Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường gì

Bộ Công Thương khẳng định bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết các thương nhân đầu mối đã đẩy mạnh việc nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Hiện Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil) đang thực hiện việc nhập khẩu tăng thêm và dự kiến lượng xăng dầu về cảng Việt Nam trong cuối tháng 2/2022 là 26.000 m3 xăng và 40.000 m3 dầu. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nhập khẩu trong tháng 2/2022 khoảng 100.000 m3 xăng và 200.000 m3 dầu. Công ty Hải Hà cũng nhập khẩu trong tháng này khoảng 90.000 m3 dầu. Công ty Xuyên Việt Oil nhập khẩu khoảng 20.000 m3 xăng và 60.000 m3 dầu. Công ty Nam Sông Hậu nhập khẩu khoảng 20.000 m3 xăng và 7.500 m3 dầu. Công ty Long Hưng nhập khẩu 10.000 m3 xăng và 10.500 m3 dầu; Thiên Minh Đức nhập khẩu 20.000 m3 dầu; Dương Đông nhập khẩu 13.000 m3 xăng và 20.000 m3 dầu... để cung ứng cho thị trưởng theo đúng kế hoạch đã đăng ký.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu 15 ngày đầu tháng 2/2022 của các thương nhân đầu mối đã đạt 803.000 m3 (các tháng bình thường chỉ khoảng 500.000 m3).

Tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn như Petrolimex, PVoil, Tổng công ty Xăng dầu quân đội, Tổng công ty Hóa dầu quân đội, các công ty Hải Hà, Hải Linh, Hòa Khánh, Thiên Minh Đức, Dương Đông, Nam Phúc, Hồng Đức... (chiếm trên 95% thị phần với khoảng 16.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu), việc bán hàng vẫn được duy trì liên tục.

Thời gian gần đây, một số cửa hàng xăng dầu phía nam (như Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Long An, Cả Mau, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh) có hiện tượng bán ít hàng với lý do thiếu nguồn cung.

Ngay sau khi nhận thông tin báo cáo từ các địa phương, Bộ Công Thương đã liên hệ với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để kịp thời bổ sung nguồn cung cho các địa bàn để kịp thời cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ sẽ tiến hành thanh tra 33/36 doanh nghiệp đầu mối, nhập khẩu xăng dầu từ đầu năm 2021 đến nay.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu nâng cao trách nhiệm, chủ động tìm thêm nguồn hàng cung cấp cho thị trường nội địa. Đồng thời, Bộ sẽ chỉ đạo, điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp cũng như bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước./.

Nguyễn Hoàng


>> Kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu: Đừng "giơ cao đánh khẽ"

LTS: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: "Rối thị trường xăng dầu do Bộ Công Thương thiếu nhạy bén" và  chỉ đạo Bộ Công Thương quyết liệt bình ổn giá xăng dầu.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội Thẩm định Giá Việt Nam khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thị trường xăng dầu Việt Nam đang vận hành theo cơ chế độc quyền nên cơ chế điều hành giá phụ thuộc trực tiếp vào quyết định của cơ quan nhà nước, thưa ông?

Thị trường xăng dầu ở nước ta hiện nay không phải là thị trường độc quyền bởi theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh: thị trường độc quyền phải có doanh nghiệp ở vị trí độc quyền. Tuy nhiên với cấu trúc của thị trường hiện nay, với thị phần của Petrolimex chiếm 50%, PVOil 20%, Thanh Lễ 8%, Sài Gòn Petro 7%, Mipec 5%, các doanh nghiệp khác là 10 % (số liệu 2021) thì đây là thị trường của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.

Cũng cần nói thêm, công tác điều hành giá xăng dầu vừa qua đã tuân thủ các quy định của Nghị định số 95/2021/NQ-CP của Chính phủ cả về thời gian, tần suất, mức độ điều chỉnh và quy định điều chỉnh giá...
Tuy nhiên, do các quy định của cơ chế điều hành có những bất cập, nên hiệu quả điều hành thực tế không như mong đợi. Ví dụ: việc quy định ngày điều hành giá nếu rơi vào ngày nghỉ Lễ, Tết thì sẽ lùi vào kỳ điều hành tiếp theo. Mặt khác, trong khoảng thời gian đó nếu doanh nghiệp nhập hàng về bán thì giá vốn sẽ cao hơn giá bán hiện hành, bị lỗ, tất yếu doanh nghiệp sẽ hạn chế hoặc ngừng nhập khẩu gây thiệt hại nguồn cung... Chính sự lệch pha đó đưa đến hệ quả là tình trạng đầu cơ, găm hàng chờ giá lên hoặc câu kết "chạy" giá giảm tránh thiệt hại thông qua các hành vi xả hàng gấp khi giá cao, gửi hàng trước khi giá giảm... làm rối loạn thị trường là không tránh khỏi.

