Thông tư 166 hướng dẫn nghị định 129

1. Thông tư này quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế (sau đây gọi chung là người vi phạm), không phân biệt cố ý hoặc vô ý đều bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế (sau đây gọi là Luật quản lý thuế), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ nêu trên và quy định tại Thông tư này. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm:

  1. Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế.
  1. Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) có hành vi vi phạm hành chính về thuế.
  1. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Các hành vi vi phạm hành chính về thuế, bao gồm:

  1. Hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế:

Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế; hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn.

Hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

  1. Hành vi vi phạm hành chính về thuế của tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan:

Hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế;

Hành vi không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của người nộp thuế nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế.

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Thông tư 166 hướng dẫn nghị định 129
Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Điều 44 (Hiệu lực thi hành) quy định: Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020. Như vậy các chương, điều, khoản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của các Nghị định, Thông tư sau đều đã hết hiệu lực thi hành:

  • Nghị định 129/2013/NĐ-CP (quy định về XPVPHC về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế)
  • Nghị định 109/2013/NĐ-CP (Quy định XPVPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn)
  • Nghị định 49/2016/NĐ-CP (Quy định XPVPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn)
  • Thông tư 166/2013/TT-BTC (quy định chi tiết về XPVPHC về thuế)
  • Thông tư 10/2014/TT-BTC (hướng dẫn XPVPHC về hóa đơn)
  • Thông tư 176/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn XPVPHC về hóa đơn).

Riêng với người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này trước ngày 01/7/2022 (ngày có hiệu lực thi hành đối với quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử – Khoản 2 Điều 151) nếu vi phạm quy định về hóa đơn điện tử thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Trường hợp hành vi VPHC về hóa đơn thực hiện trước ngày Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 05/12/2020) nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ khi Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.

Đối với các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đã bị xử phạt trước ngày Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

Các quy định về xử phạt tại Chương I, II, III Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết (Khoản 2, Điều 45, Nghị định 125/2020/NĐ-CP)./.