Thuốc bôi trị viêm da dị ứng tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể là do nghề nghiệp vì bạn phải tiếp xúc thường xuyên, nhưng cũng có khi chỉ là vô tình tiếp xúc phải trong sinh hoạt hay lao động. Viêm da tiếp xúc được chia làm hai nhóm là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng viêm do tiếp xúc với chất có tính acide, bazơ mạnh, sơn và các loại dung môi như acetone, nhựa thông, dung môi tẩy rửa và chất nhũ hóa, vôi tôi, xi măng, xà phòng có độ kiềm cao hoặc có chứa chất tẩy mạnh, thuốc tẩy, tia cực tím... Phản ứng gây ra thường giống như bị bỏng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng là một trình trạng viêm da dị ứng có sự tham gia phản ứng của hệ miễn dịch. Tác nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng không phải xảy ra ở bất kỳ cá thể nào mà nó chỉ ảnh hưởng đến một số người nào đó có cơ địa dị ứng với chúng mà thôi. Thương tổn lâm sàng khác với viêm da tiếp xúc kích ứng ở chỗ thương tổn không những khu trú tại nơi tiếp xúc mà còn lan ra vùng da không tiếp xúc, đôi khi phản ứng dị ứng phát ban toàn thân.

Một số hình ảnh viêm da tiếp xúc.

Dùng thuốc nào điều trị?

Thương tổn nặng, cấp tính và lan rộng:

Thuốc chống viêm và phù nề được nhắc đến đầu tiên. Dùng corticosteroide đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống, liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn (2-3 tuần) và dùng corticosteroide dạng gel tại chỗ hoặc bôi hồ nước cho đến khi thương tổn khô, giai đoạn sau khi thương tổn khô dịch mới bôi dạng corticosteroide cream.

Thuốc chống ngứa: có thể dùng 1 hay 2 loại kháng histamin đường uống, thường kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 (chlorpheniramine, hydroxyzine...) gây buồn ngủ nên uống vào ban đêm và tránh dùng cho người lái xe, vận hành máy móc. Chlorpheniramine dùng được ở phụ nữ có thai. Thuốc thế hệ 2 (cetirrizin, levocetirizin...) ít gây buồn ngủ nên dùng được cả ban ngày và ban đêm.

Nếu có nhiễm khuẩn hay nguy cơ nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ, uống hay tiêm trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

Nếu tổn thương tiết dịch nhiều và nhiễm khuẩn thì tắm bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000 để làm săn da và sát khuẩn da.

Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.

Thương tổn vừa và nhẹ không cấp tính:

Bệnh nhân ở thể thương tổn vừa và nhẹ không cấp tính có thể dùng corticosteroide đường uống hoặc không tùy vào lâm sàng, kết hợp với corticosteroide dạng kem hoặc mỡ bôi tại chỗ. Ngoài ra, có thể chống ngứa bằng kháng histamin đường uống như trên và kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.

Thương tổn mạn tính:

Với bệnh nhân bị thương tổn mạn tính, có thể chống ngứa bằng kháng histamin. Dùng mỡ corticosteroide tác dụng trung bình kết hợp với salisic 5% bôi tại chỗ. Khi thương tổn khô thì nên dùng xen kẽ mỡ corticosteroid với một sản phẩm không chứa corticosteroid có tác dụng làm mềm da để tránh tái phát như: ure E, AHA... Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.

Các biện pháp phòng ngừa

Biện pháp tốt nhất vẫn là tránh tiếp xúc với chất mà bạn nghi ngờ là tác nhân gây viêm da cho bạn. Nếu chẳng may mắc phải thì bạn ghi nhớ vào sổ tay và đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu là cần thiết để được tư vấn và điều trị ngay.

Trường hợp không thể tránh né được do tính chất công việc hay nghề nghiệp thì bạn nên áp dụng một số biện pháp như mặc quần áo bảo hộ lao động, mang găng tay dài, mang mặt nạ, khẩu trang lọc không khí... để ngăn ngừa không cho tác nhân gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với da của bạn.

Bạn có thể dùng kem bảo vệ cũng là một biện pháp phòng hữu hiệu như wonder glove, dermaffin, dermashild có khả năng bảo vệ da bạn 4 giờ sau khi thoa lên da một lớp mỏng. Mặt khác, chính các loại kem bảo vệ này còn có tác dụng làm mềm da, ẩm da tránh cho da không bị khô và nứt nẻ cũng phòng được nguy cơ gây kích ứng da. Tuy nhiên, để an toàn hơn bạn nên kết hợp cả hai phương pháp để hiệu quả phòng bệnh được cao hơn.