Nếu không nhanh chóng kiểm soát giá xăng dầu, sẽ kéo theo làn sóng phản ứng dây chuyền tăng giá từ logistics đến sản xuất, giá thành hàng hóa, dẫn đến lạm phát. Nguồn: Petrolimex

>> Đón doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường kinh doanh bán lẻ xăng dầu

- Vậy những lỗ hổng của thị trường xăng dầu sẽ phải “bịt” từ đâu, thưa ông?

Theo quy định của pháp luật thì Bộ Công Thương có trách nhiệm toàn bộ về thị trường xăng dầu từ việc: Quy hoạch thương nhân kinh doanh xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Quy hoạch hạn mức nhập khẩu tối thiểu, quản lý đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu trong nước... để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước...

Như vậy bất kỳ thời gian nào, địa bàn nào để xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn cung, là thuộc trách nhiệm của ngành Công thương.

- Vậy theo ông, để điều hành giá xăng dầu hiệu quả, cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay cần thay đổi ra sao?

Nếu tuân thủ cơ chế giá thị trường thì cơ chế điều hành hiện hành không còn phù hợp, cần được cải cách mạnh hơn theo hướng phản ánh đúng các yếu tố hình thành giá, quan hệ cung - cầu, cạnh tranh...

Hơn nữa, để theo kịp diễn biến của giá thị trường thì việc điều hành giá phải tôn trọng sự biến động khách quan của thị trường, không "nén giá" theo chu kỳ, xóa bỏ các biện pháp hỗ trợ về giá không phù hợp với cam kết quốc tế.

Trên cơ sở sắp xếp sản xuất kinh doanh hợp lý, cần tìm giải pháp kiểm soát chặt chẽ các đơn vị có vị trí thống lĩnh thị trường, để thị trường hoạt động theo hướng mở hơn, linh hoạt hơn; đảm bảo để hoạt động của thị trường có cạnh tranh, trên cơ sở đó có giá cạnh tranh thực sự.

Ngoài đề xuất Chính phủ cho phép điều hành giá với chu kỳ điều hành linh hoạt hơn, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tính toán sử dụng quỹ dự trữ xăng dầu quốc gia trong điều kiện nguồn cung gặp khó khăn. Về lâu dài, nên nâng mức dự trữ xăng dầu bằng hiện vật.

Ngoài ra, liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng cần tính lại các khoản chi phí trong công thức tính giá cơ sở, như lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh định mức xăng, dầu cho phù hợp với thực tế đã giao để đảm bảo "tính đúng, đủ, hài hoà lợi ích doanh nghiệp, người dân" như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

- Xin cảm ơn ông!

Bộ Công Thương đã hoàn thiện các thủ tục liên quan để thực hiện và công bố hoạt động thanh tra chuyên ngành với các doanh nghiệp đầu mối. Việc thanh tra sẽ được các cơ quan chức năng của Bộ Công thương thực hiện bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu của những doanh nghiệp đầu mối, bao gồm cả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quy định về sở hữu, đồng sở hữu về phương tiện, tàu, kho bể, hệ thống phân phối...

Đánh giá của bạn:

  • RFA-08-07-2009
    2009-08-07

Thị trường mặt hàng xăng dầu bị “độc bá”?

Song thực tế Việt Nam lại hoàn toàn không như vậy. Dù có tới 11 doanh nghiệp nhưng thực chất thị trường mặt hàng xăng dầu chỉ có một doanh nghiệp “độc bá”, đó là Petrolimex Vietnam. Tại sao Petrolimex lại nắm được độc quyền cạnh tranh? Câu trả lời là doanh nghiệp này chiếm tới khoảng 60% thị phần xăng dầu cả nước.

Dù có tới 11 doanh nghiệp nhưng thực chất thị trường mặt hàng xăng dầu chỉ có một doanh nghiệp “độc bá”, đó là Petrolimex Vietnam.

Làm thế nào để thị trường hoá giá xăng dầu?  Quỳnh Như tổng hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực này và tường trình.

