Thị trường nhựa 2023

Về xuất khẩu 

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 4/2021 đạt 400,36 triệu USD, giảm 7,92% so với tháng 3/2021 nhưng lại tăng 42,94% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa ước đạt 1,47 tỷ USD, tăng 36,17% so với cùng kỳ năm 2020.

 

Các sản phẩm nhựa xuất khẩu

Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây những ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế - kỹ thuật về gia công chất dẻo. Ngành nhựa Việt Nam hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20 - 25% nguyên liệu và hóa chất phụ gia đầu vào, còn lại phải nhập khẩu khiến hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài và doanh nghiệp khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định xuất xứ hàng hóa.

Việc phát triển thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều trở ngại. Hiệp định CPTPP không có sự tham gia của Mỹ khiến việc xuất khẩu vào thị trường này phải chịu thuế khó cạnh tranh với sản phẩm nội địa.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, một số thị trường xuất khẩu nhựa và sản phẩm nhựa đạt kim ngạch cao gốm có: Nhật Bản, EU, Asean, Hàn Quốc…

Thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam tháng 4 năm 2021


Thông tin liên quan 

+ Malaysia dừng điều tra chống bán giá giá nhựa nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước

Malaysia quyết định chấm dứt điều tra chống bán giá giá đối với nhựa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc đồng thời chấm dứt thuế chống bán giá giá tạm thời và giải chấp các khoản ký quỹ đã nộp.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm polyethylene terephthalate (còn được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-P) có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc.

Theo đó, MITI kết luận rằng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc không gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Malaysia. Do đó, cơ quan này quyết định chấm dứt vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc đồng thời chấm dứt thuế chống bán phá giá tạm thời và giải chấp các khoản ký quỹ đã nộp.

Trước đó, ngày 28/7/2020, MITI khởi xướng điều tra vụ việc trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của ngành sản xuất nội địa. Hàng hóa bị điều tra là sản phẩm nhựa polyethylene terephthalate, có độ nhớt từ 0.7 decilit/gram (dl/g) trở lên, được phân loại theo mã AHTN: 3907.61.00.00, 3907.69.10.00, 3907.69.90.00.

+ Mỹ thông qua quy định về hàm lượng đã tái chế, cấm dùng nhựa EPS

Các nhà lập pháp Washington đã thông qua một trong các biện pháp của quốc gia có ảnh hưởng rộng rãi hơn nhiều về quy định hàm lượng được tái chế trong các loại chai và túi rác bằng nhựa, đồng thời cấm một số loại bao bì bằng poly-stiren xốp.

Đạo luật này cũng bổ sung Washington vào danh sách các bang hạn chế dùng bao bì PS xốp. Luật cấm dùng bao bì EPS rỗng để nạp chứa sản phẩm như như nạp đựng đậu phộng vào năm 2023, và sau đó một năm là cấm dùng bao bì EPS trong các dịch vụ về thực phẩm và các thùng làm mát xách tay.

Các tổ chức về môi trường đều lên tiếng ủng hộ biện pháp này, và cùng Hiệp hội Các Doanh Nghiệp Tái Chế Nhựa kỳ vọng luật sẽ được thông qua. 

Dự luật đã được Thượng nghị viện thông qua ngày 24 tháng 4, với 31-18 phiếu thuận, sau khi đã được Hạ viện thông qua với 73-24 phiếu ngày 24 tháng 4.

Hàm lượng đã tái chế

Dự luật cấm tăng mức hàm lượng đã tái chế trong các hộp và túi nhựa, mặc dù cũng cho phép các kiểm soát viên của bang thuộc Sở Sinh Thái điều chỉnh các quy định này dựa vào các điều kiện của thị trường và tỷ lệ tái chế.

Một cách cụ thể, tiêu chuẩn yêu cầu tất cả loại hộp chứa thức uống bằng nhựa phải chứa 15% nhựa đã tái chế kể từ năm 2023, sau đó tăng lên 25% vào năm 2026 và 50% vào năm 2031.

Tương tự các loại túi nhựa vào năm 2023 phải chứa 10% hàm lượng vật liệu tái chế, đến năm 2025 là 15%, và năm 2027 là 20%.

Các sản phẩm khác sẽ được bổ sung sau.

Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và vệ sinh nhà cửa sẽ phải chứa ít nhất 15% hàm lượng đã tái chế vào năm 2025, và các chai đựng rượu, sản phẩm từ sữa phải đạt 15% hàm lượng đã tái chế kể từ 2028.

Chai đựng sản phẩm từ sữa phải đạt hàm lượng tái chế 50% trong thời gian 2031 - 2036, các chai đựng rượu và sản phẩm từ sữa có nhiều thời gian hơn để đáp ứng yêu cầu.

Tác giả: Ban biên tập tổng hợp

Chủ đề