Một số biện pháp khác nhằm làm giảm kích thích tại chỗ khi bạn rửa bát, nấu ăn hay giặt quần áo (còn gọi là bệnh chàm của các bà nội trợ) bao gồm: không cho tay vào nước nóng, nước xà bông, nước rửa bát, cũng cần chú ý với các loại rau cải, cà chua, nhất là hành tây và mủ đu đủ sống khi bạn làm nội trợ vì chúng là những tác nhân thường gây viêm da cho các bà nội trợ.

Một vấn đề cần lưu ý nữa là bạn đừng bao giờ dùng bàn chải hay loại vải nylon để chà, cọ rửa da khi tắm rửa bởi vì các loại này cọ xát lên bề mặt da rất mạnh làm cho làn da trở nên dễ nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.

BS. Hoa Tấn Dũng

Cho đến nay, Y học vẫn chưa có cách chữa trị viêm da dị ứng một cách triệt để. Tuy nhiên, với các thuốc điều trị viêm da dị ứng hiện có, nếu được chọn lọc đúng cơ chế, mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh, người bệnh biết cách sử dụng cùng với sự kiểm soát tốt từ phía chuyên gia thì vẫn có thể có một làn da khỏe mạnh như những người bình thường.

Hầu hết những người bị viêm da dị ứng đều sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ với kem dưỡng da, kem giữ ẩm và thuốc mỡ như liệu pháp đầu tiên. Khi bề mặt da bị viêm, nứt hoặc khô, điều này sẽ gây kích ứng. Nếu những kích ứng này không cải thiện, tình trạng viêm da dị ứng sẽ mau chóng trở nên tồi tệ hơn.

Các liệu pháp điều trị viêm da dị ứng tại chỗ bao gồm các thuốc bôi sau đây:

1.1. Kem làm mềm da

Kem làm mềm da cung cấp độ ẩm cho da và giúp ngăn ngừa sự mất nước diễn tiến thêm. Loại kem này nên được sử dụng ở hầu hết mọi người bị viêm da dị ứng trong nỗ lực khôi phục chức năng là hàng rào bảo vệ cơ thể của bộ da toàn vẹn.Các loại kem làm mềm thông dụng thường rất dễ sử dụng, có tính thấm và bay hơi nhanh. Bên cạnh đó, thuốc mỡ sẽ có hiệu quả hơn nếu da rất khô nhưng đôi khi gây khó chịu do để lại bề mặt nhờn. Các loại kem làm mềm phối hợp mỹ phẩm sẽ được ưa chuộng trong một số trường hợp nhất định tuy nhiên thường đắt tiền. Mặc dù vậy, chúng thường chứa nước hoa hoặc các chất phụ gia khác nên dễ gây kích ứng da.Dù cho sử dụng dạng nào, kem làm mềm nên được sử dụng ít nhất hai lần trong một ngày trên khắp bề mặt da. Chúng được áp dụng tốt nhất trong vòng ba phút sau khi tắm để tối đa hóa hiệu quả giữ ẩm của chúng. Khi dùng kem, chú ý mỗi lần bôi phải lấy một lượng đủ dùng ra khỏi lọ bằng một chiếc muỗng sạch để tránh nhiễm bẩn.

Kem làm mềm da cung cấp độ ẩm cho da người bệnh

1.2. Steroid bôi da

Steroid tại chỗ là điều trị chủ yếu trong các trường hợp điều trị viêm da dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình. Thậm chí, chúng có vai trò cốt lõi trong nếu viêm da dị ứng mức độ nghiêm trọng và sau đó giảm liều khi các biện pháp khác phát huy hiệu quả.

Theo đó, steroid bôi da sẽ rất hiệu quả và an toàn nếu sử dụng đúng cách dù không ít người lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn từ thuốc bôi. Độ dày của các vùng da là khác nhau ở các khu vực khác nhau trong cơ thể. Vùng da mỏng nhất là trên mặt, nhất là mí mắt, bộ phận sinh dục, nếp gấp cơ thể và da của trẻ sơ sinh. Đây là những khu vực hấp thụ steroid tại chỗ rất dễ dàng và dễ bị tác dụng phụ cục bộ từ chúng.

Như vậy, nên sử dụng lượng steroid ít nhất mà vẫn đạt hiệu quả và có nhiều bằng chứng cho thấy không có lợi ích khi bôi nhiều hơn một lần trong ngày. Thay vào đó, nên sử dụng chất làm mềm nếu da khô hoặc dễ bị kích thích.

Steroid bôi da điều trị viêm da dị ứng

1.3. Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Các chất ức chế calcineurin tại chỗ như kem pimecrolimus (Elidel TM) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic TM) đặc biệt hữu ích cho viêm da dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình. Chúng vừa là chất điều hòa miễn dịch, vừa có tính chống viêm. Đồng thời, không giống như steroid tại chỗ, nhóm chất bôi da này không làm mỏng da hoặc nguy cơ gây ra các tổn thương trên da.