 Từ tháng 9 năm 2008 Liên bộ Tài chính - Công Thương đã ra quyết định số 79 cho phép các doanh nghiệp được xây dựng phương án điều chỉnh giá bán xăng, dầu. Trên thực tế, cơ chế trao cho doanh nghiệp xăng dầu quyền tự quyết định giá bán đã được đề cập tại Nghị định 55 do Chính phủ ban hành từ tháng 5/2007.

Cuối tháng qua, Liên Bộ Tài chính - Công thương, vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung nghị định 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Trọng tâm thảo luận của Hội nghị vẫn là cơ chế điều hành giá xăng dầu.

Sau hai năm Việt Nam bước đầu thực hiện cơ chế trường đối với xăng dầu. Trên thực tế, khó có thể nhìn thấy sự cạnh tranh nằm ở đâu khi thị trường chỉ có một giá.

Trên thực tế, khó có thể nhìn thấy sự cạnh tranh nằm ở đâu khi thị trường chỉ có một giá.

Nhà nước chấm dứt bù lỗ đối với mặt hàng xăng dầu nhưng mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ, các doanh nghiệp lại có cùng chung mức điều chỉnh và thời gian thì gần như cùng nhau. Điều này khẳng định thị trường xăng dầu ở Việt Nam đang có độc quyền về giá

Nhà nước chấm dứt bù lỗ đối với mặt hàng xăng dầu nhưng mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ, các doanh nghiệp lại có cùng chung mức điều chỉnh và thời gian thì gần như cùng nhau.

Điều này khẳng định thị trường xăng dầu ở Việt Nam đang có độc quyền về giá. Vậy ai chiếm vị trí thống lĩnh này?

Vị thế của Petrolimex trên thị trường

TS Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả của bộ tài chính nêu nhận định: 

“ Hiện nay Petrolimex là một doanh nghiệp chiếm tới 60% thị phần và họ cũng chiếm tới một nửa trong tổng số 12.000 cây xăng ở Việt nam. Như vậy thì với vị thế của mình, Petrolimex thường xuyên có khả năng chi phối giá bán lẻ của xăng dầu trên thị trường Việt nam và đây cũng là một khúc mắc đối với việc tổ chức thị trường xăng dầu ở Việt nam vì một khi giao quyền tự chủ quyết định giá cho doanh nghiệp, dĩ nhiên trong khung giới hạn nhất định, Petrolimex có thể chi phối thị trường giống như một vị thế độc quyền và đây là một vấn đề mà dự thảo tới đây hay quyết định 55 cũng chưa giải quyết được.

Hiện nay Petrolimex là một doanh nghiệp chiếm tới 60% thị phần và họ cũng chiếm tới một nửa trong tổng số 12.000 cây xăng ở Việt nam. Như vậy thì với vị thế của mình, Petrolimex thường xuyên có khả năng chi phối giá bán lẻ của xăng dầu trên thị trường Việt nam

Còn đối với quan điểm của riêng tôi thì tôi cho rằng bên cạnh việc tăng quyền tự chủ định giá cho doanh nghiệp thì cũng cần phải có những biện pháp kèm theo để tổ chức lại hoạt động trên thị trường bán lẻ xăng dầu.”     

Sở dĩ Petrolimex Vietnam nắm quyền chi phối giá cả là do một thời gian dài nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu.

Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò độc quyền, nay khi từng bước chuyển sang cơ chế thị trường thì những doanh nghiệp lớn của nhà nước trở thành những đơn vị giữ thị phần chi phối giá cả thị trường.

Chính vì vậy, để có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là các doanh nghiệp sắp tham gia thị trường thì cần phải chấm dứt sự độc quyền của Petrolimex. Có nhiều ý kiến đề xuất của các chuyên gia kinh tế trong việc này.

Chính vì vậy, để có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là các doanh nghiệp sắp tham gia thị trường thì cần phải chấm dứt sự độc quyền của Petrolimex.

Để cho nhà nước định giá xăng dầu?

PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên viên kinh tế độc lập, hiện đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ đưa ra nhận xét:

“ Trong hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay vẫn còn có doanh nghiệp kinh doanh độc quyền, mà còn có doanh nghiệp kinh doanh độc quyền thì không bao giờ nên để cho doanh nghiệp đó tự định giá mà phải để cho nhà nước định giá.

Nhà nước định giá ở đây không phải là chạy theo cơ chế cũ, cơ chế bao cấp mà nhà nước vẫn phải định theo quy luật của thị trường. Có nghĩa là làm sao phản ảnh đúng giá của thị trường, bù đắp đủ chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đó một mức lãi hợp lý thì doanh nghiệp mới tồn tại. Khi nhà nước định giá không có nghĩa nhà nước sẽ định thấp hơn giá thị trường.

