Thi cfa như thế nào

Chứng chỉ CFA là một trong những chứng chỉ cao cấp nhất dành cho các nhà phân tích đầu tư và cố vấn tài chính. Vậy cụ thể thì chứng chỉ cfa là gì? Tự học CFA có khó không? Hãy cùng MAAS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ngoài ra, MAAS cung cấp dịch vụ viết hỗ trợ bạn trong học tập. Nhấn vào đây để MAAS giúp đỡ bạn nha!

Xem thêm:

>>> Du học Úc ngành kiểm toán (Auditor) – Ngành học “hái ra tiền”

>>> Du học ngành Accounting tại Úc: Chất lượng khẳng định toàn thế giới

1. CFA là gì?

Thi cfa như thế nào

CFA được nhiều người tìm học

CFA là từ viết tắt cho Chartered Financial Analyst – là chương trình học do Viện CFA (CFA Institute) cấp chứng chỉ. Trên thế giới, Viện CFA có khoảng 150.000 thành viên với 165 quốc gia khác nhau. Chương trình học CFA được xây dựng từ năm 1962, đóng góp vào tiêu chuẩn toàn cầu cho chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn.

2. Ý nghĩa của chứng chỉ CFA

– Chương trình CFA là chương trình đào tạo chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu.

– Chính vì những yêu cầu nghiêm ngặt để trở thành CFA CharterHolder mà chứng chỉ CFA được xem là một trong những bằng cấp quyền lực nhất trong mảng tài chính và được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư. Sau khi đáp ứng các yêu cầu đầu vào, ứng viên phải lần lượt vượt qua cả ba cấp độ (level) của chương trình CFA.

– Sau đó, họ phải trở thành thành viên của Viện CFA và đóng lệ phí hàng năm. Điều cuối cùng cần lưu ý là các ứng viên buộc phải kí vào cam kết hàng năm rằng mình vẫn tuân theo Qui tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA bởi việc không tuân thủ theo những Qui tắc và tiêu chuẩn đó chính là cơ sở cho việc bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn.

3. Các môn học CFA là gì?

a. Ethical and Professional Standards (Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp):

Tìm hiểu về việc phát huy phẩm chất, năng lực của nhà đầu tư trong thực tiễn hàng ngày.

b. Quantitative methods (Phương pháp tính định lượng):

Cung cấp các công cụ tính toán cơ bản về lãi suất (discounted rate), tỷ suất sinh lời (return), giá trị các dòng tiền (time value of money), các công cụ về thống kê (statistics), xác suất (probabilities) và các kiểm định (hypothesis testing).

c. Economics (Kinh tế học):

Trang bị các kiến thức tổng quan về nền kinh tế vi mô và vĩ mô. Từ đó, người học có những góc phân tích về rủi ro hệ thống (systematic risk) trên thị trường tài chính.

d. Financial Reporting and Analysis (Báo cáo và phân tích tài chính):

Người học sẽ tìm hiểu các khái niệm, kỹ năng cơ bản về phân tích báo cáo tài chính, một trong những bước quan trọng đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp.

e. Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp):

Cung cấp các kiến thức nền về hoạt động doanh nghiệp, các dự án ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp như thế nào? Các khái niệm về quản trị doanh nghiệp (corporate governance)? Tổng hợp các kiến thức ấy, người học sẽ đưa ra các nhận định cơ bản về rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk).

f. Equity Investment (Đầu tư vốn cổ phần):

Áp dụng các kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, người học sẽ được cung cấp các công cụ định giá chứng khoán vốn: chiết khấu dòng tiền (discounted cash flow), định giá theo phương pháp P/E, định giá theo tài sản ròng (net asset value).

g. Fixed Income (Thu nhập cố định):

Nghiên cứu các loại bảo mật thu nhập cố định, điểm chuẩn danh mục đầu tư và các chủ đề phức tạp khác.

h. Derivatives (Công cụ phái sinh):

Tìm hiểu về thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn…

i. Alternative Investments (Đầu tư thay thế):

Bất động sản, vốn cổ phần tư nhân, hàng hóa.

j. Portfolio Management and Wealth Planning (Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư):

Áp dụng các kiến thức về Quantitative Methods, người học được giới thiệu và ứng dụng công thức tính trong môn Portfolio management. Người học được cung cấp cách quản lý danh mục tài sản, mối quan hệ các tài sản và những rủi ro tổng quát trên thị trường: rủi ro hệ thống (systematic risk), và rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk).

