Thời gian kiểm tra bài cũ là bao nhiêu phút năm 2024

Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh năm học 2022-2023 đối với khối lớp 8, lớp 9, lớp 11, lớp 12 như thế nào?

Tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về các loại bài kiểm tra, đánh giá như sau:

Thứ nhất: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong CT GDPT 2006.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

- Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiếm tra, đánh giá thường xuyên.

Thứ hai: Kiểm tra, đánh giá định kì

- Đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định.

- Đánh giá định kì, gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

+Thời gian làm bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định.

+ Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá và thông báo cho người học trước khi thực hiện.

Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh trung học năm học 2022-2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh năm học 2022-2023 đối với khối lớp 6, lớp 7, lớp 10 ra sao?

Tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn các loại bài kiểm tra, đánh giá như sau:

Thứ nhất: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong CT GDPT 2018.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

- Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học như sau:

+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 lần.

+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên theo đúng quy định.

+ Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định.

Thứ hai: Kiểm tra, đánh giá định kì

- Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

+ Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong CT GDPT 2018.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong CT GDPT 2018 trước khi thực hiện.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì và 01 điểm đánh giá cuối kì.

- Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bổ sung với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bổ sung được thực hiện theo từng học kì.

- Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bổ sung theo quy định thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Thời giạn kiểm tra định kỳ của năm học 2022-2023 được hướng dẫn như nào?

Tại tiểu mục 4 Mục II Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:

- Thời gian kiểm tra định kì của năm học 2022 - 2023

+ Kiểm tra đánh giá giữa kì 1: Sau tuần thứ 8 của học kì 1.

+ Kiểm tra đánh giá cuối kì 1: Thời điểm hoàn thành ngày 07/01/2023.

+ Kiểm tra đánh giá giữa kì 2: Sau tuần thứ 7 của học kì 2.

+ Kiểm tra đánh giá cuối kì 2: Thời điểm hoàn thành ngày 20/05/2023.

- Đối với các môn học, hoạt động giáo dục có tiến trình dạy học khác với tiến trình chung, tiến độ thực hiện kiểm tra đánh giá giữa kì, cuối kì được nhà trường xây dựng đảm bảo phù hợp với tiến trình dạy học của môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình đồng thời đảm bảo thời điểm hoàn thành theo Quyết định số 2708/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết nội dung tại: Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH năm 2022

Trần Minh Khang

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Kiểm tra giữa kì toán bao nhiêu phút?

Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

Tuấn bao nhiêu thi giữa kì 1?

- Kiểm tra đánh giá giữa kì 1: Sau tuần thứ 8 của học kì 1. - Kiểm tra đánh giá cuối kì 1: Thời điểm hoàn thành ngày 06/01/2024. - Kiểm tra đánh giá giữa kì 2: Sau tuần thứ 7 của học kì 2.

Điểm miệng là điềm gì?

Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên còn được gọi là điểm miệng. Trong quá trình học tập, mỗi giờ lên lớp giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra bài cũ. Các em học sinh có thể xung phong trả lời hoặc theo sự chỉ định của giáo viên. Ngoài ra, điểm đánh giá thường xuyên còn được dựa trên bài thuyết trình, bài tập, sản phẩm….

Kiểm tra bài cũ có tác dụng gì?

Cách hành xử của giáo viên nếu gặp học sinh không nhớ bài cũ mới là điều tạo nên áp lực. “Cần khẳng định kiểm tra bài cũ là cần thiết giúp học sinh tự giác và có ý thức học hành mọi lúc. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần có cách ứng xử phù hợp, nhẹ nhàng để học sinh không cảm thấy sợ sệt, áp lực mỗi khi vào đầu giờ học”.

Chủ đề