Chính vì vậy, thuốc bôi có tính điều hòa miễn dịch tại chỗ sẽ đặc biệt hữu ích cho tình trạng viêm da dị ứng ở những vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục và nếp gấp cơ thể. Các tác dụng phụ ban đầu hay gặp là nóng rát, cảm giác ấm nóng hoặc ngứa châm chích.

1.4. Dung dịch sát trùng

Dùng các dung dịch sát trùng cũng có thể hữu ích trong bệnh viêm da dị ứng nhiễm trùng miễn là nồng độ không quá cao hoặc không gây kích ứng thêm trên da.

Các dung dịch sát trùng thông thường là kali permanganat, natri hypoclorit 6% pha vào bồn tắm và ngâm mình trong 10 phút. Các thuốc sát trùng khác bao gồm cetrimide, chlorhexidine, chloroxylenol, dibromopropamidine, polynoxylin, povidone iodine và triclosan. Ngoài ra, khi dùng dung dịch sát trùng cần phối hợp với một chất làm mềm da.

Dung dịch sát trùng povidone iodine

1.5. Băng ẩm

Cách thức dùng băng quấn ẩm ướt cùng các chất làm mềm da sẽ hữu ích làm thuyên giảm những khó chịu khi tình trạng viêm da dị ứng vào đợt cấp.

Băng thun hình ống là khá thuận tiện để sử dụng. Hơn nữa, chúng không chỉ làm mát và giữ ẩm cho da mà còn bảo vệ da khỏi bị tổn thương thâm do trầy xước. Biện pháp này có thể được lặp đi lặp lại trong vài ngày hoặc lâu hơn, thay băng ẩm ướt khác khi khô.

Kháng sinh đôi khi rất quan trọng trong việc kiểm soát viêm da dị ứng, nhất là khi có các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn như xuất hiện bọng nước, mụn mủ hoặc sưng đau. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời với liệu pháp kháng sinh phù hợp sẽ rất dễ dẫn tới viêm mô tế bào.

Các kháng sinh chủ yếu được dùng bằng đường uống. Tuy nhiên, nếu viêm da nhiễm trùng nặng thì cần nhập viện để điều trị kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch.

Trong khi đó, kem bôi có chứa kháng sinh và thuốc mỡ là không được khuyến cáo sử dụng trong viêm da dị ứng bội nhiễm. Nguyên nhân là vì chúng không hiệu quả như kháng sinh đường uống. Thậm chí, cách thức này còn có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc hoặc thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

Kháng sinh chủ yếu được dùng bằng đường uống

Thuốc kháng histamin đôi khi hữu ích trong việc kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng, đặc biệt là nếu bệnh nhân cũng bị nổi mề đay đồng thời.

Loại thuốc kháng histamin thường chọn là loại không có tính an thần như cetirizine và thời gian dùng không nên kéo dài quá lâu.

Các loại thuốc uống với tác dụng toàn thân sau đây có thể xem xét được chỉ định cho các bệnh nhân viêm da dị ứng mức độ nặng:

  • Các corticosteroid đường uống như prednison và prednisolon thường được sử dụng trong một đợt điều trị ngắn hạn. Thuốc có thể kiểm soát nhanh chóng tình hình bệnh nhưng chúng lại không thể được dùng kéo dài vì nguy cơ gây ra những tác dụng phụ đáng kể.
  • Các chất ức chế miễn dịch không phải là steroid như azathioprine, methotrexate, cyclosporin hoặc mycophenolate có thể được sử dụng để đạt mục tiêu giảm liều steroid và cuối cùng ngừng thuốc. Mặc dù không thể không có các tác dụng phụ tiềm ẩn lâu dài, các thuốc ức chế miễn dịch đều cho thấy hiệu quả rất tốt với nguy cơ tối thiểu. Hơn nữa, thuốc cũng có thể tạm ngưng khi bệnh ổn và lặp lại khi bệnh tái phát.
  • Các thuốc sinh học cũng đang được nghiên cứu ứng dụng cho viêm da dị ứng. Một kháng thể đơn dòng nhắm vào IL-4 và IL-13 như dupilumab (Dupixent®) đã được phê duyệt để điều trị viêm da dị ứng cho thấy những tín hiệu khả quan.

Tư vấn hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc

Tóm lại, cùng với sự tiến bộ của các liệu pháp không dùng thuốc như quang trị liệu, liệu pháp hành vi - tâm lý, những thuốc điều trị viêm da dị ứng, bao gồm dạng bôi da và dạng uống, vẫn luôn giữ vững giá trị đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, phối hợp tốt các biện pháp để giữ sức khỏe cho làn da và hạn chế tác dụng phụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: dermnetnz.org, nhs.uk, emedicine.medscape.com

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề