hết phải được xác định có nguồn gốc từ da heo hay da bò, bởi có người không dùng sản phẩm có nguồn gốc từ heo.

Vỏ nang làm từ gelatin từ heo không được chấp nhận dùng làm thuốc tại các nước Hồi giáo (họ chỉ sử dụng vỏ nang làm từ da bò, đã xảy ra trường hợp một công ty dược phẩm lớn khốn đốn xin lỗi vì nhầm lẫn xin phép thuốc lưu hành tại Indonesia có vỏ nang làm từ da heo!).

Đối với nhiều nước tiên tiến, gelatin từ da bò dùng làm thuốc phải được chứng thực là được sản xuất từ bò không mắc bệnh bò điên. Các tiêu chuẩn của gelatin dùng làm thuốc được quy định trong các dược điển và phải được tuân thủ chặt chẽ.

Bên cạnh các tiêu chuẩn lý hóa (như gelatin dược dụng có một chỉ tiêu về độ hóa đông, tức đun nóng gelatin hòa tan trong nước khi để nguội sẽ đông cứng lại - như món ăn thịt đông ở miền Bắc nước ta đông cứng là nhờ gelatin), còn có các tiêu chuẩn xác định không chứa vi khuẩn, không chứa các độc chất trên mức giới hạn cho phép (như không chứa kim loại nặng, điển hình là chì).


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo