Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì

IBAITAP: Hồ Gươm ra đời như thế nào? Vì sao Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm? Cách cho mượn gươm như thế nào và qua đó muốn thể hiện điều gì?  Hãy cùng ibaitap tìm hiểu với bài học hôm nay nhé.

Lời giải chi tiết:

Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước tự nhiên nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12hm2 . Trước đây hồ còn có các tên gọi khác như: Lục Thủy, Thủy Quân, Tả Vọng hay Hữu Vọng. Đến đầu thế kỷ 15 với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần thì tên gọi Hoàn Kiếm đã ra đời. Tên của hồ còn được dùng để đặt tên cho một quận tại trung tâm của Hà Nội và đây là hồ nước duy nhất của quận này cho đến hiện nay. Hồ Hoàn Kiếm là vị trí kết nối giữa khu phố cổ với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ. Xung quanh nó có những di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên..

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 24)

Lời giải chi tiết:

Em nghĩ Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm nhưng sẽ không phải theo cách dễ dàng mà sẽ thử thách để nghĩa quân có thể hiểu được và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần khi đất nước đang lâm nguy.

Câu 2: Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" điều gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 26)

Lời giải chi tiết:

Em nghĩ khi Rùa Vàng đòi gươm, Lê Lợi đã hiểu ra cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, đất nước từ nay đã được thái bình thanh gươm đã hoàn thành hết sứ mệnh của mình và đã đến lúc cần trả lại nó. Thanh gươm như tượng trưng cho sự giúp sức của thế hệ ông cha với đất nước để ta chiến thắng kẻ thù xâm lược.

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 26)

Lời giải chi tiết:

Theo em thanh gươm được gọi là gươm thần vì nó có nguồn gốc kì lạ cùng sức mạnh phi thường. Từ khi có thanh gươm nghĩa quân đã dành được nhiều thắng lợi. Điều này thể hiện đặc trưng của truyền thuyết là luôn có yếu tố hoang đường kì ảo.

Câu 2:  Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 26)

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 26)

Lời giải chi tiết:

Thông qua cách mượn gươm tác giả dân gian muốn thể hiện rằng muốn cứu nước khỏi lâm nguy cần sự hợp sức đồng lòng của toàn dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

Câu 4: Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để "giải thích địa danh Hồ Gươm". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 27)

Lời giải chi tiết:

Em không hoàn toàn đồng ý vì em nghĩ ý kiến trên chưa được đầy đủ vì thông qua việc trả gươm còn thể hiện chiến thắng của nhân dân trước giặc Minh, lúc này vua cần trị vị đất nước bằng luật pháp chứ không phải là vũ lực nên gươm thần là vũ khí không cần thiết lúc này. Việc trả gươm còn thể hiện sự biết ơn cùng tư tưởng sóng có vay có trả của dân tộc ta.

Câu 5: Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm: (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 27)

- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi.

- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể.

Lời giải chi tiết:

- Một số từ ngữ trong văn bản cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi là: minh công, bệ hạ.

- Một vài câu văn trong văn bản cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể là: "Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ".

Câu 6: Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 27)

Lời giải chi tiết:

Theo em Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết là: 

  • Tác phẩm được lưu truyền trong dân gian.
  • Nội dung kể về những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử.
  • Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
  • Thể hiện tình cảm cùng thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được đề cập tới.

Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?

Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" điều gì?

Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:...

Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn bằng cách nào?

A.

Long Quân tặng gươm thần cho Lê Thận, Lê Thận tặng lại nghĩa quân Lam Sơn.

B.

Lê Thận vớt được gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.

C.

Lê Lợi vớt được gươm từ sưới sông lên, Lê Thận lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.

D.

Lê Lợi viết sớ cầu xin Long Quân cho mượn gươm báu về đánh giặc

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 08:

Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào?

A.

Minh

B.

Thanh

C.

Tống

D.

Ngô

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa:

A. Thể hiện màu sắc huyền thoại, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn.

B. Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước.

C. Thể hiện sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

D. Cả 3 đáp án A, B và C

Các câu hỏi tương tự

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Video liên quan

Chủ đề