Thời gian học lớp bổ túc thcs là bao nhiêu

Học bổ túc có thể hiểu đơn giản chính là hình thức học đặc biệt dành cho các đối tượng không có thời gian, điều kiện, tiêu chuẩn,… tham gia học tại các trường THPT công lập hoặc dân lập. Mặc dù chương trình học không đa dạng như các lớp chính quy, nhưng người học lớp bổ túc vẫn được cung cấp khối lượng kiến thức đầy đủ ở các môn chính theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục.

2. Tốt nghiệp cấp 3 học bổ túc có thi đại học được không?

Theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đối tượng và điều kiện dự tuyển đại học như sau:

- Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:

+ Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

+ Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng dự tuyển nêu trên phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế này;

+ Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;

+ Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

Như vậy theo quy định nêu trên thì tốt nghiệp cấp 3 trường bổ túc vẫn được dự thi đại học.

3. Giá trị của bằng Học bổ túc như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định về văn bằng, chứng chỉ như sau:

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

- Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

- Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Dựa các căn cứ trên, hệ giáo dục bổ túc hay chính quy đều nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông từ cả hai hệ đều có giá trị tương đương.

4. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em 2016, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

(Điều 13 Luật Giáo dục 2019)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Các bạn đều rất mong được học nghề, nhưng đang còn băn khoăn vì Chưa học hết cấp 2, cấp 3 có được học nghề không? Khi mà một trong những yêu cầu cơ bản khi đi học nghề là người đăng ký học tối thiểu phải tốt nghiệp lớp 9 (tốt nghiệp THCS). Nhưng có nhiều trường hợp muốn học nghề nhưng những người đăng ký học nghề lại chưa học hết cấp 2, bỏ học giữa chừng, hoặc chưa học hết cấp 3.

Vậy thì chưa học hết cấp 2, cấp 3 có được học nghề không?

Lễ khai giảng lớp học nghề

Không khó để học bổ túc văn hóa, hoàn thành tốt nghiệp cấp 2, cấp 3

Điểm đặc biệt của học bổ túc văn hóa là người nghỉ học giữa chừng vẫn có thể đăng ký học tiếp. Ví dụ như một người mới học tới lớp 7 và nghỉ học một thời gian, khi đăng ký học bổ túc văn hóa người này sẽ được tiếp tục học lớp 8.

Chương trình học bổ túc văn hóa chỉ học những môn chính như: Toán, Văn, Vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý; và có các lớp vào buổi tối nên mọi người đều có thể đăng ký vừa đi học vừa làm. So với chương trình học đầy đủ, chương trình học bổ túc văn hóa khá nhẹ hơn, thường được chia làm 5 buổi/tuần.

Giá trị bằng cấp? Cơ hội học tập và việc làm?

Giá trị bằng tốt nghiệp hệ bổ túc văn hóa gần như tương đương với hệ chính quy. Với bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa THCS, người học có thể đăng ký học nghề lấy bằng nghề chính quy tại các trường. Nếu tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, người học vẫn có thể đăng ký thi đại học (các năm trước) hoặc đăng ký xét tuyển vào các hệ đại học cao đẳng.

Bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa không phân biệt hệ bổ túc văn hóa, giáo dục thường xuyên, vì vậy cũng sẽ thuận lợi cho người học khi đi xin việc, hoặc đăng ký học lên cao hơn.

Học bổ túc lớp 9 mất bao lâu?

Học bổ túc gồm những môn nào? Chương trình học của hệ bổ túc được bỏ một số môn và chỉ tập trung vào những môn chính. Thông thường, thời gian để hoàn tất chương trình học là hai năm, được rút ngắn rất nhiều so với chương trình học chính quy.

Học bổ túc cấp 1 mất bao lâu?

Chỉ mất khoảng 2 năm là bạn có thể hoàn thành chương trình bổ túc, rút rất nhiều thời gian thay vì học chính quy. Số tiết cũng không quá nhiều, những môn học chỉ khoảng 18 – 20 tiết/tuần và được học trong 5 buổi/tuần.

Bổ túc cấp 3 mất bao lâu?

Học bổ túc cấp 3 mất bao lâu? Thời gian học bổ túc cấp 3 thường sẽ nhiều hơn cấp 2. Mọi người cũng sẽ mất khoảng hơn 2 năm để hoàn thành chương trình và mỗi tuần học khoảng 5 buổi.

Học bổ túc cấp 3 cần những gì?

Thông thường, chương trình bổ túc sẽ chỉ cần học 7 môn là Toán, Văn, Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh. Ở một số trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ có thêm các môn học như Giáo dục công dân, Tiếng Anh. Vì vậy mà chương trình học sẽ được lược giảm hơn, phù hợp với đa số đối tượng học sinh.

Chủ đề