4. Những lý do khiến nhiều người quyết tâm đạt chứng chỉ CFA là gì?

a. Thăng tiến trong công việc

Thăng tiến trong công việc là điều mà ai cũng mong muốn. CFA được cho là tấm vé vàng khiến bạn chạm đến công việc mơ ước của mình trong lĩnh vực tài chính. Bởi những kến thức chuyên sâu về phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp mà CFA cung cấp cho bạn.

b. Giá trị toàn cầu

Hiện nay, CFA Institute có mạng lưới toàn cầu với hơn 150.000 chuyên gia tại hơn 165 quốc gia trên thế giới. Do vậy, CFA là một trong những bằng cấp chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi nhất trên Thế giới về tài chính. Giá trị toàn cầu thể hiện  thông qua việc CFA dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác ở nhiều quốc gia trên thế giới . Ví dụ, nếu bạn định chuyển sang châu Á làm việc, các nhà tuyển dụng ở châu Á cũng sẽ tra cứu được CFA của bạn được cấp tại châu Âu và thừa nhận bạn như một thành viên của CFA Institute. Tại Việt Nam, sở hữu chứng chỉ CFA bạn sẽ được thi chuyển đổi để lấy Chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ.

c. Mức thu nhập đáng mơ ước

Có thể nói, việc nắm giữ một tấm bằng CFA sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp so với những người khác. Chính những điều này sẽ đem đến cho bạn một mức thu nhập như bạn hằng mong ước. Theo Salary Expert thì mức thu nhập trung bình của những người sở hữu chứng chỉ CFA tại Việt Nam rơi vào khoảng hơn 440 triệu đồng/năm .

Ngoài ra, CFA còn cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như công cụ để bạn có thể tự mình tạo ra cho mình những khoản đầu tư cá nhân, tăng thêm nguồn thu nhập thụ động, giúp bạn có một cuộc sống sung túc hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của MAAS tại đây bạn nhé!

5. Một số kinh nghiệm tự học CFA

a. Học theo nhóm

Thi cfa như thế nào

Học theo nhóm – Gợi ý cực kỳ hay để tự học hiệu quả

Học một mình là một cực hình với nhiều người – chán không buồn chết! Với 1 núi kiến thức thì tự học được thì đó là siêu nhân. Có một số group học CFA hoặc diễn đàn có tìm người học vùng các bạn có thể chủ động liên lạc và thành lập một nhóm học tập. Học nhóm nhỏ thôi, không nên quá đông. Yêu cầu mọi người đọc trước ở nhà, sau đó đến cùng giảng cho nhau nghe, đặc biệt xoáy sâu vào những phần chưa hiểu, sau đó làm bài tập và chữa cho nhau. Học cách này khá tiết kiệm thời gian bởi CFA nhiều kiến thức thật mà. Có bạn bè sẽ “ép” mình học rất nhiều, cứ học một mình là lại lơ đãng, không tập trung, không có deadline gì hết.

CFA level 1 có thể tự học được, nếu bạn thực sự quyết tâm và có phương pháp, khả năng tự học tốt. MAAS rất khuyến khích các bạn tự học, những người có ý thức tự học là những người có thể tự chinh phục bất cứ kiến thức gì. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, học nhóm hoặc đi học (với số lượng người trong lớp không quá đông) là một lựa chọn an toàn.

b. Tìm tài liệu về CFA

Có rất nhiều tài liệu bạn có thể tìm được trên mạng: Bộ Curriculum hoặc Schweser Notes gồm Bộ sách, Bộ audio bài giảng và Bộ Video+slide bài giảng của Professors. Cái này có thể được download trên mạng hoặc mua giá rẻ. Mình thấy nên dùng ebook mà in ra. Một số nơi còn chia sẻ các note review khá hay ho có thể tham khảo. Chịu khó đọc thêm những cuốn sách chuyên môn về Tài chính hay những câu chuyện trong giới tài chính để có thêm góc nhìn đa chiều.

Việc học nhóm hay đi học không-thể-thay-thế được việc vẫn phải tự mày mò, nghiền ngẫm. Thời lượng tự học bỏ ra ít nhất là 1/3, không thì phải 1/2 tổng thời lượng học.

c. Học phải có kỉ luật

Kỷ luật đối với bản thân và nếu học nhóm/đi học, không thể để trong lớp có người học người không, sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả lớp. Lên lịch học cụ thể, hạn đọc cụ thể cho từng topic review, lịch gặp để trao đổi, làm bài tập, thắc mắc, dò bài lẫn nhau (ít nhất 1-2 buổi 1 tuần). Mỗi topic review phải đọc đi đọc lại ít nhất 2 lần. Phải cứng rắn: có hình phạt cho những bạn đi học nhóm muộn, vắng học nhóm, hoặc không đọc hết phần đã hẹn trước…

d. Đọc không hiểu

Đừng nản lòng, khá nhiều người cũng như bạn thôi! Chả có mẹo gì ở đây cả. Đọc lại từ đầu và tóm tắt những chỗ quan trọng để nắm kiến thức nền tảng vững chắc! Trong quá trình học, làm bài, trao đổi, dò bài, thắc mắc, bạn nên sử dụng tiếng Anh hoàn toàn để quen với các thuật ngữ, chỉnh chu tiếng Anh của mình.