Đấy là một quan điểm, một tư duy hoàn toàn mới. Tại sao như vậy? vì nhà nước là người đại diện cho quyền lợi của mọi đối tượng, mọi thành phần, có thể đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hòa tốt nhất, công bằng nhất với các đối tượng giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nhà nước định giá ở đây không phải là chạy theo cơ chế cũ, cơ chế bao cấp mà nhà nước vẫn phải định theo quy luật của thị trường. Có nghĩa là làm sao phản ảnh đúng giá của thị trường, bù đắp đủ chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đó một mức lãi hợp lý thì doanh nghiệp mới tồn tại.

PGS-TS Ngô Trí Long

Còn nếu trong lĩnh vực còn tính năng độc quyền mà để cho doanh nghiệp tự định giá thì điều đó là trái với quy luật của thị trường, vì các doanh nghiệp còn độc quyền tự định giá thì bao giờ cũng vì lợi nhuận của mình mà sẽ luôn luôn định giá cao hơn giá thị trường nhằm thu lợi nhuận cho bản thân mình.”   

Biện pháp cổ phần hóa Petrolimex 

Giảm độc quyền trong kinh doanh xăng dầu bằng cách nào?

Theo quan điểm của PGS-TS Ngô Trí Long là:

“ Theo quan điểm của tôi thì kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh, nhà nước phải khuyến khích cạnh tranh lành mạnh có thể tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia cùng hoạt động kinh doanh để hạn chế độc quyền, đấy là quan điểm thứ nhất.

Theo quan điểm của tôi thì kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh, nhà nước phải khuyến khích cạnh tranh lành mạnh có thể tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia cùng hoạt động kinh doanh để hạn chế độc quyền

PGS-TS Ngô Trí Long

Quan điểm thứ hai là tiến hành cổ phần hóa một cách nhanh chóng. Chỉ có trên cơ sở tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thật sự trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì khi đó nhà nước mới để cho doanh nghiệp tự định giá.” 

Tuy nhiên nếu chỉ cổ phần hóa Petrolimex thì không đem lại hiệu quả mấy vì Petrolimex vẫn chiếm thị phần chi phối.

TS Vũ Đình Ánh, đưa ra một giải pháp: 

“ Biện pháp cổ phần hóa Petrolimex có thể diễn ra nhưng về cơ bản thì phần vốn của nhà nước nằm trong công ty này có thể vẫn rất lớn, nói cách khác là sự chi phối của nhà nước đối với những công ty có vai trò như vậy cũng rất lớn.

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì việc tạo cơ chế thôi thì vẫn chưa đủ để hình thành một thị thường xăng dầu có tính cạnh tranh nếu vẫn còn một “đại gia” như Petrolimex Vietnam. Để thực sự có cạnh tranh, cần phải xoá độc quyền vì có cạnh tranh, thì giá cả mới vận hành theo cơ chế thị trường.

Biện pháp cổ phần hóa trước tiên có thể áp dụng là cổ phần hóa hệ thống bán lẻ của Petrolimex. Dựa trên nền tảng như vậy thì sẽ tạo ra một thị trường,  ít nhất là ở khu vực bán lẻ.

 Có thể áp dụng biện pháp tách hoạt động bán lẻ của Petrolimex cũng như các nhà nhập khẩu xăng dầu khác ra ngoài các hoạt động hiện nay, tức là đưa các hệ thống bán lẻ ra thành một hệ thống riêng và khi đó bản thân các cây xăng có thể lựa chọn các nhà cung cấp, các nhà nhập khẩu xăng dầu để xác định được giá tương đối cạnh tranh hơn và mang tính chất thị trường hơn.”      

Mặc dù chính phủ đang quyết tâm xây dựng một thị trường kinh doanh xăng dầu có tính cạnh tranh lành mạnh. Quyết tâm đó thể hiện qua việc ban hành Nghị định 55/CP cũng như đang xúc tiến sửa đổi nghị định này cho phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì việc tạo cơ chế thôi thì vẫn chưa đủ để hình thành một thị thường xăng dầu có tính cạnh tranh nếu vẫn còn một “đại gia” như Petrolimex Vietnam.

Để thực sự có cạnh tranh, cần phải xoá độc quyền vì có cạnh tranh, thì giá cả mới vận hành theo cơ chế thị trường.

Video liên quan

Chủ đề