Kinh nghiệm bản thân cho thấy để đọc từ đầu đến cuối Level 1 lần đầu tiên mất 6 tháng, lần thứ 2 mất khoảng 3 tháng, lần thứ 3 mất khoảng 1 tháng, lần thứ 4 mất khoảng 1 tuần. Lần sau đọc vỡ lẽ ra nhiều điều hay hơn lần trước.

e. Giữ gìn sức khỏe

Quan trọng nhất luôn, ốm vài ngày là tèo. Tập thể dục và có chế độ ngủ nghỉ phù hợp.

6. 5 Lỗi Sai Thường Thấy Của Người Học CFA

Bài này mình dịch được từ 300Hours nên tổng hợp và viết lại cho mọi người nhé. Tại sao học mãi và vẫn không tiến bộ, hay học càng ngày càng khó và nản, có thể bạn đang mắc phải những lỗi sau:

a. Khởi đầu quá muộn

Đây là lỗi thường xuyên của ứng viên CFA Level 1. Xuất phát từ việc nhiều bạn đánh giá quá thấp độ khó của kỳ thi này nên đã ước lượng cần ít thời gian chuẩn bị. Thậm chí nhiều bạn chỉ dành vài tháng cuối trước kỳ thi để học.

Tác giả bên 300 hours khẳng định luôn: đây là việc bất khả thi! (Đừng học kiểu nước rút nha các bạn – không có tips and tricks gì để bạn học CFA Level 1 trong 1-2 tháng đâu mng ạ – trừ phi siêu đỉnh trước đó rồi nha)

b. Học quá chậm

Đừng mất quá nhiều thời gian cho việc ghi chép tiểu tiết dẫn đến không đủ thời gian cover hết kiến thức. Bạn cẩn thận – điều đó không có gì là sai. Nhưng bạn cần biết phân bổ thời gian hợp lý tủy theo tỷ trọng từng môn học. Môn nào tỷ trọng cao -> Dành nhiều thời gian hơn.

c. Bỏ qua một vài topic

Dưới áp lực thời gian hoặc gặp khó khăn ở một mảng kiến thức nào đó, nhiều ứng viên có ý định bỏ qua topic đó và cầu trời “Đi thi không gặp kiến thức này”.

Thay vì đó bạn có thể đọc hiểu kiến thức đó thông qua tài liệu bổ trợ Schweser Notes hoặc các video bài giảng free trên Youtube.

d. Luyện tập quá ít

Luyện đề giúp bạn hiểu format đề thi, kiểu dạng câu hỏi và số lượng câu hỏi giúp bạn tự tin hơn khi bước vào thi thật. Vậy cần luyện bao nhiêu đề là đủ?

300 Hours gợi ý ứng viên nên làm tối thiểu 4 đề practice trước ngày thi, 5-6 đề nếu muốn chuẩn bị tốt.

Riêng mình thấy có nhiều bạn còn luyện 10-15 đề trước kì thi (tất nhiên các bạn này để pass CFA Level 1)

6. Không kiểm tra trình độ trước khi học CFA

Nhiều người lao vào CFA nhưng chưa xác định được trình độ của bản thân. Dẫn đến việc cực kỳ đuối sức khi học CFA sau này. Thậm chí có nhiều bạn hổng kiến thức trầm trọng nhưng lại học luôn những môn học khó nhằn của CFA. Đây được đánh giá là việc làm khá sai lầm.

7. Dịch vụ về MAAS

Thi cfa như thế nào

Writing service của MAAS sẽ giúp bạn hoàn thành bài học tốt hơn!

MAAS Essay Service – chuyên cung cấp các dịch vụ academic writing hàng đầu tại Việt Nam. Với 8 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với các dịch vụ: assignment help, check turnitin, writing service essay, assignment making,…  Hiện tại, MAAS đã hỗ trợ hơn 300,000 sinh viên và hoàn thành hơn 35,000 bài Dissertation với các chủ đề khác nhau cho khách hàng ở khắp nơi trên thế giới như UK, Úc, Mỹ, Canada,…

Ngoài các writing service như: Online Test Service, Assignment Service, Essay Service, Dissertation Service. Công ty chúng tôi còn cung cấp các dạng dịch vụ Research, Report, Case Study, Business Plan, Personal Statement,…

CFA là lựa chọn của rất nhiều bạn muốn trang bị cho mình hiểu biết bài bản và bằng cấp quốc tế trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, con đường học và thi CFA không đơn giản, hơn nữa chi phí học và thi CFA cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ hành trang để khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp chuyên gia phân tích tài chính.


Sứ mệnh của MAAS cung cấp platform website writers essay kết nối giữa sinh viên và writer nhằm đem đến kết quả học tập phù hợp với yêu cầu  của từng sinh viên, tại MAAS chúng tôi chuyên nghiệp trên từng dịch vụ như Assignment help, Website writers essay, writing service essay, dissertation Service, Online Exam test service. Đội ngũ Writer tại MAAS chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực academic sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành mục tiêu học tập của mình.